Những điều sau đây cho thấy tác động giống nhau của thuế và hạn ngạch ngoài trừ

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan, thuế ải [quan: 关 nghĩa là cửa ải để vào một nước] là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, thuế quan là một trong những công cụ bảo hộ thương mại được sử dụng rộng rãi nhất, bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế xuất-nhập khẩu còn được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế xuất nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế xuất-nhập khẩu là khá nhỏ.

Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối.

Buôn lậu trong lĩnh vực thương mại quốc tế là hành vi mà một số tổ chức, cá nhân thực hiện trái luật để trốn thuế xuất-nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

  • Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
  • Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
  • Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
  • Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
  • Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:

  • Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.

Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm.

Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:

  • Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt [chênh lệch giữa Qd và Qs] ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
  • Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản xuất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần [bằng diện tích hình BCEF] được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần [bằng diện tích hình AFGH] được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.

Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.

Bài chi tiết: Thuế nhập khẩu

Bài chi tiết: Thuế xuất khẩu

Bài chi tiết: Thuế quá cảnh

  • Hiệu ứng tiêu dùng
  • Hiệu ứng sản xuất
  • Hiệu ứng thương mại
  • Hiệu ứng doanh thu
  • Hiệu ứng phân phối lại thu nhập
  • Thuế quan của quốc gia đang phát triển không thể gây ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
  • Giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu tăng lên.
  • Chính phủ nhận được một khoản thu từ thuế.
  • Có sự phân phối lại thu nhập.
  • WTO
  • GATT
  • Thương mại tự do
  • Rào cản thương mại
  • Hải quan
  • Liên minh hải quan
  • Cấm vận
  • Phá giá
  • Thuế chống phá giá
  • Công thức Thụy Sĩ
  • Chính sách thương mại quốc tế

  • Học Kế toán Thuế Lưu trữ 2011-03-26 tại Wayback Machine
  • country profiles [tariffs, taxes …] Lưu trữ 2011-05-20 tại Wayback Machine Federation of International Trade Associations
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thuế quan.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuế_quan&oldid=66780272”

Việc thanh toán thuế nhập khẩu và Thuế/Thuế GTGT thường là trách nhiệm của người nhận hàng, tuy vậy, DHL Express vẫn tạo cơ hội cho các chủ tài khoản DHL thanh toán sau khi thông quan thay cho người nhận.

Trong trường hợp đó, sau khi giao hàng, DHL sẽ lập hóa đơn các loại thuế nhập khẩu và Thuế/Thuế GTGT cho khách hàng là chủ tài khoản mà chúng tôi đã thanh toán thay cho họ tại điểm đến, cộng với một khoản phí quản lý nhỏ.

Hạn ngạch đối với nông sản xuất khẩu sang EU theo EVFTA

27/08/2021

THS. ĐỖ THU HƯƠNG

Trường Đại học Luật Hà Nội

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Tóm tắt: Sau khi Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam [EVFTA] có hiệu lực, bên cạnh lộ trình xóa bỏ 99% số dòng thuế nhập khẩu thì EU duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông nghiệp vì chính sách bảo hộ đối với ngành sản xuất nội địa. Nội dung quan trọng nhất mà Việt Nam cần lưu ý là thủ tục cấp hạn ngạch được xác định riêng, chia thành 2 nhóm là mặt hàng gạo và các mặt hàng còn lại. Mặt hàng gạo được tách hạn ngạch thành các dòng khác nhau với quy định lần đầu tiên xuất hiện đối với gạo thơm cần có chứng nhận chủng loại gạo. Đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được tối đa mức hạn ngạch của EU, đem lại lợi thế để đạt được kim ngạch xuất khẩu cao trong EVFTA.

Từ khóa: Hạn ngạch đối với nông sản xuất khẩu, EVFTA.

Abstract: After the EVFTA comes into effect, in addition to the elimination of 99% of import tariff lines, the EU also maintained tariff quotas on a number of commodities, mainly agricultural products due to the policy on domestic market protection. The most important issue that Vietnam should be considered is that quota allocation procedures are defined separately into two groups, rice and the rest. The quantity of rice quota is divided into different lines with the first appearing regulation for fragrant rice requiring certification of fragrant rice varieties. If it meets this requirement, Vietnamese businesses can make the most of the EU's quota, providing an advantage to achieve high export turnover in the EVFTA.

Keywords: Quotas, agricultural products, rice, exports, EVFTA.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

1. Biện pháp hạn ngạch thuế quan trong thương mại quốc tế

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, có nhiều công cụ chính sách thương mại được các quốc gia áp dụng nhằm thực hiện một mục tiêu thương mại nào đó đối với các nước đối tác, bao gồm: thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch [thuế quan] nhập khẩu, giới hạn định mức xuất khẩu… Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, các quốc gia có xu hướng loại bỏ các biện pháp gây bất bình đẳng trong thương mại [trợ cấp xuất khẩu, hạn chế số lượng] bằng việc duy trì biện pháp hạn ngạch thuế quan. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, các quốc gia mới được phép duy trì hạn ngạch đối với một số mặt hàng cụ thể mà không vi phạm cam kết trong các hiệp định thương mại tự do [FTA].

Hạn ngạch được hiểu là giới hạn tối đa về khối lượng [hoặc giá trị] hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định [thường là một năm]. Nếu số lượng hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu đã vượt quá hạn ngạch thì việc nhập khẩu/xuất khẩu trong năm đó sẽ không được tiếp tục nữa. Hạn ngạch thuế quan là biện pháp nới lỏng hơn so với hạn ngạch bằng cách đưa ra một giới hạn hàng hóa được phép nhập khẩu/xuất khẩu và trong giới hạn đó, hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi theo cam kết giữa các bên, khi số lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch thì sẽ phải chịu mức thuế quan cao hơn so với mức ưu đãi. Như vậy, có thể thấy rằng, biện pháp hạn ngạch [thuế quan] là biện pháp hạn chế số lượng rất rõ rệt và không được khuyến khích trong thương mại quốc tế. Tác động xấu của biện pháp này khiến cho giá của hàng hóa tăng lên tại thị trường nước nhập khẩu, người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn [ví dụ, chương trình hạn ngạch đường của Hoa Kỳ đã khiến giá đường tại nước này cao gấp đôi so với giá thế giới[1]]. Các quốc gia sử dụng công cụ này nhằm mục đích bảo hộ thị trường trong nước, ngăn ngừa sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, hạn ngạch [thuế quan] nhìn chung không được hoan nghênh và việc quản lý công cụ thương mại này cần được thực hiện cẩn thận, tránh gặp phải những vụ kiện đến từ các nước đối tác[2].

Việt Nam và EU đã ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020. Đây là hiệp định quan trọng mà Việt Nam kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trở nên chất lượng và giá trị hơn. EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và sau 7 năm gia nhập là 99,2% số dòng thuế. Số dòng thuế còn lại [0,8%] tương đương 14 mặt hàng[3], EU áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%. Mức thuế ngoài hạn ngạch đối với những mặt hàng này được quy định ở mức rất cao[4]. Vì vậy, việc tận dụng được hạn ngạch sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn.

2. Quy định về hạn ngạch của EU đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam

2.1. Quy định mức hạn ngạch

Hạn ngạch đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang EU được quy định tại Tiểu mục 1, Mục B, Phụ lục 2A trong toàn văn của EVFTA. Nội dung này xác định rõ các mặt hàng với mã HS tương ứng và khối lượng hàng hóa trong hạn ngạch được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Nhìn tại thời điểm hiện tại, lượng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang EU vẫn chưa vượt quá mức hạn ngạch nên doanh nghiệp vẫn đang được hưởng lợi từ mức thuế 0% trong hạn ngạch. Ví dụ, mặt hàng gạo, trong năm 2019, khi EVFTA chưa có hiệu lực, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn gạo[5] sang EU. Năm 2020, do nền kinh tế toàn cầu gặp phải khó khăn vì dịch bệnh nên không tăng trưởng về sản lượng. So sánh với nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường EU là khoảng 2,3 triệu tấn gạo/năm thì rõ ràng hàng Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 2,2% nhu cầu này; hoặc mặt hàng mía đường, đây là ngành hàng đang gặp rất nhiều khó khăn của Việt Nam, cũng được hưởng lợi nhiều từ hạn ngạch của EU. Phải nói rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chính sách bảo hộ với ngành mía đường, bao gồm cả các nước phát triển và nước đang phát triển[6]. EU không phải ngoại lệ, nếu không có ưu đãi từ EVFTA[7], đường nhập khẩu từ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu tuyệt đối là 419 Euro/tấn đối với đường tinh luyện và 399 Euro/tấn đối với đường thô. So sánh với giá đường trên thế giới, tháng 2/2021 giá sản phẩm đường trắng được nhận định đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây cũng chỉ rơi vào 475,2 USD/tấn[8] thì việc được miễn thuế trong hạn ngạch là rất đáng kể.

Bảng dưới đây sẽ chi tiết hạn ngạch của EU đối với các mặt hàng cụ thể:

Mặt hàng

Mức hạn ngạch

Gạo

Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm, cụ thể:

Gạo chưa xay xát:lượng hạn ngạch là 20.000 tấn/năm

Gạo xay xát: lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm

Gạo thơm:lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm

Đường

Đường trắng: 10.000 tấn/năm

Sản phẩm chứa trên 80% đường: 10.000 tấn/năm

Nông sản khác

Trứng gia cầm đã qua chế biến: 500 tấn/năm

Tỏi: 400 tấn/năm

Ngô ngọt [trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12 mm]: 5.000 tấn/năm

Tinh bột sắn: 30.000 tấn/năm

Nấm: 350 tấn/năm

Cồn etylic: 1.000 tấn

Một số sản phẩm hóa chất [manitol, sorbitol, dextrins,…]: 2.000 tấn

2.2. Cơ chế phân bổ hạn ngạch của EU

Để thực thi quy định về hạn ngạch thuế quan trong EVFTA, EU đã ban hành Quy chế 2020/991[9] ngày 13/5/2020 phân bổ hạn ngạch đối với mặt hàng gạo và Quy chế 2020/1024[10] ngày 14/7/2020 phân bổ hạn ngạch đối với các mặt hàng khác.

2.2.1. Quy định đối với mặt hàng gạo

Theo Quy chế 2020/991, việc phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo sẽ giới hạn trong những doanh nghiệp nào có đăng ký với phía EU. Nhà nhập khẩu muốn được hưởng hạn ngạch sẽ nộp đơn theo thời hạn quy định [trong 7 ngày đầu tháng, tháng 12 là 7 ngày cuối] và nộp một khoản tiền bảo đảm cho lượng hàng đăng ký nhập khẩu [30 Euro/tấn].

Hạn ngạch đối với mặt hàng gạo được phân bổ theo từng quý trong 3 quý đầu năm, quý trước chưa dùng hết có thể chuyển sang quý tiếp theo. Hạn ngạch của quý cuối cùng sẽ được cộng dồn phần chưa sử dụng trong 3 quý đầu cho hết hạn ngạch của năm đó.

Nếu lượng đăng ký xin cấp phép cho mỗi giai đoạn vượt quá mức hạn ngạch thì EU sẽ phân bổ cho từng nhà nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với số lượng đã đăng ký.

Trong hạn ngạch 80.000 tấn gạo có 30.000 tấn thuộc loại gạo thơm quy định chặt chẽ hơn những loại gạo khác. Với những nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi cho gạo thơm, họ cần thêm một giấy chứng nhận đúng chủng loại gạo thơm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tiểu mục 1, mục B, Phụ lục 2A liệt kê 8 nhóm gạo thơm, danh mục này có thể được sửa đổi tùy theo tình hình thực tế do Ủy ban Thương mại quyết định.

2.2.2. Quy định đối với các mặt hàng khác[11]

Theo Quy chế 2020/1024, việc phân bổ hạn ngạch được thực hiện đơn giản hơn so với gạo. Hạn ngạch của một năm không cần phân chia theo từng giai đoạn mà sẽ cấp cho doanh nghiệp nào đăng ký trước theo nguyên tắc “first come first served” [doanh nghiệp nào đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước] cho đến khi hết mức hạn ngạch của năm đó. Nếu các doanh nghiệp xin cấp hạn ngạch vào cùng thời điểm mà không đủ hạn ngạch thì sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng.

Việc phân bổ hạn ngạch nêu trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động đăng ký với cơ quan cấp hạn ngạch [Tổng cục Thuế và Hải quan EU] và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho quá trình đăng ký. Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo, đây là mặt hàng có lượng hạn ngạch lớn nhất và cũng là mặt hàng có quy định phức tạp nhất. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán, cân nhắc và tìm đối tác để thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với thời điểm mà hạn ngạch được cấp. Lượng hạn ngạch 30.000 tấn dành cho các nhóm gạo thơm cần có giấy chứng nhận của cơ quan phía Việt Nam là vấn đề cần đáp ứng nếu muốn được hưởng hạn mức này. Nếu không, số lượng đó sẽ bị tính vào 50.000 tấn còn lại không yêu cầu xác định chủng loại. Phần tiếp theo sẽ trình bày về nội dung cấp giấy chứng nhận chủng loại gạo từ phía Việt Nam nhằm tận dụng được hết mức hạn ngạch của EU.

3. Những lưu ý nhằm đáp ứng quy định của EU về hạn ngạch thuế quan đối với Việt Nam

3.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm

Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định, hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam cần có chứng nhận xuất xứ [C/O] để xác định nguồn gốc xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mặt hàng gạo thơm, muốn được hưởng ưu đãi thì ngoài việc có C/O, hàng hóa cần thêm giấy chứng nhận chủng loại gạo. Đây là hai loại chứng nhận khác nhau và chứng nhận chủng loại gạo không thể thay thế được C/O. Để phục vụ việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2020 quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Trước khi EVFTA có hiệu lực, một số các FTA khác mà Việt Nam là thành viên cũng có quy định áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng gạo, nhưng không phân loại gạo thành các nhóm như EVFTA. Ví dụ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc [VKFTA] kết hợp với Thỏa thuận nhiều bên giữa Hàn Quốc và 5 đối tác WTO[12], Hàn Quốc dành cho gạo Việt Nam một lượng hạn ngạch là 55.112 tấn gạo bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu chứ không chia nhóm; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu [Hiệp định Việt Nam – EAEU] quy định mức hạn ngạch nhập khẩu vào các nước cụ thể với loại hàng cụ thể nhưng không yêu cầu giấy chứng nhận chủng loại gạo.

Đến thời điểm này, EVFTA là hiệp định đầu tiên và duy nhất có yêu cầu giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm để được hưởng ưu đãi thuế quan. Mục đích của yêu cầu này nhằm nâng cao phẩm cấp, chất lượng gạo nhập khẩu vào EU. Bên cạnh đó, việc có chứng nhận gạo thơm cũng giúp thương nhân có thể bán được với giá cao hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận này là Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thủ tục cấp giấy chứng nhận này khá nhanh chóng, kể từ khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ thì Cục Trồng trọt sẽ tiến hành thẩm định trong 5 ngày[13] đối với cấp mới chứng nhận hoặc 3 ngày[14] đối với chứng nhận lại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý, muốn được chứng nhận thì gạo thơm phải đạt được những điều kiện sau: [1] gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia[15]; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng [tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố]; [2] lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống [% số cây] không nhỏ hơn 95%[16]. Mặc dù quy định này không mới, nhưng không phải doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh lúa gạo nào cũng có thể đáp ứng được quy chuẩn này vì trong điều kiện trồng trọt ở nước ta hiện nay việc đảm bảo thuần giống ở mức độ cao là không hề dễ dàng. Đây chính là một minh họa cho thấy yêu cầu cao của thị trường EU. Bên cạnh đó, các nhóm gạo thơm được hưởng ưu đãi theo EVFTA đều được trồng tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên màchưa khai thác hết các vùng trồng lúa khác trên toàn quốc. Điều này cũng khiến cho việc tận dụng hết ưu đãi gặp khó.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh xuất khẩu gạo, việc nghiên cứu cho ra đời các giống lúa mới có phẩm chất và giá trị cao được đẩy mạnh nên các giống lúa mới liên tục xuất hiện; ví dụ, các giống ST24, ST25… Giống ST25 đặc biệt đã được trồng tại cả miền Bắc và đạt diện tích trên 100ha, cho thành phẩm đạt chất lượng cao nhưng lại không có tên trong danh sách giống lúa thơm được hưởng ưu đãi. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy mở rộng danh sách giống lúa thơm được hưởng ưu đã nhằm bắt kịp với những thành quả quảng bá sản phẩm, xu hướng yêu thích của thị trường.

Để có thể tận dụng được hết mức hạn ngạch nhằm hưởng ưu đãi, các mặt hàng bị áp hạn ngạch cần đáp ứng tối đa những quy định trong EVFTA; đặc biệt là mặt hàng gạo với việc chứng nhận chủng loại gạo thơm, nếu không sẽ bỏ lỡ 37,5% lượng hạn ngạch gạo mà EU ban hành, Chính phủ cần có chỉ đạo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các cơ quan hữu quan khác đưa ra chiến lược, quy hoạch cụ thể đối với quỹ đất nông nghiệp, dành một diện tích cần thiết để phát triển lúa gạo chất lượng cao trong bối cảnh phải chia sẻ quỹ đất với các mục tiêu phát triển công nghiệp khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chính sách hợp lý để chuyển đổi, cải tạo giống nhằm đat được sản lượng cao và chất lượng tốt.

3.2 Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu gạo

EU quy định áp dụng hạn ngạch đối với những mặt hàng nêu trên là nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ các đối thủ và cân đối nguồn nhập khẩu từ các thị trường khác nhau. Bởi lẽ, EU ký kết khá nhiều các FTA và có Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập dành ưu đãi cho nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Thị trường các mặt hàng nói chung và mặt hàng gạo nói riêng của Việt Nam tại EU là chưa nhiều. Vì vậy, mục tiêu trước hết là thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp trong nước kinh doanh mặt hàng gạo. Trong những mặt hàng nêu trên, kinh doanh gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trước đây, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP [Nghị định số 107] với những quy định thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp với điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã được giảm nhẹ rất nhiều. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau[17]:

- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Nếu doanh nghiệp không sở hữu cơ sở xay, xát, chế biến thì có thể thuê; hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm. Đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu thì không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến nằm trong hồ sơ kê khai để xin cấp Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp thương nhân không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu nếu thương nhân đó chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Sau khi Nghị định số 107 được ban hành, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tăng đáng kể đạt gần 200 doanh nghiệp vào cuối năm 2020[18]. Tuy nhiên, con số này khá khiêm tốn so với những ngành nghề khác, trong bối cảnh gạo là mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam.

Để bảo đảm an ninh lương thực, theo quy định của Nghị định số 107, thương nhân xuất khẩu gạo phải đảm bảo một mức dự trữ tương đương 5% số lượng gạo mà họ đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó[19]. Tuy nhiên, quy định này lại là một trở ngại khiến cho các doanh nghiệp không mặn mà với lĩnh vực kinh doanh gạo. Chúng tôi cho rằng, việc cân đối và giữ gìn an ninh lương thực nên thuộc về trách nhiệm của Chính phủ, nên nguồn kinh phí để dự trữ lương thực không nên đặt lên vai doanh nghiệp. Chưa kể, chính vì trách nhiệm dự trữ gạo đang thuộc về doanh nghiệp nên khi có những biến động trên thị trường [dịch bệnh, thiên tai, mất mùa…] thì Chính phủ sẽ can thiệp bằng các biện pháp như tạm ngừng xuất khẩu. Biện pháp này lại dẫn đến trường hợp doanh nghiệp bị mất đối tác, mất uy tín và có thể bị phạt vì vi phạm hợp đồng. Vì vậy, việc sửa đổi quy định nêu trên là thực sự cần thiết.

3.3. Chú trọng bảo hộ thương hiệu cho hàng nông nghiệp

Hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa nói chung và hàng nông nghiệp nói riêng là điểm yếu lớn mà Việt Nam chưa thể khắc phục được. Đứng dưới góc độ luật sở hữu trí tuệ, có nhiều cách để một tài sản trí tuệ được bảo hộ[20], nhưng hàng hóa Việt Nam hầu như rất ít được bảo hộ các yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ. Lịch sử 30 năm xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa ghi nhận một nhãn hiệu gạo nào được bảo hộ tại các thị trường nhập khẩu. Vì vậy, câu chuyện “mất thương hiệu” đã được nhắc đến rất nhiều như cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc…. có thể được lặp lại đối với gạo xuất khẩu.

Gần đây nhất là trường hợp của giống gạo thơm ST25, một trong những mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các hàng nông nghiệp, khi nhãn hiệu ST25 đã bị đăng ký bảo hộ[21] tại Hoa Kỳ bởi một số doanh nghiệp Hoa Kỳ [chủ doanh nghiệp là người gốc Việt], những đơn đăng ký này đều được nộp trong năm 2020, sớm nhất là vào 18/6/2020[22], tức là chủ đơn đã nhận thấy tiềm năng của nhãn hiệu này và đăng ký cho dù họ không thật sự là người sáng tạo ra giống lúa này. Câu hỏi liệu nhãn hiệu ST25 có bị “mất” như những nhãn hiệu trước đó hay không vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, đây là bài học lớn tiếp theo về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Một nhãn hiệu khi đã đăng ký thành công tại một quốc gia thì chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu mới được quyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hóa, dịch vụ… của mình, tức là doanh nghiệp Việt Nam [người “mất” nhãn hiệu] không thể sử dụng nhãn hiệu đó để gắn lên sản phẩm của mình, không thể quảng bá sản phẩm dưới cái tên đó; tóm lại, không được quyền khai thác bất cứ điều gì từ nhãn hiệu đó. Nói cách khác, chính hàng hóa mang lại uy tín, tên tuổi cho nhãn hiệu đó sẽ trở thành hàng vô danh, làm suy giảm rất nhiều giá trị. Thị trường EU và cả Hoa Kỳ, Nhật Bản… là những thị trường khó với yêu cầu chất lượng khắt khe và mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ rất cao, nên nếu doanh nghiệp của Việt Nam và Chính phủ không có sự chủ động cũng như hỗ trợ bảo vệ tài sản trí tuệ gắn liền với hàng hóa Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu sẽ không chỉ gặp khó trong việc đáp ứng yêu cầu chất lượng mà còn có thể không thể gia nhập thị trường do rào cản về luật sở hữu trí tuệ.

Khắc phục được những vấn đề cốt lõi nêu trên chính là bước chuẩn bị những điều kiện cần đủ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông nghiệp nói riêng. Việc tham gia nhiều các FTA trong những năm gần đây là tín hiệu tốt cho thấy Việt Nam sẵn sàng mở rộng thị trường, đưa hàng hóa đi khắp thế giới. EVFTA là kết quả của quá trình đàm phán gay cấn cho đến những thời điểm cuối cùng, những kết quả đàm phán đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và cũng nhiều áp lực. Riêng trong vấn đề hạn ngạch dành cho hàng nông sản, chúng ta phải tìm cách đáp ứng các đòi hỏi của thị trường EU nhằm tận dụng hết hạn ngạch, tối đa hóa lợi ích từ Hiệp định này./.

[1] //public.wsu.edu/~hallagan/EconS327/weeks/week5/Sugar/sugarquota.html.

[2] Nhật Bản bị kiện trong vụ DS323 [WTO]: Hạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm táo tía tẩm ướp và sấy khô;

Trung Quốc bị kiện trong vụ DS517 [WTO]: Hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp lúa mì, gạo và ngô.

[3] Trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay thuộc một số loại gạo thơm nhất định; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác.

[4] Ví dụ mặt hàng gạo, năm 2020 giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 600 USD/tấn, thuế ngoài hạn ngạch EU áp 175 Euro/tấn, tương đương 35%. Trước khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế nhập khẩu mà gạo Việt Nam phải chịu khi xuất khẩu sang EU vào khoảng 15%.

[5] Báo cáo Thị trường gạo năm 2020, //cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-gao-nam-2020-16111472504561619634030.pdf.

[6] Sugar Policies: Opportunity for Change, Donald Mitchell1 Development Prospects Group, The World Bank, World Bank Policy Research Working Paper 3222, February 2004.

[7] EU duy trì ưu đãi rất hẹp đối với việc nhập khẩu đường. Ngoài các cam kết trong FTAs quy định theo hướng ban hành hạn ngạch thuế quan, EU chỉ miễn thuế nhập khẩu đường [và tất cả các sản phẩm trừ vũ khí] hoàn toàn cho các nước thuộc nhóm EBA [Everything But Arms – Mọi thứ trừ vũ khí] nằm trong Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU. Chương trình này ghi nhận EBA gồm 49 quốc gia tại nhiều khu vực trên thế giới, đều thuộc nhóm các nước kém phát triển nhất.

[8] //www.isosugar.org/prices.php.

[9] //eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv:OJ.L_.2020.221.01.0064.01.ENG.

[10] //eur-lex.europa.eu/legal-content/GA/TXT/?uri=CELEX:32020R1024.

[11] Footnote số 3, trừ mặt hàng gạo

[12] Bao gồm: Hoa Kỳ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Australia.

[13] Điều 7, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.

[14] Điều 8, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.

[15] QCVN 01-65 : 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa.

[16] Điều 4, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.

[17] Điều 4 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

[18] //www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cap-nhat-danh-sach-thuong-nhan-kinh-doanh-xuat-khau-gao-19842-22.html.

[19] Điều 12 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

[20] Thường đối với tên gọi gắn liền với hàng hóa có thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu, nhưng luật sở hữu trí tuệ quy định rất nhiều hình thức khác như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế…

[21] Kết quả tra cứu cho đến ngày 22/4/2021 đã có 5 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ;//tmsearch.uspto.gov/bin/showfield?f=toc&state=4801%3Ag7j91u.1.1&p_search=searchss&p_L=50&BackReference=&p_plural=yes&p_s_PARA1=&p_ta LD&expr=PARA1+search=Submit+Query.

[22] //tmsearch.uspto.gov/bin/showfield?f=doc&state=4808:ud3xl1.2.2.

[Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09 [433], tháng 5/2021.]

Video liên quan

Chủ Đề