Nội dung ý nghĩa văn bản Tôi đi học

1848 điểm

tranthuy92

Văn bản Tôi đi học có ý nghĩa như thế nào?

Tổng hợp câu trả lời [2]

Ý nghĩa: - “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Ý nghĩa: - “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cảm nghỉ về lão hạc sau đó phân tích các phương tiện liên kết các đoạn văn em đã sử dụng
  • Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì : A. Bác buồn khi bị giam cầm tù đày B. Bác không ngủ được C. Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng D. Cả A, B, C đều sai
  • Vic-to Huy –gô cho rằng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
  • Giá trị nghệ thuật trong văn bản “Hai cây phong”, nêu tác dụng của chúng?
  • Đọc đoạn trích dưới đây [chú ý các từ in đậm], theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao? [...] Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.[...] [Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57]
  • Theo lời tổng kết của tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó? A. 70 vạn người C. 10 vạn người B. 9 vạn người D. 8 vạn người
  • Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào? A. Nhan đề của văn bản B. Quan hệ giữa các phần của văn bản C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản D. Cả ba yếu tố trên
  • Tiêu biểu trong bài thơ có thể nhận thấy hình ảnh con thuyền và cánh buồm hiện lên vô cùng sinh động và giàu ý nghĩa Hình ảnh chiếc thuyền diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích. Nó thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi và hơn cả con thuyền là biểu tượng cho sức mạnh tráng sĩ của trai làng biển Cánh buồn là biểu tượng của làng chài quê hương, biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển, thể hiện vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao
  • Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em.
  • Nêu suy nghĩ về nhan đề Tức nước vỡ bờ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tôi đi học Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tôi đi học này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Văn bản Tôi đi học có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tôi đi học Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Tôi đi học trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tôi đi học

* Tóm tắt văn bản:

Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

B. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học

1. Tác giả

- Thanh Tịnh [1911-1988], tên khai sinh là Trần Văn Ninh sau đổi thành Trần Thanh Tịnh.

- Quê ở Gia Lạc, ven sông Hương , ngoại ô thành phố Huế.

- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ.

- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

b, Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → ngang trên ngọn núi: Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.

- Phần 2: Tiếp → được nghỉ cả ngày: Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học lần đầu tiên.

c, Thể loại: Truyện ngắn.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Truyện kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

C. Sơ đồ tư duy Tôi đi học

D. Đọc hiểu văn bản Tôi đi học

1. Cảm nhận của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.

a. Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc.

- Thời gian: Cuối thu…

- Quang cảnh:

+ Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc.

+ Mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ tới trường.

- Tâm trạng: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → Từ láy: tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cảm xúc đầy trong sáng của nhân vật tôi.

b. Cảm nhận của nhân vật tôi

- Cảnh vật, con đường rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng, thấy mình như lớn hơn, nhận thức nghiêm túc hơn.

- Cảm thấy trang trọng đứng đắn hơn trong bộ quần áo mới: ghì chặt sách vở, tự mình cầm bút, thước

→ Từ ngữ gợi tả, lời văn đậm chất thơ, hình ảnh so sánh thơ mộng

→ Tâm trạng háo hức, hăm hở của “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

2. Cảm nhận của nhân vật “tôi” khi ở sân trường.

a. Khi đứng giữa sân trường

- Sân trường: dày đặc những người, quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa ... → gợi không khí vui vẻ, ngôi trường trang nghiêm.

- Cảm giác: lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, thầm mong được như những người học trò cũ ”.

→ Ngại ngùng, bẽn lẽn, lo sợ của trẻ thơ trước một thế giới rộng lớn - thế giới của tri thức.

b. Khi xếp hàng vào lớp

- Tim như ngừng đập, giật mình lúng túng, hồi hộp, lo sợ đứng nép bên mẹ.

- Cảm thấy chơ vơ, lo sợ khi sắp rời bàn tay mẹ → nức nở khóc.

→ Từng cung bậc cảm xúc, với nhiều trạng thái đối lập: cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, rất đáng nhớ đáng yêu của tuổi thơ.

3. Cảm nhận của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp học.

- Trong lớp:

+ Có mùi hương lạ

+ Cái gì cũng lạ và hay

+ Nhận bàn ghế là vật riêng

+ Thấy quyến luyến với bạn mới.

- Ngoài cửa sổ: Chim liệng, hót, bay...kỉ niệm lại ùa về.

→ Cảm giác trong sáng, đáng nhớ, đáng trân trọng: vừa xa lạ, vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin

→ Dấu hiệu sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm

* Cảm nhận về thái độ của người lớn

- Phụ huynh: chuẩn bị ân cần, chu đáo, lo lắng, hồi hộp cùng các em.

- Thầy giáo: vui vẻ, đầy tình yêu thương

- Ông đốc: từ tốn, bao dung

→ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

Video liên quan

Chủ Đề