Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng

Bị ngộ độc thực phẩm khi đi ăn nhà hàng có được bồi thường không? Đặc biệt đối với tình hình hiện nay vấn đề thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Hãy theo dõi bài viết này để nắm rõ quy định pháp luật các bạn nhé!

1. Quy định về An toàn thực phẩm hiện hành

Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm [Luật An toàn thực phẩm 2010]

1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Tham khảo thêm tại đây:

Dịch vụ làm Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Sở công thương

Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp 15 đến 30 ngày

Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại Chi cục Y tế

2. Mức phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân khi gây ra ngộ độc thực phẩm 

Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc. Và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.[Khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm 2010].

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

Khoản 6 và Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người;

8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Ngoài việc bị xử phạt, người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 10, Khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

b] Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;

c] Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;

d] Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

đ] Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này;

e] Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 12 tháng đến 16 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

g] Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 16 tháng đến 20 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

h] Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 8 và 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;

b] Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 6, 7, 8 và 9 Điều này;

c] Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;

d] Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.

Như vậy, chủ nhà hàng có trách nhiệm chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định. Ngoài ra, việc cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây ngộ độc có thể bị xử phạt theo quy định nêu trên. Trường hợp đủ căn cứ thì sẽ bị xử lý hình sự.

————————————————————————————————————————————————-

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Luật Thành Thái cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.

Luật Thành Thái  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!

Địa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0814 393 779       Email:

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Ảnh minh họa. Nguồn: thenewstrend.com

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn. Đó là khi người bị ngộ độc đã ăn, uống phải những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Ngộ độc thực phẩm cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

- Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc [ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…]. Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng [thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng]; do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

Dấu hiệu nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc [sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày], người bệnh đột ngột có những triệu chứng: Buồn nôn, nôn, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần [phân nước, có thể lẫn máu], có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được. Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết giữ lại một ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.

Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần:

Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ:

Với rau quả phải chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với các loại thịt phải qua kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn. Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như: Tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến và còn thời hạn sử dụng.

Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ. Không nên dùng thực phẩm khô đã bị mốc, các loại thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại phẩm màu, đường hóa học.

Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng:

Khu vực chế biến thực phẩm phải đặt ở nơi có ánh sáng, thoáng khí và thông gió, không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Những vật dụng và đồ dùng nấu nướng phải dễ cọ rửa, không để dụng cụ bẩn qua đêm, bát đĩa dùng xong phải rửa ngay, dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng và tuyệt đối không được dùng bao bì đã sử dụng để đựng thực phẩm đã nấu chín.

Bảo quản thức ăn chín và đun kỹ lại trước khi ăn:

Tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu, lúc thức ăn còn nóng bởi thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu phải chuẩn bị thức ăn trước hoặc phải đợi sau 3 giờ mới ăn thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60oC hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10oC, nhưng lưu ý là không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh và không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Sau khi bỏ thức ăn trong tủ lạnh ra thì phải đun lại thức ăn trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

Sử dụng nước sạch trong ăn uống:

Nước thực sự rất quan trọng trong việc tránh ngộ độc, sử dụng nguồn nước sạch là bạn đã yên tâm đến 50% trong việc phòng tránh ngộ độc. Nước sạch phải là nước trong, không có mùi, không có vị lạ. Tuyệt đối không uống nước lã và lấy nước lã để làm kem, đá. Nước đun sôi 1000C và bảo quản trong tủ lạnh còn để ngoài phải có các dụng cụ chứa đảm bảo vệ sinh, kín, không chứa nước vừa đun sôi vào các bình bằng các chất liệu nhựa, xốp.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Một yếu tố quan trọng không kém đó là giữ vệ sinh cá nhân, cụ thể: Khi chuẩn bị và nấu nướng trang phục phải sạch sẽ, tóc quấn gọn, cắt ngắn móng tay, không hút thuốc, ho, hắt hơi trong khi nấu nướng. Trước khi ăn, sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, sau khi đi vệ sinh… phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

Giữ vệ sinh môi trường:

Môi trường sống trong lành, sạch sẽ chính là biện pháp lâu dài phòng chống ngộ độc, bảo vệ sức khỏe. Bạn nên thực hiện các biện pháp diệt côn trùng, gián, chuột… và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo cơ sở y tế khuyến cáo. Rác thải phải được đựng vào thùng kín có nắp đậy và bỏ rác phân loại theo đúng quy định.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Video liên quan

Chủ Đề