Nhổ răng hàm dưới bị sau giá bao nhiêu?

Răng sâu để lâu mà không tìm cách chữa trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai cũng như tâm lý của bạn. Tuy nhiên răng sâu rồi có cần phải nhổ và nên nhổ trong trường hợp nào? Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền? Tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây nhé!

Mục lục

Những trường hợp cần nhổ răng sâu

Thông thường, dù bị các bệnh lý khác nhau bác sĩ vẫn cố gắng giữ lại răng thật tối đa cho mọi người. Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể chữa trị được nữa như răng bị sâu quá nặng, răng bị hư hỏng nghiêm trọng,… Khi đó việc nhổ bỏ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng cho toàn hàm. Ngoài ra còn giúp bạn không thấy phiền toái bởi những cơn đau nhức.

Các trường hợp cần nhổ bỏ răng sâu cụ thể như sau:

Răng bị sâu hoàn toàn

Trường hợp răng bị sâu hoàn toàn, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Bởi vì sâu răng đã tấn công mạnh và phá hủy các mô cứng của răng, bao gồm cả men răng, ngà răng và tủy răng. Thậm chí có trường hợp sâu răng nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến các vùng xung quanh chóp răng. Do vậy, chúng gây ra rất nhiều phiền toái, gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và cho chụp phim X-quang. Sau đó phát hiện tình trạng răng sâu của bạn ở mức độ nhẹ hay nặng, mẻ, vỡ ít,… Nếu có thể, bác sĩ ưu tiên chọn phương pháp khác trong nha khoa để khắc phục như trám răng hoặc bọc răng sứ cho răng sâu. Còn nếu không thể thì biện pháp cuối cùng chính là nhổ bỏ.

Răng bị nhổ trong trường hợp răng sâu quá nặng, nghiêm trọng như:

  • Răng sâu hoàn toàn, chỉ còn chân răng
  • Răng bị vỡ mẻ gần như toàn bộ cấu trúc của răng
  • Răng chết tủy, viêm cuống chân răng,…

Việc nhổ răng sâu trong trường hợp này sẽ tránh ảnh hưởng đến răng kế cận, tránh nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ khuôn hàm, ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe răng miệng về sau.

Răng bị gãy sát nướu

Trường hợp này nếu cần thiết cũng cần nhổ bỏ răng sâu. Có một số người răng bị mẻ vỡ ở mức độ nhỏ, diện tích không nhiều, chân răng còn khỏe mạnh thì không cần phải nhổ. Thay vào đó là khắc phục bằng trám răng hoặc bọc răng sứ.

Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, tỷ lệ giữ được các răng bị gãy gần sát hoặc bên dưới nướu là rất thấp. Hầu hết những trường hợp răng sâu như thế này thì bác sĩ thường chỉ định phải nhổ bỏ.

Những trường hợp trên là điển hình cho việc cần nhổ bỏ răng sâu để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhưng tùy vào tình trạng thực tế sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ mới đi đến kết luận nên nhổ bỏ hay giữ lại. Hoặc dùng phương pháp điều trị khác. Vì mỗi người có tình trạng răng miệng khác nhau nên bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa thực sự uy tín để được thăm khám một cách chính xác nhé!

Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?

Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền cũng là một trong những băn khoăn của nhiều người. Thực tế, trên thị trường giá nhổ răng sâu tại các nha khoa không giống nhau. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí răng bị sâu, bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất,… Để mọi người dễ theo dõi, chúng tôi sẽ phân chia thành các trường hợp nhổ răng sâu khác nhau.

Nhổ răng sữa trẻ em

Nhổ răng sữa cho trẻ em với các nha khoa gần như là hoàn toàn miễn phí. Do vậy các bậc phụ huynh nếu có con bị sâu răng thì đừng ngần ngại mà đến các địa chỉ uy tín nhé. Nếu trong trường hợp có thu phí thì mức phí cũng rất ít.

Nhổ răng sâu với người trưởng thành

Với người trưởng thành, chi phí nhổ răng sâu dao động từ khoảng 500K– 1 triệu hoặc cao hơn. Mức giá này có thể tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

Nhổ răng sâu với răng khôn

So với răng sâu thường thì nhổ răng khôn sẽ phức tạp hơn. Răng khôn hay răng số 8 là chiếc mọc cuối cùng trong cung hàm ở độ tuổi từ 17 – 26 tuổi. Bởi vì chúng xuất hiện sau cùng khi các răng khác đã chiếm đủ chỗ nên răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên sang răng bên cạnh.

Không chỉ vậy, răng khôn còn là chiếc răng dễ bị sâu nhất khi chúng nằm sâu ở trong cung hàm. Việc nhìn thấy và vệ sinh chiếc răng này tương đối khó khăn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây tình trạng sâu răng, viêm nướu.

Nhổ răng khôn, nhất là răng bị hư, sâu khó khăn, phức tạp hơn nên mức chi phí sẽ cao hơn so với răng thường. Tiểu phẫu này dao động từ khoảng 1.5 triệu – 3 triệu/chiếc răng tùy vào từng trường hợp khác nhau.

Quy trình nhổ răng sâu như thế nào?

Nhổ răng sâu có thể là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa nhưng để có kết quả nhanh chóng, an toàn thì bạn cần bác sĩ tay nghề giỏi, chuyên môn cao và tuân thủ đúng theo quy trình chuẩn Y khoa dưới đây.

Bước 1: Thăm khám tổng quát & chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra cẩn thận cho khách hàng. Tiếp đến là chụp phim X-quang để xác định cụ thể tình trạng sâu ở răng nào. Sau đó đánh giá mức độ hư tổn của răng, cấu trúc các răng trong khuôn hàm. Chiều dài, chiều rộng hay số chân răng, xương xung quanh của răng bị sâu ra sao. Tiếp đến mới có kế hoạch nhổ răng phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Sau đó, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bệnh nhân. Sử dụng nước súc miệng có chứa Fluor để làm sạch vi khuẩn có trong các kẽ răng. Từ đó giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Tránh tình trạng viêm nhiễm không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.

Bước 3: Thực hiện gây tê

Đây cũng là bước quan trọng khi nhổ răng sâu giúp bạn không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng. Đặc biệt đối với người có răng nhạy cảm hay sợ nhổ răng từ nhỏ thì càng nên thận trọng.

Các loại thuốc tê được sử dụng có thể là Novocain, Lodocain, Xylocain, Procain,… Trong đó, thuốc Xylocain là thuốc mạnh nhất dùng dưới dạng để tiêm hoặc bôi trực tiếp vào chỗ răng cần nhổ. Gây tê thường áp dụng trong trường hợp người bệnh khỏe mạnh, không bị bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp,… Bác sĩ sẽ tiêm hoặc bôi thuốc tê vào vị trí nhổ răng. Sau một vài phút khi thuốc tê ngấm mới tiến hành nhổ răng.

Bước 4: Tiến hành nhổ răng sâu an toàn

Khi thuốc tê đã ngấm hoàn toàn, bác sĩ tiến hành nhổ răng bằng các dụng cụ đã được vô trùng nghiêm ngặt theo quy định. Việc loại bỏ chân răng cũng như toàn bộ chiếc răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau nhức.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Sau khi răng sâu được loại bỏ, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Tiếp đến là hẹn lịch đến tái khám nếu cần thiết.

Đọc thêm: Răng khôn bị sâu có trám được không?

Những điều cần lưu ý trước và sau khi nhổ răng sâu

Để quá trình nhổ răng sâu, nhất là nhổ răng khôn diễn ra an toàn, thuận lợi, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

Trước khi nhổ răng sâu

  • Trước khi nhổ răng sâu, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám cụ thể toàn bộ khoang miệng cũng như vị trí răng cần nhổ. Nếu đang bị bệnh như tim mạch, huyết áp hoặc uống các loại thuốc thì bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để tìm phương án thích hợp.
  • Trước khi nhổ răng sâu, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để xác định xem có mắc bệnh máu khó đông, HIV hay các bệnh khác hay không.
  • Trước khi đến nhổ răng, bạn ăn uống đầy đủ và giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Trong quá trình nhổ răng, nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc có bất ổn gì thì phải ra dấu cho bác sĩ ngay.
  • Hãy tuân thủ hoàn toàn chỉ định của bác sĩ sau khi kết thúc quá trình nhổ răng.

Chăm sóc sau khi nhổ răng sâu

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhằm hỗ trợ chống viêm, tiêu sưng. Bạn nên tuân thủ và uống thuốc theo như bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Chườm đá lạnh để giảm đau

Trong ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn có thể cảm thấy đau và e buốt. Lúc này, hãy lấy một vài viên đá, cho vào vải sạch rồi chườm xung quanh vị trí vừa nhổ răng. Thời gian chườm khoảng 5 phút. Sau đó cho ra, nghỉ ngơi và chườm tiếp đến khi thấy tốt hơn nhé.

– Vệ sinh răng miệng

Cũng trong ngày đầu tiên, bạn không nên đánh răng mà chỉ súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh làm vỡ cục máu đông. Sau đó sang ngày thứ 2 thì có thể đánh răng một cách nhẹ nhàng.

Trong thời gian đang phục hồi, bạn vẫn nên ưu tiên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đừng tự ý pha nước muối hạt vì bạn không biết liều lượng phù hợp.

– Những điều cần tránh

  • Không được khạc nhổ nhiều và mạnh trong thời gian sau khi nhổ răng.
  • Không dùng tay hoặc bất kỳ vật dụng nào chọt vào vị trí nhổ răng.
  • Không được uống bia, rượu, chất kích thích để vết thương chóng lành hơn.

– Chế độ dinh dưỡng khi nhổ răng

Trong ngày đầu sau khi nhổ răng, các bác sĩ đều khuyên bạn nên ăn các đồ mềm, mịn, không phải nhai nhiều như cháo, súp,… Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin từ nước rau củ quả tự nhiên, sữa chua, thịt gà, hải sản xay nhỏ,…

– Đến cơ sở nha khoa nếu thấy dấu hiệu bất thường

Nếu sau khi nhổ răng sâu từ khoảng 3 – 5 ngày mà tình trạng đau nhức hay sưng không hề thuyên giảm thì cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và xử lý nhé.

Lưu ý, răng sau khi mất đi, bạn nên sớm có kế hoạch khắc phục bằng cách trồng răng để phục hồi chức năng ăn nhai bình thường và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt. Xem chi tiết: 7 điều cần biết trước khi quyết định trồng răng

Địa chỉ nhổ răng sâu an toàn, uy tín nhất hiện nay

Nhổ răng sâu hay nhổ răng khôn đều là những tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa. Tuy nhiên tìm những địa chỉ uy tín vẫn rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo nha khoa Thúy Đức với hơn 15 năm kinh nghiệm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Tại sao nên chọn nhổ răng tại nha khoa Thúy Đức?

Nha khoa Thúy Đức có sự kết hợp của những yếu tố hàng đầu từ đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị hiện đại,… đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, hiệu quả nhất.

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, đã có nhiều năm tu học tại nước ngoài. Thực hiện thành công hàng nghìn ca nhổ răng khác nhau cho khách hàng.
  • Các loại thuốc tê sử dụng đều được cấp phép của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng cao, tránh những biến chứng liên quan có thể xảy ra.
  • Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại hàng đầu thế giới, lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á như máy Vatech Pax-I chụp Panorama và máy iTero 5D cho phép lấy dấu răng chỉ sau 60s,…
  • Quá trình nhổ răng sâu được thực hiện trong phòng phẫu thuật hiện đại, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn. Tất cả những dụng cụ đều đảm bảo sạch sẽ 100%.

Chi phí nhổ răng sâu tại nha khoa Thúy Đức

Hiện nay, chi phí nhổ răng sâu, răng khôn tại nha khoa Thúy Đức dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng/răng. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng răng bị sâu ở vị trí nào, mức độ nghiêm trọng ra sao.

Tại nha khoa Thúy Đức, nhổ răng sâu được thực hiện an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa đau nhức với mức chi phí phù hợp nhất đảm bảo sẽ làm hài lòng tất cả khách hàng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn [không mất phí] với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  

Nhổ răng cưa giá bao nhiêu tiền?

2. Chi phí nhổ răng cửa giá bao nhiêu tiền?.

Nhổ chân răng hàm giá bao nhiêu?

Chi phí nhổ răng bị sâu thường dao động trong khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/răng. Ở những trường hợp phức tạp hơn, mức chi phí có thể sẽ tăng lên do phải điều trị tủy răng rồi mới nhổ.

Nhổ răng khôn ở Bệnh viện răng hàm mặt bao nhiêu tiền?

Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền?.

Nhổ răng số 7 tốn bao nhiêu tiền?

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, nhiều người đang thắc mắc nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền. Theo khảo sát trên thị trường hiện nay, mức giá này dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng/răng.

Chủ Đề