Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật Nam nào

23/09/2021 | 08:08 | 394 views

  • Tên khai sinh: Lưu Hữu Phước
  • Nghệ danh: Huỳnh Minh Siêng, Hồng Chí, Anh Lưu, Long Hưng
  • Ông sinh ngày 12.09.1921
  • Ông mất ngày 08.06.1989 [hưởng dương 68 năm]
  • Quê quán: Ô Môn, Cần Thơ
  • Thể loại sáng tác: Ca khúc trữ tình, Chính ca, Nhạc tiền chiến, Nhạc thiếu nhi, Nhạc đỏ

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một gia tài sáng tác đồ sộ.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được sinh ra ở Ô Môn – Cần Thơ. Chính mảnh đất phù sa Tây Đô này đã giúp ông thấm nhuần những giai điệu đờn ca tài tử từ khi mới lọt lòng.

Ông không chỉ tự học cổ nhạc mà còn theo đuổi tân nhạc và bắt đầu bước chân vào sự nghiệp sáng tác từ năm 16 tuổi với ca khúc đầu tay là “Non sông gấm vóc”.

Bức chân dung tượng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thể hiện niềm kính trọng với vị nhạc sĩ tài hoa.

Ít ai biết rằng cậu bé Lưu Hữu Phước ngày nào từng học Trường cao đẳng Y dược. Thế nhưng nơi phố phường Thăng Long ngày đó không đưa ông trở thành một vị bác sĩ lành nghề mà lại hun đúc lên một vị nhạc sĩ tài ba.

Đây cũng là khoảng thời gian nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phải chứng kiến Tổ quốc mình quằn mình chống giặc ngoại xâm vì vậy ông đã cho ra đời hàng loạt bản hùng ca.

Những ca khúc của ông như Hồn tử sĩ, Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang, Hờn sông Gianh, Tiếng gọi thanh niên, Việt nữ gọi đàn, Ải Chi Lăng… đã trở thành giai điệu cổ vũ tinh thần yêu nước, nâng cao sức mạnh cho các thanh niên thời ấy.

Đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước không chỉ mang tài năng sáng tác của mình đi phục vụ đất nước mà ông còn là tri thức tranh đấu tiêu biểu ở miền Nam, là một nhà quản lý văn hóa cự phách.

Ông đã cùng những nhạc sĩ vang danh thời đó thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam…

Sau đó, ông cũng đảm nhận các vị trí quan trọng trong miền Nam, đó là Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Đến ngày 8/6/1989, vị nhạc sĩ tài ba của chúng ta đột ngột qua đời vì một cơn đau tim, để lại niềm tiếc nuối vô hạn cho nền âm nhạc Việt Nam với một gia sản sáng tác khổng lồ.

Cuộc đời ông là một bản hùng ca cách mạng

Có thể nói, trong cuộc đời 68 năm, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lại vô vàn bản hùng ca như ai đó đã từng nói: “Lưu Hữu Phước chính là người viết lên lịch sử bằng âm nhạc. Những ca từ của ông luôn mang bóng hình của dân tộc, ẩn chứa trong đó là sức mạnh tuổi trẻ, lòng dũng cảm của bao thế hệ người Việt”.

Những giai điệu oai hùng trong các sáng tác của ông thấm đẫm chất thời đại, thể hiện mãnh liệt hào khí dân tộc từ giai đoạn phát triển cho đến lúc vinh quang.

Kỷ vật của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ.

Một trong những tác phẩm kinh điển của ông trong dòng nhạc cách mạng là Giải phóng miền Nam. Bài hát này như một lời thôi thúc lòng người trong cuộc chiến sinh tử giành độc lập.

Vì vậy mà suốt hơn 70 năm qua, giai điệu và lời ca Giải phóng miền Nam vẫn luôn được cất lên trong những dịp trọng đại.

Với những đóng góp của mình cho âm nhạc và đất nước, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý. Đặc biệt trong đó phải kể đến Huân chương Độc lập hạng Nhất [1987] và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật [1996].

Hoàng Việt [28 tháng 2, 1928– 31 tháng 12, 1967] là một nhạc sĩ Việt Nam, người mà tên tuổi đã đi vào nền tân nhạc với tác phẩm "Tình ca".

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh tại Chợ Lớn [nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh], quê quán: huyện Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt. Sau đó ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ [khu 8] đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sỹ [trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...] vào chiến trường miền Nam và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - quê ngoại của mình.

Hoàng Việt được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 1996. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, Hoàng Việt được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký cùng với nhà thơ Lê Anh Xuân, và một số văn nghệ sĩ khác.

Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: "Lá xanh", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Mùa lúa chín" và đặc biệt là "Tình ca". Hoàng Việt viết "Tình ca" từ những dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau. Tuy nhiên bài hát còn có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương trình diễn bài hát lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1957, một số nhạc sĩ và lãnh đạo cho rằng ca từ bi lụy, yếu đuối. "Tình ca" vì vậy bị xếp lại, đến sau 1967 mới dần dần được trình diễn. Từ đó ông ngừng sáng tác một thời gian dài. Về "Tình ca", nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: "Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người".

Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng "Quê hương" gồm bốn chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt nam.

Theo Wikpedia

Phát hành bộ tem 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

[NLĐO] – Ngày 12-9, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước [1921-2021], Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ phát hành bộ tem Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

  • Lưu Hữu Phước - Người tài tứ Dậu

  • Đêm nhạc “Lưu Hữu Phước - Nhạc sĩ hùng ca”

  • Nhạc Lưu Hữu Phước - Âm vang lời sông núi

  • Khai mạc Liên hoan Ca nhạc Lưu Hữu Phước 2009

Tem có kích thước 43 mm x 32 mm do họa sĩ Tô Minh Trang và Phạm Trung Hà [Tổng công ty Bưu điện Việt Nam] thiết kế và được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 12-9 đến ngày 30-6-2023 với giá 4.000 đồng/cái.

Bộ tem chỉ có một mẫu, in chân dung nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và văn bản ca khúc "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" do ông sáng tác.

Gia đình nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã cung cấp tư liệu phục vụ công tác thiết kế bộ tem và cho phép sử dụng bộ tem nhân kỷ niệm ý nghĩa này.

Được biết, đây là bộ tem thứ hai nằm trong kế hoạch 4 bộ tem mà Bộ Thông tin và Truyền thông lên kế hoạch phát hành trong sáu tháng cuối năm 2021.

Bộ tem in chân dung nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và văn bản ca khúc "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" do ông sáng tác

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trong những tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam, đại diện cho âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. PGS-TS Trần Quang Hải nói: "Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam và là một trong những nhạc sĩ đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc vốn có xuất xứ từ âm nhạc phương Tây. Lúc cha tôi là GS-TS Trần Văn Khê còn sống, ông vẫn thường tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, vinh danh những sáng tác ông để lại cho đời, tất cả đều có giá trị về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử như:"Thanh niên hành khúc", "Lên đàng", "Hồn tử sĩ", "Giải phóng miền Nam".

Với những đóng góp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương; trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất [1987], Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 [1996]. Ông mất năm 1989 tại TP HCM.

Thanh Hiệp [ảnh do Bưu điện VN cung cấp]

Video liên quan

Chủ Đề