Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong bài hai đứa trẻ

Lớp Văn Thầy Nhật is on Facebook. To connect with Lớp Văn Thầy Nhật, log in to Facebook.

Lớp Văn Thầy Nhật is on Facebook. To connect with Lớp Văn Thầy Nhật, log in to Facebook.

Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ Thạch Lam

Đôi nét về tác giả Thạch Lam

Thạch Lamnhà văn có tiếng thuộc nhómTự Lực văn đoàn,cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo khó từ khi ra đời đến khi mất đi.Văn chương của ông viết thiên về tình cảm, ghi chép lại nhữngmảnh đời, cuộc sống của những con người nghèo trong xã hội.

Khi chỉ mới 32 tuổi ông đã qua đời vì bệnh nan y nhưng cũng kịp để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước nhà:

– Gió lạnh đầu mùa [NXB Đời nay, 1937]

– Nắng trong vườn [NXB Đời nay, 1938]

– Ngày mới [NXB Đời nay, 1939]

– Theo giòng [NXB Đời nay, 1941]

– Sợi tóc [NXB Đời nay, 1942]

– Hà Nội băm sáu phố phường theo thể loại bút ký.

Trong đó, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mà học sinh lớp 11 được học nằm trong tậpNắng trong vườnNXB Đời nay, 1938.

Bài viết phân tích hình ảnh đoàn tàutrong Hai đứa trẻ

Thạch Lam nhà văn có những cách nhìn chân thực và thực tế vềcuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội,một bức tranh phố huyện nghèo khổ xác xơ, nơi đây con người đang vật lộn, chống chọi vớivới nghèo đói.Hình ảnh chuyến tàu xuất hiện xua tan đi màn đêm u tối và mang lại một chút niềm tin, hi vọng về một tương lai đổi mới dù chỉ là thoáng qua.

Con tàu là phương tiện di chuyển xuất hiện từ thế kỷ 19 do thực dân Pháp xây dựng và sử dụng.Sự xuất hiện của tuyến đường sắt và những con tàu hoạt động ngày đêm mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống và xã hội.Đoạn trích Hai đứa trẻ tác giả Thạch Lamđã thành công trongviệc sử dụng con tàu giúp truyền tải nhiều thông điệp về cuộc sống.

Tác giả đã quan sát những hoạt động của con người cả ngày và đêm, ban ngàycon người phải lăn lộn kiếm sống qua ngày. Ban đêmlà thời gian yên tĩnhnhưng vẫn còn rất nhiều mảnh đời vất vả nào là người đi hát sẩm, bán cháo,còn có cả trẻ em, đó là hai chị em Liên và An.Cuộc sống trước đây của hai chị em vốn sung túctrên thành phố nhưng hiện thựccả hai đối mặt với sự nghèo đói và chính vì vậy lúc nào hai chị em cũng trông chờ chuyến tàu đêm.

Xem thêm >>>Dàn ý hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Phố huyện nghèo xơ xác, buổi tối cảnh vật cũng trở nên tiêu điều và tối tăm bởi không có ánh đèn, chỉ có âm thanh của những con côn trùng, tiếng người rao, những ánh đèn dầu như trở nên quá quen thuộc. Mỗi người ai cũng trông chờ một thứ ánh sáng mới để giúp họ vượt qua khó khăn,ánh sáng từ đoàn tàu mang lại nhiều hi vọng, đó là lý do mà cả hai chị em dù rất buồn ngủ nhưng đều cố thức đến nửa đêm.

Ánh sáng của đoàn tàu đếngiúp con người nghèo nơi đây bừng tỉnh thoát khỏi hiện thực của cuộc sống,chuyến tàu đêm như một niềm hi vọngcho tất các cư dân nơi nàycho dù nó có nhỏ nhoi, chốc lát nhưng lại vô cùng quan trọng, ý nghĩa.

Hình ảnh con tàu trong tác phẩm đều có những nghĩa riêng biệt vô cùng độc đáo đó làtả thực và mang hình ảnh tượng trưng.Ngoài ta thực một chuyến tàu đêm xuất hiện và biến mất, thứ ánh sáng của đoàn tàu mang lại một thế giới khác cho hai chị em, một thế giới“vui vẻ và huyên náo” hơn rất nhiều so với thực tại của cuộc sống.Đó là sự đối lập mà hai chị em có thể cảm nhận, rõ ràng trong tâm hồn Liên luôn khao khát mong muốn thay đổi thực tế cuộc sống u ám và tối tăm này.

Hình ảnh đoàn tàu đến với biết bao nhiêu niềm vui, vạn vật cũng trở nên đổi khác và rời đi không còn những tia sáng rực rỡ mà thay vào đó là những chiếc đèn dầu heo hắttất cả để lại sự tiếc nuối,hụt hẫngcon tàu rời ga và nhanh chóng biến mất trong màn đêm cũng đã mang đi nhiều ước vọng của những con người nơi đây.

Mặc dù đoàn tàu xuất hiện chỉ trong chốc lát nhưng lại là biểu tượng vô cùng quan trọng. Đoàn tàu mang lại thứ ánh sáng huyền diệu soi rõ mọi thứ và xua tan màn đêm,để lại biết nhiều niềm hi vọng, mong ước vềcuộc sống tươi đẹp và đổi mới hơn trong tương lai.

Hình ảnh đoàn tàu là phần trung tâmvà mang ý nghĩa tượng trưng quan trọng. Bài phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻbên trên sẽ là bài viết tham khảo giá trị cho học sinh thpt.

Lớp 11 -
  • Tóm tắt Chữ người tử tù lớp 11 ngắn gọn nhất

  • Tóm tắt Vào phủ chúa trịnh lớp 11

  • Phân tích bài thơ Tràng giang lớp 11 hay đầy đủ

  • Phân tích bài thơ Từ ấy tác giả Tố Hữu Lớp 11

  • Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp truyện Người trong bao

  • Tóm tắt Người trong bao Lớp 11

  • Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

- Giới thiệu hình ảnh đoàn tàu

2. Thân bài

* Vị trí: Hình ảnh con tàu xuất hiện ở cuối truyện ngắn

* Phân tích

a. Chuyến tàu đêm được miêu tả theo trình tự thời gian

- Trước khi tàu đến:

+ Nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây

+ Dường như trở nên rộn ràng hơn bởi bóng dáng của vài ba người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc.

+ Tiếng bác Siêu vọng ra đầy hứng khởi.

+ Hai chị em Liên ngóng đợi tàu

- Khi tàu đến:

+ Liên đánh thức em dậy

+ Hai chị em cùng ngồi ngắm nhìn những toa tàu sáng loáng đèn.

+ Tiếng những hành khách bắt đầu ồn ào, vồn vã.

+ Đoàn tàu vụt qua mang theo những ánh sáng chiếu xuống một vùng xua đi vẻ tăm tối vốn có

- Khi tàu đi:

+ Để lại niềm tiếc nuối và hụt hẫng

+ Khuất mình sau rặng tre già

b. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm

- Phản ánh thực tại tăm tối

- Những mơ ước, hy vọng nhỏ nhoi của người lao động nghèo nơi phố huyện.

- Thể hiện được tấm lòng thương cảm của nhà văn tới những kiếp người nghèo khổ.

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Bài mẫu

   Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế – xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền – bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga – con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công hình ảnh con tàu.

   Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống “đang cùn đi, gỉ đi” [Nam Cao] vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hi vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua “ngọn lửa xanh biếc” và tiếng còi “trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Gần hơn, con tàu hiện ra với “một làn khói bừng sáng trắng”, với “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường”. Mọi hình ảnh, âm thanh, ánh sáng… của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An nói với Liên: “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ”. Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ nhất, chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề tư tưởng “cuộc sống đang tàn lụi” của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói của An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm. Chúng tôi muốn nói tới ba câu văn, đoạn văn sau:

   - “Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì”.
   - “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”.
   - “Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”.

   Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn thứ ba là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà Liên bán hàng “chẳng ăn thua gì”. Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như mọi khi. Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập “đèn sáng cho đến nửa đêm” giờ chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng then cài, chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên, chúng ta nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam Cao mà để các hình thức nghệ thuật tự “lên tiếng”. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc là vì vậy.

   Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất biểu trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những tâm hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác “vui vẻ và huyên náo” hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu”. Trên nền cảm nhận về sự đối lập của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay cuộc sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện hai chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi sân ga, Liên lập tức “lặng theo mơ tưởng”. Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn “Liên lặng theo mơ tưởng”, Thạch Lam hình như cũng đang đau đầu về một sự đổi thay!

 Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề