Chất tác dung với dung dịch HCl tạo thành dung dịch có bọt khí xuất hiện là

Bài Tập Trắc Nghiệm Liên Quan

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol B. Hỗn hợp gồm Ba[NO3]2 và NaHCO3 có thể tan hoàn toàn trong nước dư C. Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được hỗn hợp gồm Mg, Al2O3 và MgO

D. Cr[III] oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường

Cho các phản ứng sau: [1]. 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O [2]. HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O [3]. 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O [4]. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 [5]. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. [6]. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. [7]. 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. [8]. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. [9]. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là:

A. 2, 5 B. 4, 5 C. 2, 4

D. 3, 5

Cho các chất: Al, Al2O3, Al2[SO4]3, ZnO, Sn[OH]2, Zn[OH]2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe[NO3]2, [NH4]2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:

A. 7 B. 9 C. 10

D. 8

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 [đktc]. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%.

D. 48,6%.

Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2. Giá trị m là.

A. 4,32 gam B. 1,44 gam C. 2,88 gam

D. 2,16 gam

Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch :

A. Fe2[SO4]3 B. CuSO4 C. HCl

D. MgCl2

Cho Al tác dụng với lần lượt các dung dịch axit sau: HCl; HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là:

A. 3 B. 2 C. 5

D. 4

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH [dư] B. HCl [dư] C. AgNO3 [dư]

D. NH3 [dư]

Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 [đktc] và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là:

A. 27,965 B. 16,605 C. 18,325

D. 28,326

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Sn B. Zn, Cu, Mg C. Hg, Na, Ca

D. Al, Fe, CuO

Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 [đktc]. Nhận xét về kim loại X là đúng

A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước. C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3.

D. X là kim loại có tính khử mạnh.

Cho các phản ứng sau: [1]. 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O [2]. HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O [3]. 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O [4]. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 [5]. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. [6]. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. [7]. 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. [8]. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. [9]. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là:

A. 2, 5 B. 5, 4 C. 4, 2

D. 3, 5

Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al, Zn, Na. B. Al, Zn, Cr. C. Ba, Na, Cu.

D. Mg, Zn, Cr.

Cho các chất: Al2O3, Fe2O3, NaHCO3, Al, KHS, [NH4]2CO3, CH3COONa, Zn[OH]2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4 B. 7 C. 5

D. 6

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al ,Fe3O4 , FeO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, trong đó khối lượng của FeCl2 là 31,75 gam và 8,064 lít H2 [ đktc ].Cô cạn dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z và khí NO [ sản phẩm khử duy nhất ]. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan ?

A. 24,23 gam B. 142,3 gam C. 24,3 gam

D. 242,3 gam

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn B. Zn, Cu, Mg C. Hg, Na, Ca

D. Al, Fe, CuO

Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H2 ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 64%. B. 54%. C. 51%.

D. 27%.

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 [đktc]. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 54,0% B. 49,6%. C. 27,0%.

D. 48,6%.

Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X[đktc]; dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:

A. 19,025g B. 31,45g C. 33,99g

D. 56,3g

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 [đktc]. Giá trị của V là :

A. 10,08 B. 4,48 C. 7,84

D. 3,36

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn B. Zn, Cu, Mg C. Hg, Na, Ca

D. Al, Fe, CuO

Phân Loại Liên Quan

Fe2O3+ HCl: Fe2O3 tác dụng HCl

  • 1. Phương trình phản ứng Fe2O3 tác dụng HCl
  • Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
  • 2. Điều kiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl
  • 3. Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl
  • 4. Hiện tượng phản ứng
  • 5. Thông tin kiến thức về Fe2O3
    • 5.1. Tính chất hóa học của Fe2O3
    • 5.2.Trạng thái tự nhiên
    • 5.3. Ứng dụng Sắt III Oxit
    • 5.4. Điều chế Sắt III Oxit
  • 6. Bài tập vận dụng liên quan

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O là phản ứng hóa học giữa sắt [III] oxit và dung dịch axit HCl, sản phẩm thu được là muối sắt [III]. Đây cũng là một phương trình cơ bản hay xuất hiện trong các dạng bài tập, các bạn học sinh lưu ý viết và cân bằng đúng phương trình, để có thể vận dụng tốt vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Từ đó học tập môn Hóa học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung phương trình, cũng như lý thuyết liên quan dưới đây.

1. Phương trình phản ứng Fe2O3 tác dụng HCl

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl

Không có

3. Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl

Cho vào đáy ống nghiệm một ít oxit bazơ Fe2O3 thêm 1-2 ml dung dịch axit, sau đó lắc nhẹ.

4. Hiện tượng phản ứng

Chất rắn màu đen Sắt III Oxit [Fe2O3] tan dần, tạo ra dung dịch có màu vàng nâu.

5. Thông tin kiến thức về Fe2O3

5.1. Tính chất hóa học của Fe2O3

Fe2O3 là một oxit của sắt, Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxit tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ.

Công thức phân tử: Fe2O3

Tính oxit bazơ

Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit tạo ra dung dịch bazơ tạo ra dung dịch muối và nước.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3]3 + 3H2O

  • Tính oxi hóa

Fe2O3 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe

5.2.Trạng thái tự nhiên

Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit đỏ [Fe2O3 khan] và quặng hematit nâu [Fe2O3.nH2O].

5.3. Ứng dụng Sắt III Oxit

Fe2O3 có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men; dùng để luyện gang, thép.

5.4. Điều chế Sắt III Oxit

Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe[OH]3 ở nhiệt độ cao.

Nhiệt phân Fe[OH]3

2Fe[OH]3

​ Fe2O3 + 3H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1.Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại

B. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

C. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

D. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội

Xem đáp án

Đáp án B

B. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

Câu 2. Những nhận định sau về kim loại sắt:

[1] Kim loại sắt có tính khử trung bình.

[2] Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.

[3] Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

[4] Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

[5] Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.

[6] Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem đáp án

Đáp án B

[1] đúng

[2] sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+

[3] đúng

[4] đúng, quặng manhetit [Fe3O4] là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.

[5] sai, vì từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện

[6] đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Vậy có 4 phát biểu đúng

Câu 3. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe [III]?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Xem đáp án

Đáp án D: Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

3AgNO3 + Fe → Fe[NO3]3 + 3Ag

Fe + 4HNO3 loãng → Fe[NO3]3 + NO↑ + 2H2O

Câu 4. Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Kim loại X có thề là

A. Mg.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Xem đáp án

Đáp án D

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 [Y]

Fe + 2HCl → FeCl2 [Z] + H2

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 5. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Xem đáp án

Đáp án D

A. Mất màu tím KMnO4

18FeSO4 + 6KMnO4 + 12H2O → 6MnO2 + 5Fe2[SO4]3 + 8Fe[OH]3 + 3K2SO4

B. Mất màu da cam K2Cr2O7

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2[SO4]3 + Cr2[SO4]3 + K2SO4 + 7H2O

C. Mất màu dung dịch Br2

6FeSO4 + 3Br2 → 2Fe2[SO4]3 + 2FeBr3

Câu 6. Hòa tan 5 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 0,56 lít hidro [đktc] và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là:

A. 8 gam.

B. 7 gam.

C. 6 gam.

D. 7,5 gam.

Xem đáp án

Đáp án C

nH2 [đktc] = 0,56:22,4 = 0,025 [mol]

Phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ [1]

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O [2]

Theo PTHH [1]: nFe = nH2 = 0,025 [mol] → mFe = 0,025.56 = 1,4 [g]

→ mFe2O3 = mhh - mFe = 5 - 1,4 = 3,6 [g] → nFe2O3 = 3,6 : 160 = 0,0225 [mol]

Theo phương trình hóa học [1]: nFeCl2 = nFe = 0,025 [mol]

Theo phương trình hóa học [2]: nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2.0,025 = 0,05 [mol]

Dung dịch X thu được chứa: FeCl2: 0,025 [mol] và FeCl3: 0,05 [mol]

Phương trình phản ứng hóa học

FeCl2 + 2NaOH → Fe[OH]2 + NaCl

FeCl3 + 3NaOH → Fe[OH]3 + NaCl

Kết tủa thu được Fe[OH]2 và Fe[OH]3

Nung 2 kết tủa này thu được Fe2O3

Bảo toàn nguyên tố "Fe": 2nFe2O3 = nFeCl2 + nFeCl3 → nFe2O3 = [0,025 + 0,05]/2 = 0,0375 [mol]

→ mFe2O3 = 0,0375.160 = 6 [g]

Câu 7. Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?

A. FeBr2

B. FeSO4

C. Fe[NO3]2

D. Fe[NO3]3

Xem đáp án

Đáp án C: 12HCl + 9Fe[NO3]2 → 5Fe[NO3]3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách

A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng.

C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.

D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.

Xem đáp án

Đáp án A

Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

Phương trình phản ứng hóa học

H2SO4 + 2NaCl ⟶ 2HCl + Na2SO4

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.

B. HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

C. Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.

Xem đáp án

Đáp án B: HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

Câu 10. Cho các phản ứng hóa học sau:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

3HCl + Fe[OH]3 → FeCl3 + 3H2O

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 11. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. KNO3, CaCO3, Fe[OH]3

B. NaHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, KOH

D. AgNO3, [NH4]2CO3, CuS

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

CuO + 2HCl loãng → CuCl2 + H2

Câu 12. Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 [đktc]. Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 69,23%

B. 34,60%

C. 38,46%

D. 51,92%

Xem đáp án

Đáp án A

nH2 = 0,4 mol

Bảo toàn electron

3nAl + 2nMg = 2nH2 ⇒ 3nAl + 2nMg = 0,8 [1]

mhh = 27nAl + 24nMg = 7,8 [2]

Giải hệ [1] và [2] ⇒ nAl = 0,2 [mol]; nMg = 0,1 mol

⇒ %mAl = 0,2.27/7,8 .100% = 69,23%

Câu 13. Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là

A. 3Fe + 2O2

Fe3O4.

B. 4Fe + 3O2 2Fe2O3.

C. 2Fe + O2 2FeO.

D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 14. Dãy các chất và dung dịch nào dưới đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe [III]?

A. HCl đặc; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2; HNO3 nóng; H2SO4 đặc, nguội

C. S; H2SO4 đặc nóng; HCl loãng

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Fe + 3AgNO3 → Fe[NO3]3 + 3Ag

Fe + 4HNO3 → Fe[NO3]3 + NO↑ + 2H2O

Câu 15.Cho 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, biết rằng:

A, B tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro

C, D không có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng kim loại A

D tác dụng được với dung dịch muối của C là giải phóng kim loại C

Kim loại có tính khử yếu nhất trong 4 kim loại là:

A. Kim loại D

B. Kim loại B

C. Kim loại C

D. Kim loại A

Xem đáp án

Đáp án C

A, B phản ứng được với H2SO4 loãng => A, B đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

C, D không phản ứng với H2SO4 loãng => C, D đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học

=> X, Y có tinh khử mạnh hơn Z, T. Giờ chỉ so sánh C và D

D đẩy được C ra khỏi muối của D => D có tính khử mạnh hơn C

=> C là có tính khử yếu nhất

Câu 16. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các kim loại sau: Al, Na, Cu

A. Nước

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch HCl

D. dung dịch H2SO4

Xem đáp án

Đáp án A

Lấy mỗi kim loại 1 ít, lần lượt cho nước vào từng kim loại

Kim loại nào không tan là Cu, Al

Kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Na

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Cho dung dịch NaOH ở ống nghiệm đã nhận biết được Na vào 2 kim loại còn lại: Al, Cu

Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 17.Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?

A. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.

B. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.

C. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

D. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3.

Xem đáp án

Đáp án D

C. 2NaOH + CuCl2 → Cu[OH]2 + 2NaCl.

Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa màu xanh tạo thành.

D. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.

Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch.

B. BaCl2 + AgNO3 → Ba[NO3]2 + 2AgCl.

Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa trắng tạo thành.

A. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O.

Hiện tượng sau phản ứng: có khí thoát ra khỏi dung dịch.

Vậy thí nghiệm ứng với đề bài là: “Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3”.

................................

Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình hóa học liên quan

  • Fe2O3 + CO → Fe + CO2
  • Fe2O3 + HNO3 → Fe[NO3]3 + H2O
  • Fe2O3 + H2SO4 → Fe2[SO4]3 + H2O
  • Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2[SO4]3 + H2O
  • Fe3O4 + HCl → FeCl3 + FeCl2 + H2O
  • Fe3O4 + CO → FeO + CO2
  • Fe3O4 + H2SO4 → Fe2[SO4]3 + SO2 + H2O

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, vận dụng cân bằng phương trình vào các dạng câu hỏi bài tập liên quan.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề