Ở việt nam có bao nhiêu lễ hội

Hiện nay cả nước ta có gần 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm hơn 80%, lễ hội lịch sử chiếm hơn 4%, lễ hội tôn giáo chiếm hơn 6%. Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ... là địa phương có nhiều lễ hội nhất.

Như đã thành truyền thống đẹp của dân tộc ta, sau Tết cổ truyền, là mùa lễ hội, lôi cuốn hàng triệu lượt người trảy hội với ý thức hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên, tỏ lòng tri ân những anh hùng, tướng lĩnh đã có công cứu nước, cứu dân; những người hảo tâm đã bỏ tiền của, công sức tôn tạo, xây dựng các đình chùa, tượng đài cùng nhiều công trình văn hóa khác. Thông qua lễ hội, mọi người cảm thấy tâm hồn thanh thản, thêm yêu quê hương, đất nước, mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình no đủ, hạnh phúc... Lễ hội còn là dịp mở rộng vòng tay kết nối cộng đồng, khơi dậy ý thức tôn tạo các công trình văn hóa, giáo dục con cháu tình yêu các môn nghệ thuật cổ truyền - một di sản có giá trị văn hóa lâu đời, như hát ca trù, quan họ, ví dặm, hát xoan; các màn biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, đờn ca tài tử... Chính những biểu hiện phong phú ấy đã làm nên sự đa dạng, giàu bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam; mà trong số đó, hàng chục di sản vật thể và phi vật thể đã được UNESCO trong những năm qua công nhận là di sản văn hóa thế giới. Chúng ta càng tự hào khi biết rằng, thông qua những hoạt động văn hóa, trong đó có các lễ hội, như lễ hội Đền Hùng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, lễ hội thờ Thánh Mẫu, lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội xuống đồng, lễ hội ra khơi đầu xuân, v.v., các nhà văn hóa thế giới càng tỏ lòng khâm phục lòng yêu nước, tinh thần nhân văn, khát vọng hòa bình của người Việt; và càng trân trọng hơn khi biết đó là một trong những cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi...

Tuy nhiên, đã từ nhiều năm, các cơ quan chức năng từng cảnh báo những hiện tượng không lành mạnh trong hoạt động lễ hội - mà biểu hiện nổi bật nhất là sự phát triển mê tín dị doan, tệ nạn đốt vàng mã gây nhiều tốn kém, làm ô nhiễm môi trường; những hành vi trục lợi trong các dịch vụ lễ hội, nạn “chặt chém”, ép khách mua hàng... Đặc biệt, có không ít nơi lễ hội bị biến tướng, núp dưới cái gọi là “cung tiến lòng thành”, vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức để xây thêm chùa chiền, miếu mạo, tổ chức các cuộc rước xách, cầu cúng mang tính duy tâm, thần bí. Điều đáng lưu ý là, trong những tháng đầu năm, nhiều cán bộ, công chức, viên chức... đã tự ý bỏ nhiệm sở trong giờ làm việc, sử dụng tiền Nhà nước thuê xe, sắm lễ vật, đi tới nhiều đình, chùa để khấn lễ, cầu xin tài lộc... Như vậy là, một lễ hội văn hóa đã biến thành các hoạt động phản văn hóa, mặc dù công luận cảnh báo nhiều năm, nhưng đáng tiếc ở nơi này, nơi khác, những hiện tượng không lành mạnh đó không giảm, mà còn có xu hướng phát triển rộng! Năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã sớm có chỉ thị, yêu cầu chấm dứt các hiện tượng nêu trên; đồng thời đòi hỏi cơ quan, đơn vị nào có biểu hiện lạm dụng lễ hội, thực hiện mê tín dị đoan, cần tức thời có biện pháp xử lý nghiêm những người vi phạm. Song, đáng tiếc, ở một số nơi, người đứng đầu lại chần chừ, bao che, dung túng, thậm chí chính mình cũng tham gia các việc làm không lành mạnh đó, khiến dư luận xã hội bất bình!

Điều quan trọng hàng đầu là, những cán bộ chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp... cần nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về lễ hội. Đấy cũng là biểu hiện cụ thể “văn hóa người cầm quyền” trong chỉ đạo, điều hành cũng như tham gia các hoạt động lễ hội. Hơn ai hết, họ cần hiểu rằng, lễ hội là một hoạt động văn hóa, do vậy, yêu cầu trước tiên đối với mỗi cán bộ trong tổ chức đảng, nhà nước và hệ thống chính trị cần nghiêm túc thực hiện văn hóa lễ hội !

Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Trên khắp đất nước ta, địa phương nào cũng có lễ hội, diễn ra quanh năm. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân.

I/ THỐNG KÊ LỄ HỘI:

Theo điều tra, thống kê năm 2008, tổng số lễ hội trong toàn quốc có 7.966 lễ hội, trong đó:

- Lễ hội Dân gian 7.039 [chiếm 88,36%]

- Lễ hội Tôn giáo 544 [chiếm 6,82%]

- Lễ hội Lịch sử cách mạng 332 [chiếm 4,16%]

- Lễ hội Du nhập từ nước ngoài 10 [chiếm 0,12%]

- Lễ hội khác 40 [chiếm 0,50%].

+ Cấp tỉnh quản lý 327 lễ hội, trong đó:

- Tỉnh có nhiều lễ hội nhất: Tp Hà Nội [1.095 lễ hội].

- Tỉnh có ít lễ hội nhất: tỉnh Lai Châu [17 lễ hội].

+ Cấp Bộ quản lý 05 lễ hội [Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam - An giang, Hội Phủ Dầy - Nam Định, lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ, Hội xuân Núi Bà - Tây Ninh, Festival Huế- Thừa Thiên-Huế] [Quy chế Lễ hội số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23-8-2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin [nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch],

1. Một số lễ hội dân gian:

- Hội Gò Đống Đa - Hà Nội [5/1 Âm lịch].

- Lễ hội chùa Hương - Hà Nội [6/1 Âm lịch].

- Hội Đền Sóc - Hà Nội [6/1 Âm lịch].

- Lễ Khai Ấn đền Trần - Nam Định [14/1 Âm lịch].

- Lễ hội chùa Côn Sơn - Hải Dương [15/1 Âm lịch].

- Hội lim - Bắc Ninh [14-15/1 Âm lịch].

- Lễ hội Chôl Thnăm- Thmây [đồng bào Khmer Nam Bộ] [tháng 4 hàng năm].

- Lễ hội chọi Trâu - Hải Phòng [8/6, 9/ 8 Âm lịch].

- Lễ hội Katê [Dân tộc Chăm] - Ninh Thuận, Bình Thuận [tháng 7 Chăm lịch].

- Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh [10/1 Âm lịch].

- Lễ hội Oc om bok - Trà Vinh, Sóc Trăng [14/10 Âm lịch].

- Lễ hội điện Hòn Chén - Thừa Thiên Huế [3 và 7 Âm lịch].

- Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư [5/3 Âm lịch].

- Hội Vía Bà Thiên Yana - Khánh Hòa [23/3 Âm lịch].

- Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ [10/3 Âm lịch].

- Lễ hội Lam Kinh - Thanh Hóa [21-22/8 Âm lịch].

- Lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dương [15/8 Âm lịch].

- Hội xuân Núi Bà - Tây Ninh [29/12 Âm lịch].

- Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam - An Giang [tháng 4 Âm lịch].

- Lễ hội Nghinh Ông [các tỉnh miền ven biển từ Quảng Bình tới Kiên Giang – mỗi địa phương diễn ra vào một thời điểm khác nhau].

- Lễ hội Điện Hòn Chén-Thừa Thiên Huế [Tháng 3 và tháng 7 Âm lịch]

2. Một số lễ hội lịch sử cách mạng:

- Lễ Hội Đồng Lộc - Hà Tĩnh [24/7 Dương lịch]

- Lễ kỷ niệm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ - Điện Biên [7/5 Dương lịch]

- Lễ hội Làng Sen - Nghệ An[19/5 Dương lịch].

- Lễ hội Uống nước nhớ nguồn [27/7 Dương lịch].

- Lễ hội Tân Trào - Tuyên Quang [16/8 Dương lịch]

- Lễ hội Thống nhất non sông [30/4 Dương lịch].

- Lễ hội Cách mạng tháng Tám [19/8 Dương lịch].

- Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [2/9/1945 Dương lịch]

- Ngày hội thống nhất [đôi bờ Hiền Lương] - Quảng Trị

3. Một số lễ hội du nhập từ nước ngoài:

- Ngày lễ Tình yêu [Valentine - 14/2 Dương lịch].

- Lễ hội hóa trang [Halloween – bắt đầu từ 31/10 Dương lịch].

- Lễ Giáng sinh [Noel – 25/12 Dương lịch].

- Lễ Tạ ơn [Thứ 5, tuần thứ 4 tháng 11 Dương lịch].

- Ngày của Mẹ [Chủ nhật – Thứ 2 của tháng 5 Dương lịch].

- Ngày của Cha [Chủ nhật – Thứ 3 của tháng 6 Dương lịch].

4. Một số lễ hội Văn hóa Du lịch

- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đông Bắc [Hai năm tổ chức một lần].

- Lễ hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc Tây Bắc [Hai năm tổ chức một lần].

- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Kh" mer [Hai năm tổ chức một lần].

- Lễ hội Du lịch về nguồn [Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai].

- Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản [tháng 3 Dương lịch].

- Lễ hội Du lịch Hạ Long [1/5 Dương lịch].

- Festival Huế [Hai năm tổ chức một lần].

- Festival hoa Đà Lạt.

- Festival cà phê Buôn Ma Thuột.

- Festival dừa.

- Lễ hội du lịch cacnaval Hạ Long- Quảng Ninh.

- Festival cồng chiêng Tây Nguyên.

- Festival Tây Sơn - Bình Định.

- Festival Biển - Khánh Hòa.

- Festival Biển Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Lễ hội Pháo hoa - Đà Nẵng.

- Lễ hội quốc gia Mekong - Cần Thơ.

II. CÁC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI:

1. Văn bản của Đảng và Nhà nước:

- Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Quyết định số 308/2005/QĐ - TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 về Quy chế quản lý các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.

2. Văn bản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

- Quyết định số 54/VHQC ngày 4/10/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế mở hội truyền thống.

- Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 21/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế lễ hội.

- Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11/7/1998 của Bộ Văn hoá Thông tin về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

1 năm có bao nhiêu lễ hội ở Việt Nam?

Việt Nam mỗi năm có hơn 8 ngàn lễ hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam. Hiện nay cả nước ta có gần 8.000 lễ hội.

Có bao nhiêu loại lễ hội ở Việt Nam?

Theo thống kê, nước ta hiện có gần 9000 lễ hội, tức là mỗi ngày, bình quân có tới trên dưới 20 lễ hội.

Tại sao Việt Nam lại có nhiều lễ hội?

Đây là dịp để người dân hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời giao lưu nhằm cố kết cộng đồng. Vì vậy, lễ hội là một hoạt động đặc biệt, không thể thiếu ở mỗi cộng đồng dân cư. Lễ hội còn là dịp ôn lại truyền thống dựng và giữ nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.

Lễ hội quan trong nhất ở Việt Nam là gì?

1. LỄ HỘI ĐỀN HÙNG. “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Mỗi độ tháng Ba Âm lịch về, những người con đất Việt khắp mọi miền đất nước lại nao nao nhớ về mảnh đất Tổ vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ và mong một lần được tham dự lễ hội đền Hùng, lễ hội lớn nhất Việt Nam ta.

Chủ Đề