Nước mắm bao nhiêu?

Trong ẩm thực Việt Nam nước mắm là một loại gia vị rất quen thuộc và hầu như không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Và độ đạm chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của nước mắm. Vậy bạn có biết độ đạm trong nước mắm bao nhiêu là tốt cho sức khoẻ? Nước mắm bao nhiêu độ đạm là ngon? Làm thế nào để nhận biết các loại nước mắm dựa trên độ đạm? Đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích cho đời sống hằng ngày của bạn nhé!

Nội dung

Độ đạm của nước mắm là gì?

Độ đạm trong nước mắm được hiểu là hàm lượng Nitơ [N] trong lít nước mắm, là thông số quyết định đến chất lượng và mùi vị của nước mắm.

Độ đạm nước mắm là gì?

Các chất đạm trong nước mắm bao gồm các loại sau:

  • Đạm tổng: Là số lượng Nitơ có trong nước mắm. Đây là loại đạm quyết định thứ hạng của nước mắm.
  • Đạm Amin: Đạm amin là tổng lượng đạm được kết tinh dưới dạng axit amin. Loại đạm này quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
  • Đạm Amon: Đạm Amon hay còn được gọi là đạm thối trong nước mắm, nếu có càng nhiều loại đạm này thì nước mắm đó có chất lượng càng kém. Chính vì vậy đây còn là loại đạm quyết định đến chất lượng của nước mắm.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nước mắm thơm ngon, chất lượng của chúng tôi tại đây!

Nước mắm bao nhiêu độ đạm là ngon?

Độ đạm là thông số phản ánh chất lượng của nước mắm. Nhưng không phải nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon. Điều này chỉ đúng với loại nước mắm truyền thống, hàm lượng đạm có được là đạm tự nhiên không pha chế.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì người tiêu dùng nên chọn nước mắm có độ đạm đạt từ 25 – 43 độ đạm là tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khoẻ và dinh dưỡng. Lưu ý những chai nước mắm ghi độ đạm dưới 10 độ thì không được gọi là nước mắm vì nó thấp hơn tiêu chuẩn độ đạm quy định.

Độ đạm càng cao nước mắm càng ngon điều này đúng khi đó là nước mắm truyền thống. Quy trình và nguyên liệu dùng để làm nước mắm hoàn toàn bằng cá và không thêm bất cứ nguồn đạm nào khác. Còn trong trường hợp độ đạm cao là vì được cung cấp từ những nguồn đạm khác nữa thì chất lượng nước mắm đã khác đi chứ không còn ngon nữa.

Nước mắm được chiết ra từ thùng.

Nước mắm có độ đạm cao là nước mắm được sản xuất cô đặc, với nguyên liệu chế biến chất lượng. Nước mắm được tạo ra có độ sánh mịn nhất định, có màu nâu đỏ, hương vị đậm đà và có mùi thơm nồng. Tuy nhiên để sản xuất loại nước mắm có độ đạm cao thì sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức. Nên giá thành của các loại nước mắm này sẽ cao hơn các loại nước mắm có độ đạm thấp hơn.

Làm thế nào để nhận biết các loại nước mắm ngon dựa trên độ đạm?

Có hai phương thức sản xuất nước mắm chính, đó là: Chế biến nước mắm truyền thống và chế biến nước mắm công nghiệp.

Nước mắm chế biến theo cách truyền thống:

Cá cơm than- Nguyên liệu ngon nhất để làm nước mắm truyền thống

  • Là hình thức chế biến dưới dạng thủ công. Nước mắm truyền thống được thuỷ phân từ cá, sau đó đem phơi nắng để không khí tiếp xúc. Cùng lúc đó sử dụng men tiêu hoá trong ruột cá sẽ gây ức chế vi khuẩn và chuyển toàn bộ protein trong thịt cá thành đạm.
  • Độ đạm tư nhiên của nước mắm nguyên chất được sản xuất theo phương pháp truyền thống là 30 – 40 độ, đôi khi còn có thể cao hơn nhưng rất hiếm.

Nước mắm chế biến theo cách công nghiệp

  • Là phương pháp chế biến nước mắm theo quy trình công nghệ, mục đích là tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Những loại nước mắm có độ đạm từ 50 độ hay thậm chí còn có những loại 60 độ đạm thì thường là nước mắm công nghiệp. Các loại nước mắm này được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, lên men đạm thực vật, sau đó pha chế hương liệu và một số chất phụ gia khác.

Có bao nhiêu loại nước mắm trên thị trường

  • Các loại nước mắm này có độ đạm cao tuy nhiên hãy cân nhắc khi sử dụng vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì trong quá trình sử dụng nước mắm có hàm lượng độ đạm cao do nguồn Nitơ tổng hợp hoặc từ đậu nành sẽ sinh ra khí Nitrit – chất có thể gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra có một doanh nghiệp còn sử dụng chất tạo màu công nghiệp có chứa thành phần kim loại nặng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam nghiên cứu và đã phân chia độ đạm của nước mắm thành 4 loại cơ bản sau:

  • Độ đạm nước mắm >30: loại đặc biệt.
  • Độ đạm nước mắm >25: loại thượng hạng.
  • Độ đạm nước mắm >15: loại hạng 1.
  • Độ đạm nước mắm >10: loại hạng 2.

Độ đạm nước mắm không phải là yếu tố quyết định chất lượng để lựa chọn 

Trên thực tế việc lựa chọn độ đạm là yếu tố xem xét chất lượng của nước mắm là cần thiết. Nhưng nếu chỉ dựa vào nó thì người tiêu dùng vẫn chưa thể lựa chọn được loại nước mắm ngon. Bởi vì độ đạm của nước mắm có thể được hình thành bằng nhiều hình thức cách thức, không đảm bảo là dựa vào hoàn toàn về việc thuỷ phân của cá.

Qua bài viết trên, Thịnh Phát đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức hữu ích trong đời sống hàng ngày của bạn và gia đình bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bạn đã hiểu rõ hơn về các loại nước mắm và giúp bạn tìm được loại nước mắm ngon phục vụ cho gia đình của mình đảm bảo an toàn sức khoẻ cho gia đình bạn.

Chủ Đề