Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Bạn đang làm bài Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học , bài viết này chính là dành cho bạn. Mình sẽ cho bạn bài giảng về Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ KỸ NĂNG SỐNG

1.     Giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Kế thừa truyền thống cha ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng” Giáo dục có vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ vai trò trọng trách quan trọng nhất.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Trong xã hội ta hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có được lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, vị tha, loại bỏ lối sống thực dụng, ích kỷ là cấp thiết. Đề làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường đã đề ra các biện pháp cụ thể sau:

+ Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Xây dựng một môi trường học tập thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Đổi mới phương pháp, lựa chọn bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN.

+ Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các tình huống trong cuộc sống.

+ Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh

+ Phối kết hợp giữa nhà trường, và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

       Giáo dục đạo đức cho HS không chỉ là trách nhiệm của người giáo viên tiểu học mà còn là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội do đó

 mỗi thầy cô giáo, phụ huynh học sinh phải là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử cho học sinh noi theo. Chắc chắn với sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các thầy cô, các bạn học sinh sẽ được sống trong một môi trường bình an, hạnh phúc.  

2.     Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.                                                        

Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong muốn mỗi người có một cuốc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Vì vậy, kĩ năng sống đã trở thành một phần quan trọng trong phát triển nhân cách của con người hiện đại. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người.

Nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là vô cùng cần thiết, ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Hoàng Mai sẽ đưa ra một số các giải pháp nhằm giúp học sinh từng bước rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó các em biết chọn lọc cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống; tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng chính là một nội dung mà nhà trường luôn quan tâm và thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể gồm các giải pháp sau:

+ Rèn kỹ năng sống qua phương pháp dạy học [phương pháp tích cực].

+ Rèn luyện kĩ năng sống thông qua các môn học.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua hoạt động tập thể.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa

+ Rèn kĩ năng sống thông qua tổ chức lớp.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua những bộ phim hoạt hình nghệ thuật của chương trình “Quà tặng cuộc sống”.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua giờ đọc sách.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua chính người giáo viên.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua tài liệu Giáo dục Quyền và bổn phận Trẻ em.

+ Rèn kĩ năng sống thông qua giờ bán trú.

Với quan điểm giáo dục như trên, trường Tiểu học Hoàng Mai xác định giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đạo đức một trong những nhiệm vụ cốt lõi của nhà trường. Nâng cao chất lượng kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho  học sinh góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục, hướng tới việc xây dựng trường chất lượng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

 

hauvuong.mobi xin gửi tới bạn đọc bài viết Sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh, những đề xuất kiến nghị để cải thiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bạn đang xem:

Vì sao phải giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng CNTT ở trường Tiểu họcMột số biện pháp rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học

A. MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

  1. Về mặt lý luận

Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người. Bác Hồ đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Trong báo cáo chính trị của đại hội ..... Đảng ta đã khẳng định rằng: Đất nước ta đang chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tất cả đang đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đổi mới công tác tư tưởng chính trị phải "Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ Đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng". Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình.Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức"

Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.

2. Về mặt thực tiễn.

Nước ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy làm xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học .................... nói riêng có dấu hiệu sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc kém ý thức trong quan hệ cộng đồng , không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho học sinh nhưng sự quan tâm của nhà trưòng đến vấn đề đạo đức của học sinh còn bị hạn chế, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm vừa phụ trách Đội trong lớp nên tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo chưa phát huy, chưa thực hiện đúng chức năng của mình. Các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho kế hoạch trong hoạt động giáo dục. Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt. Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hỏng, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ. Chính vì thế mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp. Cho nên giáo dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường .............” để nghiên cứu.


II. Mục đích nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để đưa ra biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường ......................

III. Nhiệm vụ nghiên cứu.

  • Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề
  • - Nhiệm vụ 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường ............
  • - Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.

IV. Đối tượng nghiên cứu.

  • Nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường ..............

V. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.

  • Giáo dục đạo đức.- Học sinh tiểu học trường ...........

VI. Phương pháp nghiên cứu.

  • - Đọc tài liệu
  • - Trò chuyện để tiếp cận giáo viên và học sinh.
  • - Lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này [Thầy, cô]

VII. Đóng góp của đề tài.

Bằng việc chỉ ra thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh tiểu học từ đó đưa ra và chia sẽ với đồng nghiệp, ban lãnh đạo, các cấp, các ngành để tìm ra những pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận:

1. Một số khái niệm liên quan.

  • a. Giáo dục.Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sữ nhất định. Thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp.- Nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là một quá trình trọn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
    - Nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi ... nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen, hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội.Như vậy giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau. Chính thông qua những loại hình hoạt động của người học được thực hiện trong những mối quan hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học được hình thành và phát triển.
  • b. Đạo đức:- Là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong quan hệ của nó đối với xã hội, đối với cá nhân khác và đối với bản thân mình làm hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội.- Là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, dữ/hiền... Trong phạm vi lương tâm con người hệ thống phép tắc đạo đức là trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học và pháp luật của một người hay nói một cách dễ hiểu đạo đức là khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên ngoài tức là con người có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng.
  • c. Học sinh tiểu học:Cấp tiểu học có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi [Đối với một số trẻ em không có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể muộn hơn 1 - 2 năm. Nghĩa là học sinh tuổi học có thể có trẻ em ở tuổi 13 - 14]Là lứa tuổi hồn nhiên đang hình thành và phát triển nhân cách đến trường học tập là một bước ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trường tiểu học thực sự mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở tuổi học trò.
    d. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.- Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo cuả giáo viên.- Là một quá trình giáo dục lâu dài được hình thành từ thấp đến cao từ những việc cụ thể trong cuộc sống đời thường từ đó phát triển rộng lên. Giáo dục nhân cách hành vi đạo đức con người là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con người nhận được những yếu tố sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nước, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi người.

 

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của trường Tiểu học Bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học Tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Tiểu học Công tác chỉ đạo và quản lý ứng dụng CNTT ở Tiểu học Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong trường tiểu học SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học Rèn luyện kỹ năng tập đọc cho học sinh Tiểu học

 

 

Chủ Đề