Phân tích nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng

Các thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là một trong các nội dung thuộc thiết kế xây dựng bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể [Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED], thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác [nếu có] theo thông lệ quốc tế. Vậy pháp luật hiện hành quy định các nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Các quy định chung về thiết kế xây dựng là gì?

Nếu như trong bài Các quy định cụ thể về bước thiết kế xây dựng, thẩm định, kiểm soát và nhiệm vụ thiết kế xây dựng là gì? chúng tôi đã trình bày khái quát về thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, các bước thiết kế… thì trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định tại Điều 83, Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi tại Khoản 25, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, cụ thể như sau: 

"Điều 83. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư 

1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định các nội dung sau: 

a] Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan; 

b] Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ [nếu có]; 

c] Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình. 

2. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP. 

3. Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật này và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này, chủ đầu tư căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 83a của Luật này để tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng. 

4. Đối với công trình xây dựng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan."

Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 9, điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Từ quy định trên, có thể thấy nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định đối từng từng loại công trình xây dựng, cụ thể: 

1. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công 

Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. [quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019]. Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng bao gồm vốn đầu tư công. 

Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công và công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan; sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ [nếu có] và việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.

2. Nội dung thẩm định đối với các công trình xây dựng thuộc dự án PPP 

Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có [theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020].

Đối với các công trình thuộc dự án PPP, chủ đầu tư thực hiện thẩm định các nội dung tương tự mục 1 và các nội dung quy định tại hợp đồng PPP.

3. Nội dung thẩm định đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 6 Điều 82 và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 83a Luật Xây dựng năm 2014.

Đối với công trình xây dựng xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định [quy định tại Khoản 6, Điều 82, Luật Xây dựng năm 2014] và không thuộc đối tượng các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền thẩm định về thiết kế xây dựng của các cơ quan chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư căn cứ nội dung quy định tại mục 1 và các nội dung thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc dự án có quy mô nhóm B trở lên hoặc công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng và công trình xây dựng thuộc dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công [quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựng năm 2014] để tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.

Xem thêm: Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định ra sao?

4. Nội dung thẩm định đối với các công trình xây dựng không thuộc trường hợp tại mục 1, mục 2, mục 3.

Đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp tại mục 1, mục 2, mục 3, chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

A. Trường hợp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Tờ trình đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư.

2. Văn bản pháp lý: - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; - Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo [nếu có]; - Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận [nếu có yêu cầu]; - Văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường [nếu có yêu cầu] [Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định]; - Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài [nếu có];

- Các văn bản khác có liên quan [nếu có].

3. Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán: - Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; - Hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định; - Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài [nếu có]; - Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá [nếu có].

- File mềm hồ sơ thiết kế, dự toán công trình

B. Trường hợp thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Tờ trình đề nghị thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư.

2. Văn bản pháp lý: - Quyết định phê duyệt dự án, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt [nếu có];

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở điều chỉnh được đóng dấu xác nhận kèm theo [nếu có]

- Số lượng: 1 bộ

Theo phản ánh của ông Trần Cung Bách [TPHCM], Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định: "Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở".

Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định: "Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 7 Phụ lục I Nghị định này".

Căn cứ quy định trên, ông Bách hỏi, chủ đầu tư có các cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì thủ tục, quy trình và các yêu cầu pháp lý liên quan để chủ đầu tư thành lập tổ thẩm định này như thế nào?

Chủ đầu tư chỉ cần phê duyệt thiết kế theo Mẫu số 7 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thôi, hay cần bổ sung Mẫu số 6 trong Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP?

Chủ đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn thẩm tra tham gia quá trình kiểm tra hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và chủ đầu tư không đủ chuyên môn xây dựng, vậy lúc này chủ đầu tư có phải thuê thêm đơn vị độc lập thẩm định hồ sơ do tư vấn thẩm tra kiểm tra hồ sơ này hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Pháp luật về xây dựng hiện hành không quy định, hướng dẫn việc thành lập tổ thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư.

Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo Mẫu số 7 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, theo đó, căn cứ phê duyệt bao gồm kết quả thẩm định của chủ đầu tư.

Trường hợp chủ đầu tư tự thẩm định [dự án sử dụng vốn khác], chủ đầu tư có thể tích hợp kết quả thẩm định cùng quyết định phê duyệt theo Mẫu số 7 nêu trên.

Liên quan đến việc thẩm tra, việc mời tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, đề nghị ông nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và quy định tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề