Nguyên nhân dân đến chiến dịch Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến. Sẽ không thể thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân thắng lợi

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một trong những cuộc kháng chiến kéo dài nhất, oanh liệt nhất và đã chiến thắng vẻ vang, trọn vẹn.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, tạp chí Tư tưởng – Văn hoá, tháng 4/2005

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay về cơ bản là nghệ thuật tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc và buộc đối phương phải đánh theo cách của Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 21 năm, nghệ thuật quân sự truyền thống ấy được thừa kế và phát huy ngày càng cao, đem lại hiệu quả đánh lui địch từng bước, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

Đặc biệt là đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, nghệ thuật quân sự Việt Nam được phát triển lên đỉnh cao mới, trong đó độc đáo nhất là việc giải phóng Sài Gòn gần như nguyên vẹn.

Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng Sài Gòn là chiến dịch kết thúc một cuộc chiến tranh hiện đại, đánh bại cuộc chiến tranh thực dân mới sau 20 năm Mỹ đầu tư lớn vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo quy luật và yêu cầu của nó, sức mạnh quân sự là quyết định nhất cho vấn đề thắng - thua trong chiến tranh, đặc biệt là trong trận cuối cùng. Sức mạnh quân sự trong trận này thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo của quân và dân ta.

Nét độc đáo đầu tiên là sự chỉ đạo chiến dịch tài tình, sáng suốt của Đảng mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh thông suốt từ Trung ương đến từng cánh quân trong trận cuối cùng ở cửa ngõ Sài Gòn khi tổ chức lực lượng quân sự, chính trị tập trung áp sát địch, sẵn sàng đánh tiêu diệt, vì thế có thể buộc địch phải chấp nhận lối kết thúc cuộc chiến theo cách của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Với lực lượng tập trung đủ các quân binh chủng, 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn thực hiện phương án đánh nhanh, dứt điểm nhanh theo phương châm “thần tốc, táo bạo”, nhằm vào những mục tiêu quân sự trọng điểm đã lựa chọn, bảo đảm chắc thắng; làm cho đối phương dù còn rất đông quân và vũ khí phương tiện chiến tranh rất hiện đại cũng không thể “tử thủ” được nữa, không thể tiến thoái và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng không điều kiện để tránh cái mà phương Tây gọi là “một cuộc tắm máu”.

“Một cuộc tắm máu” mường tượng ấy thực chất chỉ là logic của luận điệu tuyên truyền chống cộng trong quá trình chiến tranh thực dân mới của Mỹ. Từ sau Hiệp định Paris, khi chỉ còn “một mình” chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa đối phó với chiến tranh cách mạng Việt Nam, việc thất bại về quân sự là điều không tránh khỏi, nhưng đầu hàng không điều kiện thì lại là điều cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn không dự kiến, càng không thể nghĩ tới một sự “bất ngờ” nào giống như thực tế lịch sử đã diễn ra.

Nét độc đáo thứ hai trong nghệ thuật quân sự truyền thống được thể hiện ngay trong trận cuối cùng giải phóng Sài Gòn: Đội quân cách mạng lúc này đủ sức đánh tiêu diệt toàn bộ lực lượng còn lại của địch, hình thành thế trận bao vây, tiêu diệt, làm tan rã chủ lực của địch ở vòng ngoài; nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ven đô, đập tan lực lượng địch tại vòng trong; đột kích bằng cơ giới hóa mạnh đánh thẳng vào các mục tiêu quan trọng nhất trong nội đô. Nhưng trước giờ phút sinh tử của chính quyền và quân đội Sài Gòn, đội quân chiến thắng ấy đã thực hiện “Mở đường hiếu sinh”[như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã viết], bắt buộc và cho phép đối phương “cởi giáp ra hàng”.

Việc lấy đại nghĩa làm trọng, thực hiện khoan dung đã giải thích rõ bản chất sự việc đầu hàng không điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/975  là việc làm cần thiết, kịp thời, không chỉ có ý nghĩa logic đến việc giải phóng Sài Gòn gần như nguyên vẹn mà còn trực tiếp kết thúc cuộc chiến nhanh nhất, làm mất ý chí và điều kiện của những thế lực chống đối muốn “tử thủ”, đồng thời dập tắt mọi hy vọng về “thương lượng đàm phán” vốn đã bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn chà đạp, phá hoại ngay sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực.

Rõ ràng điều này phản ánh một trình độ mới của nghệ thuật kết thúc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời hiện đại, buộc đối phương phải kết thúc chiến tranh theo cách của chiến tranh cách mạng có lợi cho phát triển về sau.

Đương nhiên đây là kết quả của quá trình xây dựng và rèn luyện của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến; đến Chiến dịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thành quá trình phát triển lối đánh thần tốc, táo bạo.

Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình quân đội ta thường xuyên xây dựng và rèn luyện cả ý thức chính trị và trình độ tác chiến quân sự, từng cán bộ, chiến sĩ thường xuyên học tập, hiểu biết lịch sử, trau dồi truyền thống, kinh nghiệm của cha ông đánh giặc giữ nước; trở thành người lính có ý thức và bản lĩnh chính trị.

Khi đánh giặc, không sợ hy sinh gian khổ, sẵn sàng xung phong thực hiện nhiệm vụ, xông thẳng vào mục tiêu được phân công và áp sát đối phương. Khi xuất hiện hoàn cảnh và tình huống đặc biệt trong dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn, ai cũng có khả năng trở thành người đại diện cho đội quân cách mạng như Bùi Quang Thận, Phạm Xuân Thệ, Bùi Văn Tùng và nhiều cán bộ chiến sĩ khác trong ngày 30/4.

Cách xử lý để Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện [hoặc bất cứ ai trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc ấy cũng phải làm như thế] để kết thúc chiến tranh nhanh chóng và tức thời; hạn chế tổn thất trong trận cuối cùng cũng là thực tế giữ cho Sài Gòn còn gần như nguyên vẹn khi kết thúc cuộc chiến.

Nét độc đáo thứ ba chỉ chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới có được, đó là sự kết hợp tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng với nổi dậy của quần chúng nhân dân Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ở hầu khắp các quận nội thành, ngay cả ở địa bàn trung tâm và các cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn, nhất là các khu vực: Bàn Cờ, Vườn Chuối, Đa Kao, Tân Định, Phú Nhuận, Khánh Hội-Vĩnh Hội, Tân Phú, Bảy Hiền, Gò Môn, Bình Tân, lực lượng quần chúng đông đảo gồm nhiều thành phần dân cư. Họ là những người dân thuộc đủ tầng lớp, lứa tuổi hướng theo và vững tin vào thắng lợi của cách mạng, mong đợi ngày hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc và tạo nên những căn cứ lòng dân vững chãi; họ sẵn sàng hành động nổi dậy và tiếp sức cho hàng chục sư đoàn quân cách mạng ập vào từ 5 hướng đánh chiếm Sài Gòn.

Trong 5 ngày [từ chiều 26/4/1975 đến trưa ngày 30/4/1975], lực lượng nổi dậy từ các căn cứ “lõm” đã tiếp ứng cho 5 cánh quân có đầy đủ binh chủng và trang thiết bị hiện đại chiếm lĩnh tất cả các vị trí mục tiêu ở Sài Gòn từ trong ra ngoài, làm sụp đổ toàn bộ bộ máy chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, buộc họ phải đầu hàng vô điều kiện và giữ cho Sài Gòn còn gần như nguyên vẹn.

Hà Minh Hồng


Trưa ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 thuộc biên chế của Lữ đoàn 203 [Binh chủng Tăng - Thiết giáp] hùng dũng tiến lên, húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập. Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng 2, từ xe tăng 843 tiến lên, cắm lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh. Cùng lúc ấy, các chiến sỹ của Lữ đoàn xe tăng 203, Trung đoàn bộ binh 66 - lực lượng xung kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và lực lượng biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện.

 

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ảnh: Tư Liệu

Để có được thắng lợi vĩ đại ấy, dân tộc ta đã trải qua một cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ suốt 21 năm. Hàng triệu cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã anh dũng hy sinh. Từ những nguồn tư liệu lịch sử, xin được nhắc lại một số diễn biến chính của Chiến dịch lịch sử này.

Mùa Xuân năm 1975, sau Chiến dịch Tây Nguyên [từ 4/3 đến 3/4/1975], Chiến dịch Huế - Đà Nẵng [từ 5/3 đến 2/4/1975] thắng lợi, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn, gồm các tỉnh Tây Nguyên và toàn bộ vùng duyên hải miền Trung. Địch mất toàn bộ Quân khu 1 và Quân khu 2. Một nửa binh lực của quân ngụy Sài Gòn đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tăng cường phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trên chiến trường. Chúng nhanh chóng tổ chức các tuyến phòng ngự từ xa, như các tuyến: Phan Rang, Xuân Lộc và tuyến phòng ngự trực tiếp bảo vệ thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy. Xuân Lộc thất thủ. Các tuyến phòng ngự từ xa của địch bị phá vỡ, buộc chúng phải co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến chính: vòng ngoài [bán kính 25 - 30 km], vòng ven và nội đô.

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

Ngày 8/4/1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Sau đó, Chiến dịch được Bộ Chính trị quyết định đổi tên thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh; các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh. Lực lượng ta được triển khai thành 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn theo tinh thần chỉ đạo: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.

Chiều 26/4, ta nổ súng mở màn Chiến dịch. Từ 5 hướng, các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng ngày 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt đã được phân công.

Trên hướng Tây Bắc, 5 giờ ngày 30/4, Quân đoàn 3 với lực lượng đột kích thọc sâu, chủ yếu là Sư đoàn 10, được pháo binh chi viện, bắn phá liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh quân dù, Bộ Tư lệnh thiết giáp, Bộ Tư lệnh không quân… Sau đó tiến công bằng cơ giới, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Đến trưa 30/4, Trung đoàn 24 [Sư đoàn 10] đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 [Sư đoàn 10] chiếm Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Bắc, suốt đêm 29 rạng sáng ngày 30/4, Quân đoàn 1 tiến công, bao vây, tiêu diệt địch tại cụm cứ điểm Lai Khê, tiến công căn cứ Phú Lợi, đánh chiếm thị xã và tiểu khu Bình Dương, đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang cánh cửa cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30/4 các đơn vị của Quân đoàn tiến công cầu Bình Phước, cầu Vĩnh Bình, đánh chiếm Gò Vấp, sau đó thực hành thọc sâu theo đường Bạch Đằng, Chi Lăng đánh vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Tây Nam, đêm ngày 29/4, lực lượng đột kích chủ yếu của Đoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo 3 trục chính. 10 giờ 30 phút, ngày 30/4, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô ngụy Sài Gòn đã đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.

Trên hướng tiến công quan trọng Đông - Đông Nam, trưa ngày 29/4, nhận được chỉ thị của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 “tiến công vào nội đô Sài Gòn” từ 16 giờ ngày 29/4/1975 [sớm hơn 12 giờ so với các hướng khác].


Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường hoan hô bộ đội giải phóng.

Ảnh: Tư Liệu

14 giờ ngày 29/4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái và thành Tuy Hạ. Rạng sáng ngày 30/4, được pháo binh và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành đánh chiếm Bộ Tư lệnh hải quân địch, phát động và hỗ trợ cho nhân dân quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.

5 giờ sáng ngày 30/4, mũi đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn trực tiếp chỉ huy, gồm hơn 400 xe cơ giới, dẫn đầu là xe tăng và xe thiết giáp, theo xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, tiến công vào nội đô Sài Gòn. Dọc đường tiến công, các đơn vị trong đội hình vừa đi vừa đánh, quét sạch các đồn, bốt, tuyến phòng ngự chốt chặn của đối phương.

Cũng trong sáng 30/4, tại khu vực thành phố Biên Hòa, Quân đoàn 4 tiến công vào Thủ Đức, ngã ba Tam Hiệp rồi chuyển sang cầu xa lộ Đồng Nai tiến vào thành phố.

Đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 sau khi đè bẹp một số mục tiêu quan trọng ở quận Thủ Đức, đã tiến sát cầu Sài Gòn. Tại đây ta gặp sự phản kích dữ dội của địch. Nhưng trước sự phối hợp hỏa lực hiệu quả và các mũi tiến công của quân ta, địch phải bỏ vũ khí tháo chạy.


Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975.

Ảnh: Tư Liệu

9 giờ, lực lượng đi đầu binh đoàn đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếp tục vượt cầu Sài Gòn, tiến về phía Dinh Độc Lập. Phía nam cầu, Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ thị cho cán bộ Lữ đoàn xe tăng 203 điều chỉnh Tiểu đoàn 2 thiết giáp dàn đội hình, giữ cự ly, bám Tiểu đoàn 1 xe tăng đi đầu; chỉ thị cho Ban chỉ huy tiền phương Trung đoàn 66 bám sát đội hình xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập và đánh chiếm Đài phát thanh.

Vượt qua sự chống trả quyết liệt ở cầu Thị Nghè, lực lượng thọc sâu cơ động dọc theo tường rào Thảo Cầm Viên. Tiểu đoàn 1 xe tăng do Đại đội 4 dẫn đầu, tiếp cận cổng chính Dinh Độc Lập. Xe tăng đi đầu mang số hiệu 843 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy húc vào cánh cổng, nhưng xe bị chết máy, ngay lập tức xe tăng mang số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đi sau vượt lên, lao vào húc đổ cánh cổng chính cửa Dinh Độc Lập. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Ngay sau đó, Tổng thống Dương Văn Minh lên Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân giải phóng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyễn Vũ Điền

[Hội Khoa học lịch sử tỉnh Sơn La]

Video liên quan

Chủ Đề