Phân tích yêu cầu Dũng cảm, linh hoạt, tạo Bạo và kịp thời trong chiến đấu tiến công

Nội dung gồm: – Nhiệm vụ của tổ; – Mục tiêu phải đánh chiếm [phải xem xét mục tiêu mình được giao là loại mục tiêu gì? Tính chất của từng loại mục tiêu]; – Cách đánh: thứ tự, phương pháp tiêu diệt mục tiêu; – Kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu, thông tin liên lạc báo cáo; – Bạn có liên quan: Bạn ở bên phải, bên trái là ai? Làm nhiệm vụ gì…? – Sau khi đánh chiếm mục tiêu xong thì phải làm gì? – Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản và quan trọng nhất đòi hỏi người chiến sĩ phải nắm vững và hiểu sâu sắc. Đó là cơ sở xây dựng quyết tâm chiến đấu, hiệp đồng với đồng đội và có tính chất quyết định cho mỗi trận đánh. 2. Chuẩn bị chiến đấu Công tác chuẩn bị chiến đấu của từng người phải được tiến hành thường xuyên. Khi chiến đấu phải căn cứ vào nhiệm vụ, phân công của người chỉ huy, thời gian để làm công tác chuẩn bị đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Cụ thể: Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu. Kiểm tra lại súng, đạn, lựu đạn, pháo tay, thuốc nổ, các trang bị cần thiết cho chiến đấu và cách đeo mang cho gọn gàng. Nếu hành quân tác chiến, phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thu
 

Phòng ngự là hình thức chiến thuật cơ bản, rất quan trọng của chiến đấu, có thể tổ chức từ cấp chiến thuật đến cao hơn. Quy luật hình thành thường ở giai đoạn đầu các cuộc chiến, tất yếu sẽ xảy ra khi đối phương ở thế mạnh phát động tiến công đánh chiếm những mục tiêu trọng yếu mà ta phải kiên quyết bảo vệ chốt giữ. Bản chất của phòng ngự chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của cả thế trận chiến tranh nhân dân, các loại vũ khí trang bị phá vỡ thế tấn công của địch, giữ vững thế và lực, sẵn sàng chuyển sang phản công hoặc tiến công đánh bại hoàn toàn quân địch.

Trong chiến tranh hiện đại, tiến công trên bộ là thủ đoạn kế tiếp các đòn đánh phủ đầu rằng vũ khí công nghệ cao, hủy diệt lớn, làm tê liệt các vị trí then chốt. Phương thức tiến hành có thể đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển, hoặc tiến công qua biên giới, kết hợp với bạo loạn vũ trang, lật đổ trong nội địa. Tính chất của nó càng nguy hiểm khi cuộc chiến có ứng dụng công nghệ chiến tranh hiện đại, cường độ khốc liệt của các loại vũ khí được sử dụng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra phải quán triệt sâu sắc tư tưởng phòng ngự chủ động, tích cực. Trên nền tảng của thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng thế trận phòng ngự làm trung tâm, lực lượng phòng ngự làm then chốt, trận địa phòng ngự vững chắc, liên hoàn có chiều sâu làm cơ bản, quan trọng. Nội dung quan trọng nhất là xác định chính xác các khu vực phòng ngự then chốt, hướng phòng ngự chủ yếu, vai trò của từng lực lượng… Trong đó bộ đội chủ lực với ưu thế về sức chiến đấu, khả năng cơ động cao giáng những đòn quyết định, đánh quỵ lực lượng tiến công chủ yếu của địch. Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ tổ chức phòng ngự tại chỗ, kìm giữ, căng kéo, tiêu hao phá thế tiến công, buộc địch phải liên tục đối phó lúng túng tạo thế đánh thuận lợi cho quân chủ lực.

Bố trí thế trận phòng ngự và sử dụng lực lượng phải đảm bảo phòng giữ chặt chẽ, kiên cường, linh hoạt chuyển thế và phá thế tiến công nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phòng ngự trận địa với liên tục phản kích và phản đột kích đánh quỵ lực lượng chủ yếu của địch ngay tại vị trí xuất phát xung phong. Cách đánh được vận dụng khéo léo, nhuần nhuyễn, chốt giữ quyết liệt, kết hợp phòng, tránh hỏa lực hủy diệt của kẻ địch, bảo toàn lực lượng; lấy tiến công giáng trả tiến công để phòng ngự vững chắc hơn; đánh liên tục, rộng khắp trên toàn địa bàn chiến dịch; liên tục nghi binh, tương kế tựu kế, kết hợp đánh phía trước với luồn sâu đánh hiểm phía sau…

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, từ ngày 1-5 đến 15-11-1972 là một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, thắng lợi về nhiều mặt, bẻ gãy hoàn toàn tham vọng đánh chiếm vùng giải phóng của kẻ địch.

Xác định vai trò quan trọng của vùng giải phóng Trung - Hạ Lào đối với cách mạng Đông Dương, quyết tâm phòng ngự được ta xác định sớm. Bộ đội chủ động xây dựng và thiết kế điểm tựa phòng ngự then chốt ở Phu Tâng, Phu Tôn, tập trung vào hướng chủ yếu ở Tây - Tây Nam Cánh Đồng Chum. Lực lượng chia làm 2 cụm, cụm phòng giữ trận địa và cụm dự bị cơ động. Đến ngày 20-5-1971, thế trận phòng ngự đã được tạo dựng sẵn sàng đón đánh địch.

Mở màn chiến dịch là các trận chiến đấu quyết liệt đánh bật các mũi tiến công của địch vào khu trung gian từ ngày 21-5 đến ngày 10-8 hòng làm bàn đạp tấn công. Thất bại này làm đảo lộn hoàn toàn kế hoạch tiến công của địch, buộc chúng phải thay đổi thủ đoạn, sử dụng tới 40 tiểu đoàn đổ bộ đường không ở hướng Tây Bắc, chia làm ba cánh thọc sâu vào Cánh Đồng Chum. Vấp phải trận địa chốt giữ kiên cường, liên tục bị phản kích vỗ mặt, bên sườn, sau lưng, địch chững lại, lúng túng đối phó. Chớp thời cơ ấy, ta tập trung lực lượng tổ chức phản đột kích đánh quỵ tại chỗ cánh quân chủ yếu của địch ở Khang Mường, bẻ gãy hoàn toàn quân địch ở phía Tây, chiếm toàn bộ các điểm cao Phu Thông, Bản Thang… Số địch còn lại tan rã rút chạy về Nậm Pẹt. Trong thế bị thúc ép mạnh, địch gom quân tổ chức đánh chiếm phần phía Nam của Cánh Đồng Chum. Phát huy thắng lợi, bộ đội ta nhanh chóng cơ động lực lượng về phía Nam tiếp tục phản đột kích. Bộ binh cùng xe tăng, pháo binh ta bất ngờ tiến công vào đội hình địch ngay ở tuyến tập kết xuất phát xung phong đánh tan rã hoàn toàn cánh quân này.

Như vậy là sau 5 tháng tổ chức phòng ngự chủ động, tích cực, hiệu quả, ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của Mỹ – ngụy, giữ vững vùng giải phóng. Củng cố vững chắc Liên minh chiến đấu Việt - Lào. Bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra chính là luôn phải lấy tư tưởng tích cực, chủ động phòng ngự làm trọng. Kết hợp chặt chẽ nhuần nhuyễn 4 yếu tố, địa hình, trận địa, lực lượng và cách đánh; liên tục giữ và giành thế chủ động. Kiên quyết phòng giữ chặt chẽ, bố trí lực lượng hóc hiểm, bí mật, cơ động linh hoạt, tạo thời cơ, chớp thời cơ đánh những trận then chốt, quyết định cục diện chiến trường. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, những kinh nghiệm ấy vẫn còn nguyên giá trị.

TRẦN VĂN TOẢN

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm GDQP 12 Bài 6 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 12 bài 6 chọn lọc hay nhất.

Trắc nghiệm GDQP 12 Bài 6. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Câu 1: Trong chiến đấu tiến công, từng người hoặc cùng với tổ có thể đánh chiếm một số mục tiêu:

Đánh địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà, xe tăng, xe bọc thép, tên địch, tốp địch ngoài công sự.

Đánh địch phía trước, hai bên sườn, phía sau trận địa, đánh địch đột nhập, tên địch, tốp địch trong công sự.

Đánh tên, tốp địch trong công sự, đánh xe tăng, xe bọc thép địch, đánh địch đột nhập.

Đánh bại địch tấn công phía trước, hai bên sườn, phía sau trận địa phòng ngự, đánh địch trong ụ súng, lô cốt, xe tăng, xe bọc thép.

Câu 2: Chỉ ra đâu là một yêu cầu chiến thuật “từng người trong chiến đấu tiến công”:

Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt địch trên các hướng.

Có quyết tâm chiến đấu cao, chuẩn bị mọi mặt chu đáo để đánh địch liên tục dài ngày.

Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.

Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.

Câu 3: Chỉ ra đâu là một yêu cầu chiến thuật “từng người trong chiến đấu tiến công”:

Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.

Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.

Giữ vững trận địa, tiêu diệt địch nhanh, làm chủ trận địa.

Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.

Câu 4: Chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ chiến đấu từ:

Tiểu đoàn trưởng.

Đại đội trưởng.

Trung đội trưởng.

Tổ trưởng hoặc tiểu đội trưởng.

Câu 5: Trong chiến đấu tiến công, cấp trên thƣờng giao nhiệm vụ cho chiến sĩ ở:

Trên bản đồ địa hình sau đó được bổ sung ngoài thực địa.

Trên sa bàn.

Ngay tại thực địa.

Trên sa bàn hoặc bản đồ địa hình.

Câu 6: Nội dung làm công tác chuẩn bị chiến đấu của từng người trong chiến đấu tiến công gồm:

Xác định vị trí phòng ngự, cách đánh, bố trí vũ khí trang bị, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm,…

Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu, nhận bổ sung vũ khí, trang bị, thuốc quân y, gói buộc lượng nổ,…

Xác định tư tưởng, cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự, vật cản, đường cơ động, chuẩn bị đầy đủ vật chất đảm bảo cho chiến đấu.

Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu, cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự, vật cản, chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu.

Câu 7: Trong chiến đấu tiến công, trước khi vận động đến gần địch, chiến sĩ phải:

Quan sát tình hình địch, tình hình ta, xem xét địa hình, thời tiết, vận động theo đường nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động trong từng đoạn, vị trí tạm dừng và cách nghi binh lừa địch.

Quan sát địch, triệt để lợi dụng địa hình, thời tiết, ánh sáng, tiếng động,… để vận dụng các tư thế động tác cho phù hợp, bảo đảm vận động nhanh, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, tìm mọi cách tiến đến gần mục tiêu.

Nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, pháo tay,… quan sát nắm tình hình địch và hành động của đồng đội, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Câu 8: Trong chiến đấu tiến công, khi vận động đến gần mục tiêu, chiến sĩ phải:

Phải quan sát địch, ta, địa hình, thời tiết, vận động theo đường nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động, vị trí tạm dừng, cách nghi binh lừa địch.

Phải quan sát địch, triệt để lợi dụng địa hình, thời tiết, ánh sáng, tiếng động,… để vận dụng các tư thế động tác cho phù hợp, bảo đảm vận động nhanh, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, pháo tay,… quan sát nắm tình hình địch, hành động của đồng đội, nắm vững thời cơ để xung phong tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu.

Câu 9: Trước khi đánh chiếm mục tiêu [ụ súng hoặc lô cốt], người chiến sĩ phải:

Phải quan sát nắm chắc địch, địa hình xung quanh, đường tiếp cận, hình thù, tính chất mục tiêu, nhanh chóng bí mật vận động đến bên sườn phía sau, dùng lựu đạn ném vào bên trong tiêu diệt địch.

Phải quan sát nắm chắc địch, địa hình xung quanh, đường tiếp cận, hình thù, tính chất mục tiêu, đặc điểm hoạt động, chỗ sơ hở yếu điểm như bên sườn, phía sau,… đồng thời căn cứ vào vũ khí hiện có để xác định cách đánh cho phù hợp.

Triệt để tận dụng kết quả hỏa lực của cấp trên, bí mật vận động đến bên sườn phía sau, dùng lựu đạn ném vào bên trong tiêu diệt địch.

Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch.

Câu 10: Một trong những nội dung chiến sĩ phải nhớ kỹ khi nhận nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự là:

Phương hướng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi phòng ngự.

Tình hình địch.

Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị, thời gian sẵn sàng đánh địch.

Cả 3 phương án trên.

Câu 11: Trong chiến đấu phòng ngự, sau khi hiểu rõ nhiệm vụ, thứ tự các công việc người chiến sĩ phải làm là:

Xác định vị trí phòng ngự, xác định cách đánh, bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản.

Xác định vị trí phòng ngự, làm công sự, bố trí vũ khí, xác định cách đánh.

Làm công sự, bố trí vũ khí, xác định cách đánh, bố trí vật cản.

Làm đường cơ động, đào hố bắn, triển khai súng, lựu đạn sẵn sàng đánh địch tập kích phía trước, bên sườn, phía sau.

Câu 12: Trong chiến đấu phòng ngự, vị trí phòng ngự của từng người bao gồm:

Khu vực trên hướng bắn chính, hướng quan trọng, hướng bổ trợ.

Mục tiêu cần giữ và một số địa hình, địa vật xung quanh.

Hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông.

Nơi tiện quan sát, tiện tiêu diệt địch.

Câu 13: Cách đánh của chiến sĩ khi địch tiến công vào trận địa là:

Nhanh chóng dùng vũ khí ngăn chặn, tiêu diệt, đẩy lùi địch từ xa.

Lợi dụng địa hình địa vật, cơ động ra phía trước, hiệp đồng với đồng đội đánh chặn địch từ xa, giữ vững vị trí được giao.

Nắm vững thời cơ, chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, chờ địch vào tầm bắn hiệu quả, theo lệnh người chỉ huy, hiệp đồng với đồng đội, tiêu diệt địch, giữ vững vị trí được giao.

Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 14: Trong chiến đấu phòng ngự, vũ khí bắn thẳng thƣờng đƣợc bố trí:

Trên hướng bắn chính.

Phía trước mục tiêu cần giữ để tiêu diệt, ngăn chặn không cho địch đánh chiếm.

Tại hố bắn chính của người chiến sĩ.

Ở nhiều vị trí, nơi phát huy hết uy lực của vũ khí, hiểm hóc, bất ngờ, tiện cơ động đánh địch trong mọi tình huống.

Câu 15: Quy định thứ tự làm công sự trong chiến đấu phòng ngự là:

Hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hào giao thông, hào chiến đấu, các loại hố bắn, hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hầm cất giấu vũ khí, lương thực thực phẩm, hố bắn chính, hố bắn phụ, hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Hào chiến đấu, hào giao thông, các loại hố bắn, các loại hầm ẩn nấp, nghỉ ngơi.

Câu 16: Để đảm bảo cho chiến đấu phòng ngự, vật chất từng người phải chuẩn bị:

Dụng cụ và vật liệu xây dựng công sự trận địa.

Các loại vũ khí, trang bị, phương tiện, vật chất.

Lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Súng đạn, lựu đạn, mìn.

Câu 17: Khi địch dùng hỏa lực bắn phá nhƣng chƣa tiến công bằng bộ binh hoặc bộ binh cơ giới, hành động của chiến sĩ là:

Báo cáo với cấp trên, thông báo với bạn, nhanh chóng về vị trí chiến đấu để sẵn sàng đánh địch.

Cơ động về vị trí chiến đấu, củng cố công sự trận địa, báo cáo với cấp trên.

Cơ động ra phía trước sẵn sàng đánh chặn địch ở phía trước trận địa.

Nếu không làm nhiệm vụ trực ban, phải triệt để lợi dụng công sự trận địa, địa hình, địa vật để ẩn nấp, tích cực chủ động quan sát nắm chắc tình hình.

Câu 18: Khi địch tiến công bằng bộ binh hoặc bộ binh cơ giới, hành động của chiến sĩ là:

Cơ động ra phía trước, hiệp đồng với đồng đội đánh chặn địch ở phía trước trận địa.

Bố trí vật cản phía trước trận địa để ngăn chặn địch.

Nhanh chóng, bí mật chiếm vị trí chiến đấu, chờ địch đến gần, nắm vững thời cơ, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch.

Nhanh chóng chiếm vị trí chiến đấu, củng cố công sự trận địa, tăng cường quan sát, tiêu diệt địch trên hướng bắn chính.

Câu 19: Khi bị địch chiếm một phần trận địa, hành động của chiến sĩ là:

Lùi về sau, báo cáo với cấp trên chi viện, phản kích lấy lại phần đất đã mất.

Vòng ra bên sườn, phía sau địch, dùng lựu đạn, thủ pháo, bắn găm, bắn gần, bất ngờ tiêu diệt địch, khôi phục lại trận địa, báo cáo với cấp trên.

Kiên quyết giữ vững phần trận địa còn lại, dùng vũ khí tiêu diệt, ngăn chặn không cho địch phát triển, báo cáo với cấp trên, phối hợp với đồng đội khôi phục lại trận địa.

Tùy theo từng tình huống chiến đấu có thể vận dụng một trong 3 phương án trên.

Câu 20: Sau mỗi lần tiến công bị thất bại, địch thƣờng rút lui về phía sau, hành động của chiến sĩ lúc này là:

Bắn truy kích cho đến khi địch chạy ra ngoài tầm bắn XA NHẤT của vũ khí, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, cứu chữa thương binh, củng cố công sự, sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp theo.

Củng cố công sự, ngụy trang, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, báo cáo cấp trên.

Cơ động đuổi theo truy kích địch, cứu chữa thương binh, thu chiến lợi phẩm, bắt tù binh, hàng binh, báo cáo cấp trên.

Bắn truy kích cho đến khi địch chạy ra ngoài tầm bắn HIỆU QUẢ, phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch, cứu chữa thương binh, củng cố công sự, sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp theo.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề