Phân tích thẩm định dự an đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của một dự án đầu tư nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; trên cơ sở đó ra quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư. Hay nói cách khác, thẩm định dự án là phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư về tất cả các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, chính trị, công nghệ, pháp luật, tài chính… trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng với nhiều chủ thể khác nhau:

– Đối với chủ đầu tư, thẩm định dự án đầu tư nhằm đảm bảo tính xác thực trong các thông tin và hiệu quả do dự án đem lại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây cũng là căn cứ để nhà đầu tư tìm ra những cơ hội đầu tư tốt, tránh được những rủi ro và giảm thiểu chi phí cơ hội. Thẩm định dự án còn là cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư, xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án và tìm kiếm các đối tác liên doanh.

– Đối với nhà tài trợ, thẩm định dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để đi đến quyết định tài trợ cho dự án hay không dựa trên cơ sở tính khả thi, khả năng hoàn trả nợ của dự án và những quy định của ngành về đối tượng cho vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và đảm bảo đem lại lợi nhuận.

– Đối với các cơ quan quản lý, thẩm định dự án đầu tư đứng trên góc độ quản lý nhà nước chính là xem xét các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án mang lại có phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của địa phương hay không. Dự án cần được thẩm định trên nhiều phương diện như sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm… Từ đó có những kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội do dự án mang lại để ra quyết định có cấp giấy chứng nhận đầu tư hay không. Đối với những dự án phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Nhà nước thì việc thẩm định dự án là cơ sở để từ đó cơ quan quản lý xem xét các hình thức ưu đãi về lãi suất, đất đai và thuế.

Thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng là công tác tổ chức đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện về các nội dung trong dự án xây dựng nhằm đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng như phân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án trước khi tiến hành triển khai thi công xây dựng.
Làm thế nào để dự án đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cho bạn đó chính là trách nhiệm mà công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng sẽ làm. 

Lợi ích của công tác thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:

- Đánh giá phân tích tổng thể từng phương án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn 1 giải pháp chất lượng và hiệu quả nhất. - Đánh giá sự cần thiết của dự án liên quan đến các vấn để: Kinh tế, xã hội, công nghệ sử dụng, vệ sinh môi trường.

- Đánh giá các phương án tài chính, khả năng thu hồi vốn nhằm giúp các nhà tài trợ dự án có quyết định đúng đắn và chính xác nhất về quyết định có cho vay vốn hay không.

Nội dung quy trình thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:

1. Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng: - Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, .... - Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Thẩm định kỹ thuật:

- Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện 

a. Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.

- Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng. - Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án. - Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại. - Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án. - Các phương án thay thế, sửa chữa.

b. Thẩm định các yếu tố đầu vào:

- Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn. - Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.

c. Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:

- Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung. - Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ. - Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án. - Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

d. Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:

- Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư. - Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật. - Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.

3. Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

- Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án. - Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

- Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

Một doanh nghiệp hay một quốc gia để phát triển kinh tế, một trong những hoạt động cần thiết đó là đầu tư và phát triển dự án. Tuy nhiên, việc xem xét để đi đến quyết định có nên đầu tư cho dự án hay không vô cùng quan trọng. Vì nó quyết định tương lai, sống còn của một dự án.  Quá trình nghiên cứu, đánh giá và đưa ra quyết định hay còn gọi là thẩm định dự án. Vậy có các phương pháp thẩm định dự án đầu tư nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình tìm hiểu, đánh giá, phân tích, chấp nhận, bác bỏ,… các nội dung của bản dự án dựa trên tính khả thi thực hiện, điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật của quốc gia,… Từ đó,  đưa tới quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án hay không.

Để việc thẩm định được diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, kết quả thẩm định tốt người ta thường sử dụng một trong 5 phương pháp thẩm định dưới đây.

Là thẩm định đánh giá nội dung của bản dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, dùng kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:

Thẩm định tổng quát:

Là xem xét tổng quát những nội dung, tiêu chí trọng yếu cần thẩm định dự án đầu tư. Giúp người xem hình dung được tổng quan, quy mô của dự án. Tuy nhiên, thẩm định tổng quát chưa đi sâu vào chi tiết nên khó có thể phát hiện được các yếu tố chưa hợp lý để sửa đổi, chấp nhận hay bác bỏ.

Thẩm định chi tiết:

Sau khi đã thẩm định tổng quát, người ta đi vào chi tiết. Người thẩm định đi sâu vào từng nội dung chi tiết của dự án từ các điều kiện pháp lý, tính khả thi thực hiện đến mặt hiệu quả của dự án.

Người thẩm định đưa ra ý kiến đánh giá, đồng ý, bác bỏ hay sửa đổi với mỗi nội dung, chỉ tiêu xem xét. Trong trường hợp, nếu một số nội dung trọng yếu của dự án bị bác bỏ, có nghĩa là dự án không còn giá trị lớn khi thực hiện, thì có thể bác bỏ toàn bộ dự bán mà không cần xem xét đến các nội dung phía dưới.

Là phương pháp tiến hành so sánh các chỉ tiêu trọng yếu của dự án với các dự án đã, đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Từ đó, có thể rút ra các ưu điểm và nhược điểm của bản dự án thẩm định để có được quyết định đúng đắn về đầu tư dự án hay không. Một số chỉ tiêu dùng để đối chiếu, so sánh với các nội dung ở dự án thẩm định như sau [tuỳ từng dự án sẽ áp dụng những chỉ tiêu so sánh khác nhau]:

  •   Chỉ tiêu về cấp công trình xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế của nhà nước
  •   Chỉ tiêu về trang thiết bị, công nghệ 
  •   Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
  •   Các tiêu chí trong về sản xuất: Nguyên vật liệu, nhân công, chi phí quản lý, tiền lương, tiêu hao năng lượng sản xuất,… 

Là việc xem xét yếu tố thay đổi: vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm,… Giúp biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp, hạn chế rủi ro. 

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu xem xét

Bước 2: Cho các yếu tố đó thay đổi theo 1 tỉ lệ nhất định [tăng, giảm 5%, 10%, 15%].

Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận.

Sử dụng các số liệu điều tra thống kê & vận dụng phương pháp dự báo thích hợp để đánh giá, nhìn nhận thị trường về cung cầu sản phẩm của dự án sau khi sản xuất [thi công xong] tung ra thị trường tiêu thụ. Mặt khác, đánh giá các thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. 

Nếu qua các số liệu thống kê, dự báo, đầu tư dự án sẽ mang lại lợi ích lớn, giảm thiểu rủi ro, tính khả thi thực hiện cao khi đó người thẩm định sẽ đưa ra quyết định đầu tư và ngược lại.

Là phương pháp thực hiện đề cao tính an toàn, nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động trơn tru. Chính vì thế người thẩm định phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán bớt rủi ro.

Thông thường, các rủi ro được phân ra làm hai giai đoạn:

  •   Giai đoạn khi thực hiện dự án: Gồm rủi ro chậm tiến độ, vượt mức đầu tư, cung cấp dịch vụ không đảm bảo, rủi ro về tài chính, rủi ro do thiên tai, chính trị
  •   Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: Rủi ro về yếu tố tố đầu vào không đúng tiến độ, rủi ro về thiếu vốn kinh doanh, rủi ro ở khâu quản lý dự án, rủi ro bất khả kháng [thiên tai, hỏa hoạn,…]

Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Chính vì thế thẩm định dự án đầu tư rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp và sử dụng phương pháp thẩm định dự án hợp lý để đánh giá cũng vô cùng quan trọng. Mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận và phương thức vận dụng riêng. Tùy lĩnh vực của dự án mà xem xét và lựa chọn phương án thẩm định phù hợp nhất.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: //www.facebook.com/sapp.edu.vn/

Video liên quan

Chủ Đề