Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Đây là thông tư được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với Luật Giáo dục đại học sửa đổi [có hiệu lực từ ngày 1-7-2019]. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12-12-2020.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học công lập [đại học, học viện, trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân] sẽ có đến 4 chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy là: Trợ giảng [hạng III] - Mã số V.07.01.23; Giảng viên [hạng III] - Mã số V.07.01.03; Giảng viên chính [hạng II] - Mã số V.07.01.02; Giảng viên cao cấp [hạng I] - Mã số V.07.01.01.

Đây là lần đầu tiên trợ giảng được trở thành chức danh chính thức ở các trường.

Cán bộ, giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM trong một lần tập huấn về chuyên môn. Ảnh: NTCC

Nhiệm vụ của trợ giảng là hỗ trợ giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập, chấm bài; Học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn; tham gia công tác quản lý, đoàn thể….

Yêu cầu về trình độ đào tạo của trợ giảng là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Đây là trình độ giống như với chức danh giảng viên theo quy định hiện hành [sắp hết hiệu lực].

Bên cạnh đó, chức danh trợ giảng nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp giảng viên [hạng 3], có vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ phù hợp thì sẽ được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học xem xét và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên.

Một điểm đáng chú trong thông tư lần này là trình độ đào tạo tối thiểu của chức danh giảng viên là phải có bằng thạc sĩ trở lên, có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Trước đó, quy định ở nội dung này chỉ yêu cầu bằng đại học trở lên.

Không những vậy, trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Bộ GD&ĐT quy định lần này không yêu cầu giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp tương ứng với các chức danh giảng viên [hạng III], giảng viên chính [hạng II], giảng viên cao cấp [hạng I].

Thông tư cũng không yêu cầu giảng viên đại học [kể cả các trợ giảng] phải có các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, mà chỉ quy định có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ, phù hợp với từng chức danh.

Về cách xếp lương, Thông tư của Bộ GD&ĐT cũng quy định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong trường đại học công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật.

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, cơ sở giáo dục đại học không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc được bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo quy định của luật chuyên ngành.

Cụ thể như sau: giảng viên cao cấp [hạng I] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 [A3.1] từ hệ số lương 6,20-8,00; Giảng viên chính [hạng II] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 [A2.1] từ hệ số lương 4,40-6,78; Giảng viên [hạng III], trợ giảng [hạng III] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34-4,98.

Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định.

Lần đầu Việt Nam có đại học vào TOP 700 thế giới theo US News

[PLO]- US. News [usnews.com] vừa công bố danh sách các đại học [ĐH] hàng đầu thế giới năm 2020. Trong đó, Trường ĐH Đức Thắng [TDTU] được xếp thứ 623 thế giới và số 1 Việt Nam.

PHẠM ANH

Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng theo Quyết định số 557/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/02/2010, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng thông báo về việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên khóa 34 như sau :

Người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.  

Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 20 tín chỉ [chương trình ban hành theo Thông tư số 12/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo].

2.1 . Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ

Nội dung bồi dưỡng

Số tín chỉ

301

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

1

302

Tâm lí học dạy học đại học

1

303

Lí luận dạy học đại học

3

304

Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học

2

305

Đánh giá trong giáo dục đại học

2

306

Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học

1

307

Tâm lí học đại cương

2

308

Giáo dục học đại cương

3

Tổng cộng

15

Nội dung bồi dưỡng

Số tín chỉ

310

Giao tiếp và ứng xử sư phạm

2

311

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

312

Kĩ năng dạy học đại học

2

313

Sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học chuyên ngành

2

314

Nâng cao chất lượng tự học

3

315

Thực tập sư phạm

3

Ghi chú:  Khối kiến thức 5 tín chỉ tự chọn được tổ chức theo điều kiện thực tế.

Điều kiện chuyển điểm: học viên nộp bản sao kết quả các học phần tương đương [tên học phần, số tín chỉ, điểm]. Không khấu trừ học phí đối với những học phần chuyển điểm.

3.  Học phí

  • Giảng viên đã giảng dạy ít nhất 2 học kì trong cơ sở giáo dục đại học, học 10 tín chỉ bắt buộc [các học phần 301, 302, 303, 304, 305, 306]: 3.000.000 đ/học viên.
  • Những người đã tốt nghiệp đại học ngành sư phạm nhưng chưa tham gia giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học, học 15 tín chỉ, trong đó 10 tín chỉ bắt buộc [các học phần 301, 302, 303, 304, 305, 306] và 5 tín chỉ trong khối kiến thức tự chọn: 4.000.000 đ/học viên.
  • Những người không thuộc các đối tượng trên, học 20 tín chỉ: 5.000.000 đ/học viên
  • Ghi danh qua email nvsp.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. với tiêu đề là “K34-DANGKY” và đóng học phí qua ngân hàng [nộp tiền xong thì scan hoặc chụp ảnh bản nộp tiền gửi qua email để thuận lợi cho việc xử lí sau này]

Tên tài khoản : Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Số tài khoản : 1606201049682 Ngân hàng Agribank chi nhánh An Phú

Nội dung theo cấu trúc : Họ và Tên – NVSPGV – K34 - Số điện thoại

Nếu học viên nộp tiền tại các địa chỉ giao dịch của chi nhánh An Phú thì không bị trả phí, nếu chuyển tiền từ các ngân hàng khác thì học viên tự trả phí.

  • Hồ sơ: Scan gửi kèm thư [Email] ghi danh: Bằng tốt nghiệp đại học, quyết định tuyển dụng, xác nhận thâm niên giảng dạy [nếu có].

Ghi chú :

  • Xem lịch học dự kiến và các thông tin khác tại website TẠI ĐÂY

5.  Thời gian đăng ký, thời gian khai giảng và địa điểm mở lớp

  • Thời gian đăng ký: học viên đóng học phí từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/06/2020.
  • Ngày khai giảng: sẽ thông báo sau.
  • Lịch học: tối 246 [từ 18h00 – 21h00] hoặc cả ngày thứ 7 CN [sáng từ 8h00, chiều từ 13h00].
  • Địa điểm học: 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết thúc khóa học, học viên tích lũy đủ các học phần qui định và đạt kết quả theo qui chế 43/2007/QĐ-BGDĐT sẽ được Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng.

Video liên quan

Chủ Đề