Nguyên nhân cá chết trên sông ở đà nẵng

ĐNO - Sông Cổ Cò đoạn từ khu đô thị One River qua cầu Biện đến phía trước các ngôi chùa ở cuối đường Sư Vạn Hạnh [phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn] với tổng chiều dài hơn 2km có nhiều xác cá mòi chết nổi trên mặt sông.

Nhiều xác cá chết nổi trên mặt sông Cổ Cò đoạn từ khu đô thị One River qua cầu Biện đến phía trước các ngôi chùa ở cuối tuyến đường Sư Vạn Hạnh. Video: HOÀNG HIỆP

Các lực lượng chức năng phối hợp vớt xác cá chết nổi trên mặt sông Cổ Cò. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Ngày 9-7, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn, UBND phường Hòa Hải phối hợp với Xí nghiệp Môi trường Ngũ Hành Sơn [Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng], Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng tiến hành vớt xác cá chết nổi trên mặt sông Cổ Cò để bảo đảm môi trường.

Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng cá mòi chết, nổi trên sông Cổ Cò đã xuất hiện rải rác từ ngày 7-7. Đến sáng 9-7, có rất nhiều xác cá tấp vào một số vị trí ở hai bên đoạn sông Cổ Cò nói trên, đặc biệt là khu vực cầu Biện và khu vực phía trước các ngôi chùa ở cuối tuyến đường Sư Vạn Hạnh.

Xác cá chết rải rác trên đoạn sông Cổ Cò qua khu đô thị One River. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Các đơn vị chức năng đã vớt được 1 xuồng khoảng 5m3 xác cá chết và chở đi xử lý. Nguyên nhân xảy ra tình trạng cá chết tại đây đang được các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Xác cá chết nổi nhiều nhất ở khu vực mố cầu Biện. Ảnh: HOÀNG HIỆP

HOÀNG HIỆP

Đà Nẵng thông tin về tình trạng cá chết hàng loạt

Chủ Nhật, 20:13, 11/11/2018

VOV.VN -Ngày 11/11,Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã có báo cáo thông tin nguyên nhân tình trạng cá chết trôi dạt vào khu vực bãi biển Liên Chiểu

Như vov.vn đã đưa tin, trước tình trạng cá chết trôi dạt vào khu vực bãi biển Liên Chiểu vào chiều qua, hôm nay [11/11], Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã có báo cáo thông tin một số nguyên nhân cũng như việc xử lý môi trường tại đây. 

Báo cáo cho biết, trưa 10/11, sau khi nhận được phản ánh của người  dân về tình trạng cá chết trôi vào khu vực bãi biển, đoạn từ cửa sông Phú Lộc đến khu du lịch Xuân Thiều, quận Liên Chiểu, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thu dọn, vệ sinh bãi biển, đã hoàn thành trước 16 giờ cùng ngày; đồng thời lấy mẫu nước và rà soát các nguồn xả thải liên quan.

Công nhân công ty môi trường thu gom, xử lý cá chết tại bãi biển Liên Chiểu

Sáng 11/11, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát các nguồn thải có liên quan ở khu vực, trao đổi với người dân cư trú ở khu vực về tình trạng cá chết để xác định nguyên nhân.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ cho thấy, các thông số về độ pH, oxy hoà tan, Amoni, Phosphat, Cyanua so sánh với giá trị giới hạn vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh đều nằm trong giới hạn cho phép.

Theo ý kiến của người dân và các nhân viên cứu hộ tại khu vực này, tình trạng cá chết là do việc nổ mìn đánh cá ngoài biển. Tình trạng cá chết trôi vào bờ biển ở khu vực này cũng đã từng xảy ra vào thời điểm tháng 11 năm ngoái.

Tiến sỹ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Huế cho biết, cá chết chủ yếu là loại cá mòi cờ chấm, sinh sống gần bờ và theo đàn nên có thể chết hàng loạt do đánh mìn. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã thực hiện rà soát, đo đạc và phân tích một số thông số cơ bản các nguồn xả thải trên tuyến biển Liên Chiểu, tại các cửa xả ven biển, cửa sông Phú Lộc, khẳng định không có hiện tượng nước xả thải ra biển gây ô nhiễm vùng biển nêu trên.

Đến trưa 11/11, tại khu vực bãi biển, đoạn từ cửa sông Phú Lộc đến khu du lịch Xuân Thiều, quận Liên Chiểu không còn xuất hiện tình trạng cá chết trôi vào bãi biển. Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, số lượng cá chết được xác định 952 ký, [không tính lượng cá người dân tự thu gom]. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tiếp tục lấy mẫu, theo dõi chất lượng môi trường nước biển ven bờ./.

Chủ Đề