Nguyên nhân và hậu quả của lũ quét

– Biện pháp:

+ Xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí,

+Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí.

– Nguyên nhân :

Việc khai thác, chặt phá rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đã khiến nhiều cánh rừng trở nên trơ trụi.

– Các kiểu khai thác khoáng sản từ thủ công đến công nghiệp và xây dựng các công trình lấn chiếm lòng suối, làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân tố quan trọng tạo ra nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét.

– Xây dựng công trình hồ chứa, đập thủy điện không đủ an toàn tạo ra nguy cơ vỡ đập, gây ra dòng lũ quét nhân tạo, đe dọa cuộc sống của cư dân xung quanh.

-Hậu quả :

 – Thiên tai ảnh hưởng với nhân họa tạo ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng hơn. 

– Nếu không thay đổi được tình trạng này thì lũ lụt, sạt lở vẫn tiếp tục, không thể có kết cục tốt đẹp hơn.

Hậu quả nặng nề

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương cho thấy, từ năm 2000 đến 2015, đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương gần 351 người, hơn 9.700 căn nhà đổ trôi, hơn 100.000 căn nhà ngập, hư hại nặng; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính hơn 3.300 tỷ đồng….

Lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận.

Phân tích nguyên nhân xảy ra lũ quét và sạt lở đất cho thấy, ngoài yếu tố khách quan, còn do tác động của con người. Do sự chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về thiên tai như: việc bạt núi mở đường chưa đáp ứng độ ổn định tạo nguy cơ sạt trượt; khai thác khoáng sản, gỗ, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng gây cản trở, ách tắc đường thoát lũ; san lấp sông, suối để xây dựng công trình, nhà ở gây tắc nghẽn dòng chảy, các khu vực dòng suối co hẹp; do ý thức của người dân về phòng chống thiên tai còn chủ quan, bất cẩn trong khi có lũ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động, kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp nhất là ở cơ sở chưa quyết liệt…

Lập bản đồ khoanh vùng khu vực sạt lở đất, lũ quét

Từ năm 2006 đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản [Bộ TN&MT] đã triển khai đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, các nhà khoa học của Viện đã ghi nhận tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc, đang có khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất; trong đó, 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

Hiện, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá, bản đồ cấu trúc địa chất và bản đồ phân bố mưa cho 10 tỉnh miền núi phía Bắc, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.

Ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, trong giai đoạn đề án kéo dài đến năm 2020, cả bản đồ phân vùng trượt lở đất và lũ quét sẽ được xây dựng với tỷ lệ tăng dần, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn để phục vụ cho chính quyền và người dân địa phương biết tại vùng họ đang sinh sống có xảy ra hiện tượng trượt lở đất hay không.

“Trước mắt, để giảm được những nguy cơ do sạt lở đất, chúng ta phải có những thay đổi trong nhận thực cũng như hành động. Nhận thức về bão lũ thiên tai cần phải được đầy đủ. Trượt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau bão. Chính quyền địa phương cùng nhân dân phải nâng cao cảnh giác để giảm nhẹ tối đa thiệt hại” – Ông Văn khẳng định.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực cảnh báo các địa phương có biện pháp phòng tránh, nhưng sau mỗi cơn bão, vẫn còn tình trạng thiệt mạng do lũ quét, sạt lở đất ở nhiều địa phương. Đặc biệt, sau cơn bão số 3 vừa qua, sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản ở các tỉnh phía Bắc. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu liên Bộ TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT phối hợp với các địa phương lập bản đồ chi tiết khu vực sạt lở đất, lũ quét để cảnh báo cho người dân.

I. Đặt vấn đề
Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực
sông nằm
trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.
Những nơi thường bị lũ quét nhiều nhất là: miền Nam nước Pháp, Bắc Ý,
sườn núi Andes, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Nepan,
Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, lưu vực sông quanh vùng núi San – Gabriel
[bang Califonia – Mỹ], Chilê, Peru, Colombia…. Lũ lụt, thiên tai nói chung
và lũ quét nói riêng ở các nước có khí hậu gió mùa và xoáy thuận nhiệt đới
châu Á ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ,
cường độ lên nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các
lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi được gọi là lũ quét. Có thể thấy hầu như năm
nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước ta. Lũ quét xuất
hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập và có sức tàn phá lớn.
I. Nội dung
Page 1 of 40
I.1.Khái niệm cơ bản về lũ quét
I.1.1. Định nghĩa lũ quét
Định nghĩa: Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại
trong một thời gian ngắn [lên nhanh, xuống nhanh], dòng chảy xiết có hàm
lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn.
Hình 1: Lũ quét tại các tỉnh phía Bắc năm 2008
Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
Mưa với cường suất lớn trên địa hình đặc biệt; Nơi có độ dốc lưu vực trên
Page 2 of 40
20% - 30%; Nhất là nơi có độ che phủ của thực vật thưa do lớp phủ thực vật
bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập
trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng
nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.
Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với

cường độ lớn. Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ
mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt động của con người
cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực.
I.1.2. Phân biệt lũ quét và lũ thông thường
Lũ quét Lũ thông thường
Lũ quét là một dạng lũ lớn chứa
nhiều vật chất rắn, xảy ra bất ngờ
trong một thời gian ngắn trên các lưu
vực nhỏ, địa hình dốc, lưu tốc cao.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng
cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần.
Page 3 of 40
Lũ quét chuyển động rất nhanh,
tập trung gần như tức thời, đỉnh lũ
thường xuất hiện chỉ từ 3h đến 4h sau
khi bắt đầu mưa, thường chỉ bằng 1/2
hoặc 1/3 thời gian truyền lũ thông
thường.
Lũ lớn trên sông diễn biến chậm
và thường xảy ra trên diện rộng và
kéo dài.
I.1.3. Đặc điểm của lũ quét
 Là những trận lũ bất ngờ,duy trì trong một thời gian ngắn [khoảng vài
ba giờ hoặc chưa đến 1 ngày] và có sức công phá lớn.
 Có sự tham gia của nước chảy tràn cùng các vật liệu tảng,cuội,bùn
cát,cây cối lẫn lộn trong nước.
 Lượng vật liệu rắn trong dòng nước lũ từ 10% đến 60%.
 Lưu lượng từ 500-2500 m3/s.
 Tốc độ dòng nước rất lớn,kèm theo những đợt sóng tràn.

 Lũ quét thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
Page 4 of 40
I.1.4. Các dạng lũ quét
Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào hình
thức, quy mô phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ
quét được phân ra các lọai chính sau:
• Lũ quét sườn dốc [Sweeping flood, flash flood] : mưa lớn đột ngột
xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp
cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn
[thường vào đêm và sáng], có tốc độ lớn, quét đi mọi chướng ngại vật trên
đường nó đi qua.
• Lũ bùn đá [Mudflow] : lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ. Hầu
hết những dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều
nhân tố như nước mưa, động đất, xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm, những
mảnh vụn [đất, đá] do trượt đất cuốn đi hoà với nước sông, suối trở thành
dòng bùn.
• Lũ nghẽn dòng [Debris flood] : Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá,
cuội sỏi.
• Sự cố hồ chứa nước nhân tạo : Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ, sóng
lũ sẽ gây ra lũ quét tương tự như lũ quét nghẽn dòng.
Page 5 of 40
Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta là lũ quét sườn dốc, lũ
bùn đá và lũ nghẽn dòng.
I.2.Nguyên nhân hình thành lũ quét
I.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở Việt Nam
- Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dòng chảy lũ nhưng lưu vực
thường chịu tác động của con người như việc khai thác gỗ củi, đốt, phá rừng
làm nương rẫy, khai thác khoáng sản vô tổ chức dẫn đến bề mặt lưu vực bị
rửa trôi mạnh mẽ, tập trung dòng chảy nhanh.
- Đặc điểm địa hình chia cắt, các dẫy núi cao thường có hướng Tây Bắc

- Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc - Tây Nam.
Các dãy núi này tựa như bức tưòng thành chặn giữ các dải hội tụ, tạo ra các
tâm mưa lớn. Các sông suối có diện tích lưu vực nhỏ [nhỏ hơn 500 km2]
nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, đặc biệt là đối với những vùng gần
các tâm mưa lớn.
Page 6 of 40
- Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%, làm cho cường độ
dòng chảy mặt lớn và tạo điều kiện cho việc xuất hiện dòng chảy vượt thấm.
I.2.2. Những giai đoạn chính hình thành lũ quét
- Mưa lớn hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt lớn tràn ngập trên mặt
lưu vực nhỏ của vùng núi dốc, nơi có độ che phủ thảm thực vật nhỏ do bị
khai thác mạnh mẽ.
- Nước mưa hình thành dòng chảy mặt xói mòn và rửa trôi bề mặt lưu
vực làm tăng đáng kể lượng bùn, cát, rác trong dòng nước lũ.
- Nước lũ tập trung hầu như đồng thời, đổ về rất nhanh từ các sườn dốc
lưu vực [thường có độ dốc trên 20-30%] đổ vào lòng dẫn [thời gian tập trung
chỉ 1-3 giờ cho đến dưới 6 giờ]. Dòng lũ có tốc độ xói mạnh, tàn phá mọi vật
cản trên đường chuyển động, có thể tạo ra lòng dẫn mới, bồi lấp lòng dẫn cũ,
làm cho tốc độ truyền lũ về phía hạ du nhanh hơn.
- Dòng lũ xói sâu ở những khu vực cao, bồi lắng bùn, cát, đá, rác ở các
vùng trũng dọc đường đi như các bãi lầy, đồng ruộng, vườn tược, thậm chí
cả những khu dân cư.
Như vậy, lũ quét là một hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở những lưu vực
Page 7 of 40
nhỏ [diện tích không quá 300-400 km2] ở miền núi nơi có độ dốc lớn [trên
15-30%], mức độ khai thác lưu vực lớn chỉ còn lớp phủ thực vật không đáng
kể [dưới 10-15%].
I.2.3. Các nhân tố hình thành lũ quét
Lũ quét xảy ra do ảnh hưởng của tổ hợp các điều kiện tự nhiên và các
hoạt động của con người trên lưu vực.

Page 8 of 40
Lũ quét
Mưa
Biến đổi
khí hậu và
các hiện
tượng khí
hậu cực
đoan
Địa hình
Mạng lưới
sông suối
Rừng và
thảm phủ
thực vật
Tác động
của con
người
2.2.3.1. Mưa
Trong cùng một lưu vực hoặc một miền, vùng núi thường có lượng mưa
lớn hơn vùng đồng bằng, do đặc điểm địa hình có sườn núi chắn gió và các
thung lũng có tác dụng hút luồng không khí ẩm từ biển vào. Các tâm mưa
lớn của nước ta hầu hết đều tập trung ở các vùng núi có điều kiện địa hình
như vậy.

Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài giờ
với cường độ rất lớn trên diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2. Điều
đó giải thích lý do tại sao nhiều khi lũ quét xảy ra trên một số khu vực lại
không đồng bộ với lũ trên sông lớn.
Mưa gây ra lũ quét thường tập trung với cường độ lớn hiếm thấy trong

1giờ hoặc 2 giờ. Mưa với cường suất lớn có ý nghĩa quyết định trong sự hình
thành lũ quét. Mưa lớn còn là động lực chủ yếu gây ra xói mòn, sụt lở tạo
thành phần rắn của dòng lũ quét.
Bảng 1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét
Page 9 of 40
Thời điểm[giờ] 1 3 6 12 24
Ngưỡng
mưa[mm]
100 120 140 180 220
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương
2.2.3.2. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan
Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung
ương, có khoảng 70% số thiên tai là do các hiện tượng khí tượng, thủy văn
cực đoan gây ra. Biến đổi khí hậu là nhân tố biến đổi chậm. Nhiều đáng giá
cho rằng con người đã đóng góp đáng kể vào quá trình biến đổi này mà
nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng phá rừng và làm hủy hoại môi trường.
Mức độ suy thoái môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng đã đến mức báo động.Những hậu quả của suy thóai môi
trường có những biểu hiện đáng chú ý là:
- Số trận bão ảnh hưởng tới Việt Nam tăng lên, nhất là đối với vùng
Trung Bộ.
- Tiết mùa khí hậu thay đổi, mưa lũ dị thường đã xảy ra ở một số nơi.
Một số vùng bị hạn hán nghiêm trọng đã làm cho nhiều dòng sông bị cạn
Page 10 of 40
kiệt, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, có nơi không đủ nước cho
con người sinh hoạt và gia súc.
- Mưa, đặc biệt là mưa có cường suất lơn trong một thời gian ngắn tăng
lên.Các tháng đầu và cuối mùa mưa có lượng mưa tăng lên. Đợt mưa đặc
biệt lớn ở các tỉnh Miền Trung trong những ngày đầu tháng 11 năm 1999 đã
chứng tỏ điều đó : Từ ngày 1 tháng 11 đến 4 tháng 11 do ảnh hưởng của đợt

không khí lạnh mạnh kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, tiếp sau
đó từ ngày 5 tháng 11 đến 6 tháng 11 năm 1999 lại bị ảnh hưởng trực tiếp
của áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng. Đặc biệt ở
một số địa phương có cường suất rất lớn như:
+ Tỉnh Quảng Trị trong 5 ngày có lượng mưa trung bình 800 – 1.000
mm, riêng Thạch Hãn có lượng mưa gần 1.500 mm.
+ Tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 7 ngày [từ 1/11 đến 6/11/1999] nhiều nơi
mưa trên 1.000 mm, một số nơi có lượng mưa trên 2.000 mm, đặc biệt tại A
Lưới mưa 2.271 mm, Huế mưa 2.288 mm. Lượng mưa trong 24h [từ 7h
ngày 2 đến 7h ngày 3/11/1999] đo được là 1.384 mm.
+ Thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày mưa [từ 1/11 đến 5/11/1999] có
lượng mưa là trên dưới 1.000 mm.
Page 11 of 40
+ Tỉnh Quảng Nam trong 5 ngày mưa có lượng mưa đo được là 1.000
mm; riêng Hội An là 1.183 mm, Ái Nghĩa là 1.881 mm.
2.2.3.3. Địa hình
Địa hình vùng núi Việt nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lòng sông
lớn, đó là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh lũ quét.
Ở những nơi có địa hình núi cao thường là nơi có lượng mưa lớn và phân
hoá rất mạnh. Các lưu vực đã xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng đường
cong lõm, địa hình bị chia cắt dữ dội, sườn núi rất dốc [>30%]. Độ dốc lòng
sông ở phần đầu nguồn rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi hình thành lũ quét.
Mặt cắt dọc sông nhiều nơi có điểm gãy mà sau điểm này là vùng thường bị
lũ quét ác liệt. Sườn núi dốc chuyển đột ngột sang các mặt bằng bồn địa là
đặc trưng của địa hình miền Trung.
Các lưu vực sinh lũ quét thường nhỏ [diện tích

Chủ Đề