Nghĩ về 3 tính cách điển hình của người Việt Nam

10 đặc điểm của người Việt

09:16 SA @ Thứ Hai - 22 Tháng Tám, 2005

Tổng thống của một nước cựu thù cũng phải công khai thừa nhận: "Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời, bền vững. Dân tộc Việt Nam chứng tỏ cho tất cả thế giới biết là người Việt Nam có toàn quyền tự quyết, định đoạt được tương lai của họ". Ðể tiếp tục truyền thống đó thanh niên nhận rõ mình hơn và cần khắc phục những hạn chế nhỏ mà không nhỏ trên con đường hội nhập.

Người nước ngoài nhìn ta:

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng [ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm].

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam [nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê]

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ [sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời].

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh [Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng]

Ta tự nhìn ta

1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta.

2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán [critical thinking] của thanh niên.

3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."

LinkedInPinterestCập nhật lúc:01:47 CH @ 03/02/2009

Suy nghĩ về TÍNH CÁCH của CON NGƯỜI VIỆT NAM

09/09/201918/02/2021

PHAN THÀNH NHÂM

1.

Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam là một công việc khó khăn và phức tạp đối với nhận thức, nhưng lại có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu về tính cách của con người Việt Nam cùng với một tư duy triết học biện chứng, tác giả bài viết đã đưa ra một cái nhìn khách quan về tính cách của con người Việt Nam, đặc biệt là một số nét tính cách truyền thống như tinh thần đề cao tập thể – cộng đồng, coi trọng tình nghĩa và hiếu học.

2.

Với sự ảnh hưởng của địa lí, lịch sử và truyền thống văn hoá mà tính cách của mỗi người Việt Nam mang đậm sắc thái riêng biệt, trong đó có cả mặt tích cực và mặt hạn chế. Tuy nhiên, ẩn sâu trong tâm lí của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua kho tàng folklore, có một thứ tâm lí nguy hiểm của người Việt Nam là tự ảo tưởng về chính mình. Tâm lí đó thể hiện qua những câu chuyện về những ông Trạng Chân đất, những ông Trạng Lợn, Xiển Bột là rất rõ. Tất nhiên, tâm lí đó không phải chỉ có ở riêng người Việt Nam nhưng điều đó càng có nghĩa là chúng ta phải nhận thức lại về chính mình. Nhận thức lại về chính mình không phải để phủ nhận các giá trị tốt đẹp ẩn chứa trong tính cách của con người Việt Nam đã góp phần tạo nên những kì tích trong lịch sử dân tộc, mà là để nhận thức khách quan hơn, toàn diện hơn, để thấy được bên cạnh những điểm tích cực, tốt đẹp thì còn có những yếu tố xấu, yếu tố tiêu cực đang ẩn chứa trong mỗi con người Việt Nam và được thể hiện ra thông qua hành vi của họ.

Thiết nghĩ từ trước đến nay, người Việt Nam đã tự khen mình quá nhiều, đến nỗi bây giờ ai bàn đến cái xấu, thì gần như người đó bị cả cộng đồng đặt vào vị trí của tiếng nói đối lập, bị coi là thiếu thiện chí. Nhưng trên thực tế việc chỉ ra những điều cần khắc phục trong tính cách của cả dân tộc luôn là điều tốt, có ý nghĩa tích cực đối với sự tiến bộ. Don Quyxote của Cervantes, AQ của Lỗ Tấn là những hình tượng sâu sắc về một kiểu tính cách dân tộc, thể hiện một cái nhìn tỉnh táo, mang đậm tính chất tự phê phán, đã góp phần không nhỏ trong sự thức tỉnh ý thức dân tộc và khơi dậy nỗ lực hoàn thiện tính cách dân tộc.

Vì lẽ đó, việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam cần phải vượt qua giới hạn của những nhận thức phiến diện và sự phê phán chỉ có tính phê phán. Bởi sự nhận thức khách quan và toàn diện về tính cách con người Việt Nam luôn là một yêu cầu quan trọng đối với nhận thức khoahọc. Với quan điểm toàn diện thì ở mỗi con người về phương diện tính cách, đều có sự thống nhất giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu. Ở mỗi vùng miền cũng như ở mỗi hoàn cảnh, con người lại bộc lộ nhiều hay ít những điểm tích cực hay những điểm tiêu cực, có tác động xấu đến xã hội ở mức độ khác nhau. Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con người không ai giống ai. Vì vậy, khi nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam, tôi không nhằm ám chỉ ai và cũng không có ý cho rằng tất cả con người Việt Nam đều có những đặc điểm tính cách này. Hơn nữa, đối với tư duy biện chứng thì nhận thức về cái phổ biến không hề loại trừ cái đặc thù và cái đơn nhất. Với suy nghĩ và cách tiếp cận như vậy, nên nội dung được nghiên cứu dưới đây, trước hết là sự tổng hợp một cách khách quan một số quan điểm tiêu biểu của các nhà nghiên cứu về tính cách của con người Việt Nam.

Có thể thấy rằng, sự nghiên cứu một cách khách quan về tính cách của con người Việt Nam đã được thể hiện trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí, văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu trong những công trình ấy có thể kể đến tác phẩm “Việt Nam văn hoá sử cương” của Đào Duy Anh. Trong tác phẩm này, ông đã đưa ra những nhận xét mang tính khái quát như sau: “Về tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít có người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phụ hoạ hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh. Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoá thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo. Đó là lược kể những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thời thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc dần thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch” 1. Sau khi Giáo sư Đào Duy Anh đưa ra những nhận xét mang tích chất khái quát về những mặt tích cực và tiêu cực trong tính cách của con người Việt Nam được nêu như trên thì gần như chưa có ai bác bỏ điều này và theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc thì các nhận xét này đều có thực và có thể dùng để so sánh với tâm lí qua các công trình nghiên cứu về con người Việt Nam và nguồn nhân lực từ góc độ tâm lí học phục vụ cho công cuộc xây dựng con người mới đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những nhận xét của tác giả Đào Duy Anh có thể chia thành hai nhóm tính cách của con người Việt Nam. Đó là những tính cách tích cực như thông minh, sức kí ức phát đạt, giàu trí nghệ thuật, giàu trực giác, ham học, thích văn chương, phù hoa, phán đoán, thiết thực, giỏi chịu đau đớn, cực khổ, chuộng hoà bình, biết hi sinh về đại nghĩa, giỏi bắt chước, thích ứng và dung hoà, trọng lễ giáo. Và những tính cách tiêu cực như ít mộng tưởng, chậm chạp, hay nhẫn nhục, tính khí nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang, ưa hư danh, thích cờ bạc, hay bài bác chếnhạo. Tất nhiên sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi mặt tích cực cũng chứa đựng ở trong nó những yếu tố tiêu cực và ngược lại.

Ngoài những phác thảo mang tính khái quát chân dung tâm lí con người Việt Nam, giới nghiên cứu còn được tiếp cận với một ý nghĩa khác về tính cách con người Việt Nam mà thực chất là người nông dân Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên. Trong tác phẩm “Văn minh Việt Nam”, Nguyễn Văn Huyên đã nhấn mạnh những đức tính quý báu như cần cù, nhẫn nại, khả năng chịu đựng cao, đầu óc thực tế, nếp nghĩ thiên về tình cảm, có chất nghệ sĩ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp lớn, tế nhị, hài hước, thông minh linh hoạt, hiền lành, phục thiện. Điều đáng chú ý là Nguyễn Văn Huyên đã nêu bật và đề cao những đức tính của người Việt Nam như: yêu chuộng độc lập tự do, ý thức dân tộc, ý thức thống nhất mạnh mẽ,… Điều này đã được lịch sử, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta trong thế kỉ XX chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Ngoài ra, Nguyễn Văn Huyên còn nêu ra một số mặt tiêu cực cần phải thay đổi trong tính cách của con người Việt Nam như tính tự ái, bệnh sĩ diện, lối học nhồi nhét kiến thức “học nhiều kinh sách đầy trí nhớ” thui chột khả năng tư duy sáng tạo, đa số các trí thức nghĩ rằng nghề làm quan là con đường vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng mà lại đem đến nhiều vinh hiển nhất.

Tính cách của con người Việt Nam cũng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các học giả nước ngoài như Piere Gourou, Paul Mus và nhà văn Pháp Boissière. Đặc biệt là Viện Nghiên cứu xã hội Mĩ đã nghiên cứu về con người Việt Nam và đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở cho việc nghiên cứu tính cách con người Việt Nam như: “người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng [ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm]; vừa thực tế, vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận; ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam [nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê]; xởi lởi chiều khách song không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ [sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời,…]; có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện; yêu hoà bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lí do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh [cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng]” 2. Có thể thấy rằng, đây là những nhận định tương đối khách quan mang tính khái quát của người nước ngoài về tính cách của con người Việt Nam và có nhiều điểm tương đồng so với các học giả trong nước, đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu và làm rõ.

Mặc dù các học giả Việt Nam và nước ngoài đã đưa ra gần như một bảng tổng hợp về những tính cách của con người Việt Nam một cách tương đối toàn diện, đầy đủ và xác thực. Sự định khuôn về tính cách con người Việt Nam của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên và Trần Trọng Kim tuy mới chỉ là những nhận xét định tính, nhưng đã chỉ ra được những nét điển hình cả tíchcực lẫn tiêu cực ở con người Việt Nam, thực chất là người nông dân Việt Nam. Với những nhận định khái quát của các học giả trên về tính cách của con người Việt Nam cho ta thấy sự khách quan trong nghiên cứu. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ mang tính khái quát, mang tính định hướng chung với những hình dung ban đầu về tính cách con người Việt Nam. Việc nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam cần phải được nâng lên thành tầm lí luận, tính tương tác, tính mâu thuẫn nội tại của mỗi đức tính cần phải được chú ý hơn.

Với quan điểm biện chứng, trong tính cách của con người Việt Nam có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng ngay trong mặt tính cực hay tiêu cực đó cũng phải hiểu thật biện chứng, tức là trong mặt tốt cũng có những cái chưa tốt, hoặc tốt lúc này, xấu lúc khác và ngược lại. Thậm chí những tính cách của con người Việt Nam đã trở thành truyền thống đạo đức cũng có những mặt tích cực và mặt tiêu cực tồn tại trong sự vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Tại thời điểm lịch sử này, những nét tâm lí, tính cách truyền thống nào đó được xem là tính cực, nhưng sang giai đoạn lịch sử khác có thể bị xem là tiêu cực và ngược lại. Vì vậy, khi nói về biện chứng giữa thiện và ác, Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” 3.

Rõ ràng, tính cách của con người Việt Nam luôn tồn tại trong sự thống nhất và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mọi sự tuyệt đối mặt tích cực hay tiêu cực, hoặc thừa nhận tính hai mặt nhưng không thấy được sự thống nhất và chuyển hoá giữa chúng đều là biểu hiện sai lầm trong nhận thức. Vì lẽ đó, dưới đây sẽ là sự luận giải một số hạn chế trong những nét tính cách vốn đã được xem là giá trị truyền thống của con người Việt Nam như tinh thần đề cao tập thể – cộng đồng, coi trọng tình nghĩa và hiếu học.

Về tính cách coi trọng cộng đồng. Với điều kiện phải chống lại thiên tai, một hiện tượng xảy ra hàng năm, phải chống lại địch hoạ với các cuộc xâm lược của ngoại bang lớn mạnh hơn mình gấp bội, cho nên yếu tố cộng đồng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Long thì các yếu tố cá nhân tuy từ trong bản chất đã là rất riêng, nhưng trong lịch sử thì lúc nào nó cũng phải quan hệ, phải tương quan với yếu tố cộng đồng. Và như thế cộng đồng lại lấn át cá nhân, bao trùm lên cá nhân và làm hạn chế động lực phát triển của mỗi cá nhân. Nhưng không có con đường nào khác vì dù cá nhân có muốn vươn lên, muốn trỗi dậy thì sẽ gặp phải không ít khó khăn trong khi cả xã hội cũng như mỗi người vẫn cần phải có cộng đồng, không thể thiếu vắng cộng đồng và chính sự cố kết cộng đồng mới tạo ra sức mạnh chống giặc ngoại xâm.

Coi trọng cộng đồng đã trở thành một tính cách truyền thống cơ bản của con người Việt Nam, là một giá trị rất căn bản trong toàn bộ văn hoá nhân cách Việt Nam, là điểm xuất phát, là cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức dân tộc. Rõ ràng, tính cộng đồng cao là một nét tâm lí, một nét tính cách của người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng. Chính Albert Einstein khi nói về mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể đã khẳng định: “Chỉ cá thể đơn lẻ mới có tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo. Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng; cũng như vậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng” và “một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong của xã hội” 4

Về tính cách coi trọng tình nghĩa. Thái độ coi trọng tình nghĩa ở người Việt Nam, từ rất sớm đã được thừa nhận và cho tới ngày nay, các bậc cao niên vẫn thường xuyên khuyên nhủ thế hệ sau giữ gìn truyền thống tương thân tương ái này. Và sự thật thì cho đến ngày nay, khi cơ chế thị trường đã bén rễ trong xã hội Việt Nam, duy tình vẫn là phương thức ứng xử còn giữ được sức mạnh truyền thống của nó, có tác dụng tích cực, tạo nên sức mạnh của sự cố kết cộng đồng, nếp sống chan hoà, cởi mở và giàu tính nhân văn của con người Việt Nam như tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”; và quả thật giá trị tính cách này cũng có mặt trái của nó. Theo Hồ Sĩ Quý, ở giá trị hàng đầu này của người Việt Nam, nếu không tính đến những biểu hiện của giá trị trái dấu của nó là thái độ coi thường đạo lí, bất chấp tình nghĩa,… thì ngay bản thân giá trị này vẫn có những sắc thái hai mặt khá rõ và trong không ít trường hợp nó vẫn có thể là giá trị nhưng lại lỗi thời. Việc tôn trọng tình nghĩa tới mức “cá chuối đắm đuối vì con”, “tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “xương cha, da mẹ” đương nhiên không phải là giá trị dương trong mọi hoàn cảnh. Rõ ràng, tính cách coi trọng tình nghĩa đến mức duy tình của con người Việt Nam là có tính hai mặt. Tính chất tích cực hay tiêu cực của thái độ này là do hoàn cảnh quy định. Trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, duy tình tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật, “phép vua thua lệ làng”, “một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” thì khó có thể chấp nhận được và sự chi phối bởi kiểu tư duy “gia đình trị” và “con ông cháu cha” đã dẫn đến bất bình đẳng trong việc đánh giá và dùng người. Ngoài ra, duy tình cũng chính là rào cản đối với sự phát triển của khoa học, bởi tư duy phê phán, kể cả là phê phán khoa học và cách mạng cũng khó có thể được chấp nhận ở những quốc gia có truyền thống này.

Về tinh thần hiếu học. Sự khủng hoảng của giáo dục, của nhận thức trong những năm gần đây đã dẫn đến một loạt hệ quả xấu cho xã hội, cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bùng nổ mạnh mẽ, tri thức của nhân loại tăng lên từng ngày, từng giờ theo cấp số nhân. Chính vì vậy, tính ham học của người Việt Nam đã trở thành truyền thống cần được nhìn nhận, nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan nhất.

Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất “thông minh vốn sẵn tính trời” và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm đáng lẽ Việt Nam phải có nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới trong các lĩnh vực khoa học. Nhưng trên thực tế, có thể thấy dân tộc Việt Nam đang tụt hậu về nhận thức và không có những nhà khoa học tầm cỡ thế giới như các dân tộc có tính hiếu học khác. Như vậy, rõ ràng, trong bản thân tính hiếu học của người Việt Nam đã ẩn chứa những hạn chế, những mặt tiêu cực của nó. Tuy nhiên, với sự phân cực một cách siêu hình và máy móc trong nghiên cứu thì chắc chắn tính hiếu học chỉ được nhìn nhận với tư cách là một trong những mặt tích cực của tính cách con người Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh là những người đã sớm nhận thấy những hạn chế trong tính ham học của con người Việt Nam, các ông đã phê phán việc học không biết cách, chỉ học theo lối mòn, giỏi bắt chước và thiếu tính sáng tạo. Chính giáo sư Hoàng Tuỵ cũng đã cho biết từ lâu, qua kinh nghiệm giảng dạy, ông đã nhận thấy một số đặc điểm có tính hạn chế chung của nhiều thế hệ học trò: thiếu khả năng đào sâu trong tư duy, thiếu đầu óc tưởng tượng, thiếu khả năng kiên trì, đi đến cùng trong những tham vọng đạt bằng được những thành tựu đỉnh cao. Việc có phát huy được những giá trị, những mặt tích cực của tính hiếu học hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận thức và phát hiện ra những mặt hạn chế, những mặt tiêu cực trong tính cách hiếu học, ham học của con người Việt Nam.

Những hạn chế trong tính ham học của con người Việt Nam bị quy định bởi bối cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội và cũng không phủ nhận sự tác động của các yếu tố thuộc về tộc người, các yếu tố sinh học tự nhiên. Nhận thức của người Việt Nam sớm bị quy định bởi điều kiện sản xuất nông nghiệp lúa nước, tư duy kinh nghiệm được đề cao và coi trọng một cách thái quá cho nên tư duy lí luận là điểm yếu trong quá trình nhận thức và học tập.

Người Việt Nam gần như rất ít khi xem học tập, nhận thức là một nhu cầu thực sự của cuộc sống mà chủ yếu xem học tập là một phương tiện để thoả mãn các nhu cầu khác. Ngay từ thời xa xưa, người Việt Nam chúng ta đã coi học hành là phương tiện để đổi đời, để làm quan. Bao nhiêu năm sôi kinh nấu sử cũng chỉ để chờ một ngày vượt vũ môn “cá chép hoá rồng”, thoát cảnh nghèo khó bần hàn. Sự học không đem lại niềm vui thực sự cho người học, cái đem lại niềm vui là hệ quả của nó – vinh hoa phú quý, tiền tài danh lợi. Với tinh thần hiếu học như vậy, chân lí khoa học chưa bao giờ được coi trọng, nhận thức không phải để tìm ra chân lí, mà để đạt được những mục đích khác, hơn nữa, nhận thức và thực tiễn thường không thống nhất với nhau. Và rất có thể việc học tập bị chi phối bởi những nhu cầu và mục đích khác như: nhỏ học vì gia đình, vì bố mẹ, lớn lên học vì sĩ diện với bạn bè, với người thân, để kiếm công ăn việc làm sẽ là một quá trình tha hoá trong học tập, các giá trị sống không được khẳng định mà bị phủ định, tư duy trọng bằng cấp và chạy theo bằng cấp diễn ra phổ biến.

Sự thật trần trụi về sự hiếu học của người Việt Nam hiện nay sẽ lộ ra sau mỗi mùa thi đại học. Chúng ta đã chứng kiến biết bao học sinh có thừa trí tuệ để trở thành nhà vật lí, nhà hoá học tương lai nhưng lại sẵn sàng từ bỏ niềm đam mê và thế mạnh của chính mình để lao vào các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng với suy nghĩ sau này mảnh bằng kiếm được từ những ngôi trường ấy sẽ giúp đem lại thu nhập cao hơn, trong khi dấn thân vào khoa học chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp về vật chất. Hơn bao giờ hết, đã đến lúc cần phải thay đổi sự tôn vinh các “tiến sĩ” bằng sự tôn vinh tri thức, tôn vinh chân lí khoa học.

__________
1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB TP Hồ Chí Minh, 1992, tr. 24.

2. Nhiều tác giả, Người Việt – Phẩm chất và thói hư tật xấu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2009, tr. 112-113.

3. C. Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 135.

4. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007, tr. 24.

3.

Tóm lại, trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa cả cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị trong mối quan hệ hết sức biện chứng được thể hiện rất rõ trên các phương diện khác nhau của cuộc sống. Sự nhận thức khách quan và khoa học về những tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam có ý nghĩa cả phương diện nhận thức và phương diện thực tiễn – thực tiễn chấn hưng đất nước và phát triển dân tộc.

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…]

05/02/2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN [Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…]

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.

Mục lục

Khái quát chung

Giải thích thuật ngữ

Phẩm chất là tính chất riêng tốt xấu của mỗi người mỗi vật, là các yếu tố làm nên giá trị con người hay vật.

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm hệ thống thái độ và hành vi quen thuộc mang tính đạo đức của cá nhân đối với hiện thực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất nổi trội trong tính cách con người Việt Nam

Yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam vô cùng thuận lợi để trở thành một xứ sở phát triển nông nghiệp. Việt Nam nằm trong một khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nắng nóng, nhiệt độ cao, có hai mùa gió, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Điều kiện tự nhiên này quy định loại hình văn hóa Việt Nam gắn với nông nghiệp với những đặc điểm: trồng lúa nước, sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên, đề cao vai trò người phụ nữ, sùng bái mùa màng, sinh nở. Trải qua hàng ngàn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long,… và dọc theo duyên hải. Chính vì vậy người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. “Cho đến nay ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, sã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam”.

Yếu tố lịch sử cũng là một yếu tố để hình thành lên phẩm chất của con người Việt Nam. Nước Việt Nam ta nằm ở một vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược nên luôn là mục tiêu xâm lược của các nước lớn trên thế giới. Vì vậy mà nước ta luôn luôn phải chống lại mưu đồ xâm lược của các nước lớn trên thế giới. Từ đó đã hình thành nên lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, đối phó linh hoạt với mọi tình thế.

Phân tích những phẩm chất nổi trội trong tính cách người Việt Nam

ưu điểm và hạn chế cơ bản trong tính cách của người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [103.34 KB, 14 trang ]

MỞ ĐẦU
Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã
diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. qua bao thế kỉ, các
hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống
thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc
của riêng mình. Đó chính là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo, tích luỹ thông qua hoạt động thực tiễn. mỗi quốc
gia, dân tộc muốn phát triển bền vững, và ổn định thì phải xây dựng văn hoá,
phát triển văn hoá, kinh tế, ổn định chính trị. Đồng thời, cũng cần có sự quan
tâm đến phát triển con người, làm tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Trong
xã hội ngày nay, con người Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trên thế giới. Để có thể đi sâu, tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, em xin chọn
đề 6: “Ưu điểm và hạn chế cơ bản trong tính cách của người Việt Nam hiện


nay.” Do hiểu biết cịn có hạn nên bài làm của em có thể cịn những sai sót,
mong thầy cơ đọc và góp ý để những bài sau của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

Tính cách của người Việt Nam hiện nay

1. Khái niệm
Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là
một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. trải qua

hàng ngàn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nơng nghiệp lúa nước trên châu
thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long,…
và dọc theo dun hải. chính vì vậy, người Viejt bị trói chặt vào kinh tế nông
nghiệp. cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư
dân nông dân, xã hội nông tôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện
người Việt Nam. Do đó, những căn tính nơng dân, những đặc trưng của một xã
1


hội nơng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mội truyền thống Việt Nam.
Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, những phẩm chất nổi trội trong tính cách
của người Việt đã dần dần được hình thành, trở thành truyền thống quý báu

trong tính cách của dân tộc Việt nam hiện nay.
2. Đặc điểm cơ bản
Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính
cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị.
- Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo
- Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua
khó khăn thử thách
- Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kì xa hoa
- Tấm lịng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn
- Cần cù chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ
- Trọng tuổi tác, trọng người già [lão quyền].
- Tập tính kém hạch tốn, khơng quen lường tính xa.

- Tác phong tuỳ tiện, kỉ luật khơng chặt chẽ
- Tâm lý bình qn chủ nghĩa
- Nhân ái, vị tha và rộng lượng
- Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười [cơ sở của chủ nghĩa thân tộc –
một người làm quan cả họ được nhờ].
- Tâm lý sống lâu nên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm
- Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị.
II.

Ưu điểm và hạn chế trong tính cách của người Việt Nam hiện nay

1. Ưu điểm

2


1.1.

Lòng yêu nước

Theo giáo sư Trần Văn Giàu, đây là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử
Việt Nam”. Trước hết, từ nguồn gốc lịch sử nhiều ngàn năm của dân tộc ta, nhà
nước Văn Lang xuất hiện rất sớm, khoảng 2.700 năm trước, hợp nhất tự nguyện
của 15 bộ lạc anh em, có cương vực ổn định, có văn hóa rực rỡ, có sức mạnh vật
chất đáng kể… Thứ đến là chuỗi dài các cuộc chiến tranh chống xâm lăng của

những nước lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, trong đó 3 lần đánh thắng qn
Ngun Mơng, đánh đổ ách đô hộ nhà Minh, phá tan quân Thanh, và các cuộc
chiến tranh chống thực dân, đế quốc, bành trướng. Yêu nước ngày nay là động
lực phấn đấu toàn dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; được
Trung ương khẳng định là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”; dân giàu, nước mạnh là yếu tố vật chất; dân chủ, công bằng là yếu tố
tinh thần; tổng hợp lại là nước Việt Nam văn minh. Bằng nhiều phương thức
khác nhau, hun đúc chủ nghĩa yêu nước là nội dung chủ yếu của mỗi người, gia
đình và tồn xã hội.
1.2.

Tinh thần đồn kết, coi trọng cộng đồng, đề cao tính tập thể


Đây là truyền thống của dân tộc ta từ nhiều ngàn năm qua, bắt nguồn từ sự
gắn kết gia đình, dịng họ, làng xã... đến cả nước, nhất là khi làng nước đứng
trước thiên tai, địch họa đe dọa sự tồn vong của cả cộng đồng. Với điều kiện
phải chống lại thiên tai, một hiện tượng xảy ra hàng năm, phải chống lại địch
hoạ với các cuộc xâm lược của ngoại bang lớn mạnh hơn mình gấp bội, cho nên
yếu tố cộng đồng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Chính sự cố kết cộng đồng đã
tạo ra sức mạnh chống giặc ngoại xâm, các thế lực phản nghịch, thù trong giặc
ngồi. Coi trọng cộng đồng đã trở thành một tính cách truyền thống cơ bản của
con người Việt Nam, là một giá trị rất căn bản trong toàn bộ văn hoá nhân cách
Việt Nam, là điểm xuất phát, là cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
đoàn kết và ý thức dân Tính cộng đồng cao là một nét tâm lí, một nét tính cách

của người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị.
3


Lối sống đề cao tính tập thể, cộng đồng của người Việt có mặt tích cực là
coi trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh thần đồn kết, hịathuận, tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách, không chấp nhận lối sống hờ hững, vô trách
nhiệm. Lối sống cộng đồng này góp phần kìm hãm và hạn chế những biểu hiện
của bệnh vô cảm, của sự cạnh tranh một cách ghẻ lạnh trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời tạo nên sức mạnh của sự thống nhất cùng
nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3.


Tính cách coi trọng tình nghĩa

Thái độ coi trọng tình nghĩa ở người Việt Nam, từ rất sớm đã được thừa
nhận và cho tới ngày nay, các bậc cao niên vẫn thường xuyên khuyên nhủ thế hệ
sau giữ gìn truyền thống tương thân tương ái này. Và sự thật thì cho đến ngày
nay, khi cơ chế thị trường đã bén rễ trong xã hội Việt Nam, duy tình vẫn là
phương thức ứng xử còn giữ được sức mạnh truyền thống của nó, có tác dụng
tích cực, tạo nên sức mạnh của sự cố kết cộng đồng, nếp sống chan hoà, cởi mở
và giàu tính nhân văn của con người Việt Nam như tinh thần “thương người như
thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”.
1.4.


Tinh thần hiếu học

Tinh thần hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được
hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó
chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẫn nại và ham học hỏi. Sự hiếu học
ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc anh tài, các trung thần, những anh hùng
dân tộc,… góp phần quan trọng cho sự nghiệp giải phóng và kiến thiết nước
nhà.
Sự khủng hoảng của giáo dục, của nhận thức trong những năm gần đây đã
dẫn đến một loạt hệ quả xấu cho xã hội, cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam
trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bùng nổ mạnh mẽ,

tri thức của nhân loại tăng lên từng ngày, từng giờ theo cấp số nhân. Chính vì
4


vậy, tính ham học của người Việt Nam đã trở thành truyền thống cần được nhìn
nhận, nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan nhất. Người Việt Nam được
các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất “thơng
minh vốn sẵn tính trời” và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm đáng
lẽ Việt Nam phải có nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới trong các lĩnh vực khoa học.
1.5.

Lối sống cần cù, chịu thương chịu khó, tiết kiệm


Lối sống cần cù, tiết kiệm của người Việt đã được coi là một trong những
đức tính điển hình, nói như cố giáo sư Trần Văn Giàu “cần cù đến mức anh
hùng tột bậc” .Từ xưa đến nay, người Việt vẫn coi trọng đức tính cần cù, tiết
kiệm, đề cao nó đến độ “cần cù bù thơng minh”, “năng nhặt chặt bị”, “tích cốc
phịng cơ”, “bn tầu bán bè khơng bằng ăn dè hà tiện”. Lối sống tiết kiệm góp
phần ổn định đời sống kinh tế gia đình, xã hội trong điều kiện đất nước cịn khó
khăn, rèn luyện cách sống biết q trọng sức lao động, chống lối sống xa hoa,
lãng phí theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, “vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa
sổ”,...
1.6.


Người Việt Nam ơn hồ, nhã nhặn khiêm nhường, yêu thiên nhiên

Trong lịch sử, người Việt vốn rất gắn bó với thiên nhiên, u q, tơn trọng
thiên nhiên. Triết lý sống “hài hòa” với giới tự nhiên khiến người Việt trở nên
gần gũi, thích nghi với sự biến thiên thất thường của thiên nhiên và duy trì nền
nông nghiệp lúa nước khá thịnh vượng, phát triển. Khi người Việt đã biết thích
ứng với tự nhiên, chinh phục, cải tạo đến một mức độ nhất định đối với tự
nhiên, người Việt trở nên kiên cường hơn, tính cách linh hoạt, lối sống năng
động hơn trước những biến đổi của thiên nhiên, biết khắc phục và kìm hãm
thiên tai, lựa theo tự nhiên mà sản xuất và mưu sống. Lối sống hài hòa với giới
tự nhiên cũng tạo cho người Việt truyền thống những đức tính ơn hịa, nhã nhặn,
khiêm nhường.Dân tộc Việt được xem là một dân tộc biết lấy khiêm nhu làm

hậu thuẫn, thắng mà không kiêu căng, đó là nghệ thuật ơn nhu khơn khéo của
nước nhỏ đối với nước lớn, biết làm chiến thuật Tâm cơng [đánh vào lịng
5


người, không chiến trận mà địch vẫn thua]. Lối sống ấy khiến chocha ông chúng
ta qua các triều đại đều rất coi trọng chữ “Hòa”trong kế sách trị quốc và ngoại
giao. Trong ba yếu tố Thiên thời, Địalợi, Nhân hòa,đạo trị quốc, trước hết, phải
lấy việc Nhân hòa làm đầu, dân là gốc của nước, có dân tâm, sĩ khí, ắt thay đổi
được thời cuộc.
1.7.


Người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa

Trong đời sống tinh thần xã hội, người Việt truyền thống coi trọng chữ
“Tình”, đề cao ân nghĩa,... đơi khi, chữ “Tình”đã vượt lên trên cả lý lẽ, luật
pháp.
1.8.

Ý thức vươn lên trong cuộc sống

Người Việt hiện nay không bằng lòng với cái nghèo, với sự thanh nhàn, an
phận, không tự thỏa mãn với lối sống hữu danh vô thực, họ bắt đầu chú trọng
đến lợi ích vật chất, biết vươn lên làm giàu, đề cao tính cá nhân, sự tự do,…

Hiện nay, từ cách thức lao động sản xuất, cách thức tư duy, cách thức ứng xử,
hưởng thụ, thỏamãn nhu cầu sống của người Việt đã ít nhiều khác xa các thế hệ
cha ông ngày trước. Trong đời sống hiện tại, người Việt đang cố gắng khắc phục
những biểu hiện của nếp sống cũ: tác phong lề mề, thủ cơng, trì trệ, làm ăn nhỏ,
manh mún,... xây dựng các giá trị mới như trọng lý, trọng khoa học, trọng hiệu
quả, đề cao tự do cá nhân [đặc biệt rõ nét trong lối sống của tầng lớp thanh niên
thành thị, trí thức, doanh nhân]
2. Hạn chế
2.1.

Tính cộng đồng được đề cao quá mức


Cộng đồng đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự
phát triển cá nhân vì cộng đồng khơng chấp nhận cá nhân đứng ngoài xã hội.
Các yếu tố cá nhân tuy từ trong bản chất đã là rất riêng, nhưng trong lịch sử thì
lúc nào nó cũng phải quan hệ, phải tương quan với yếu tố cộng đồng. Và như
thế cộng đồng lại lấn át cá nhân, bao trùm cá nhân và làm hạn chế động lực phát
6


triển của mỗi cá nhân. Nhưng khơng có con đường nào khác vì dù cá nhân có
muốn vươn lên, muốn trỗi dậy thì sẽ gặp phải khơng ít khó khăn trong khi cả xã
hội cũng như mọi người cũng phải có cộng đồng, khơng thể thiếu vắng cộng
đồng. Khi hịa bình, khi gia đình, xóm làng n ổn, sự đồn kết nhiều lúc trở

thành quyền hạn thứ yếu, ganh đua và cạnh tranh một mất một còn. Ngày nay,
mặt trái của cơ chế thị trưởng có lúc vì lợi ích mà làm đổ vỡ tình cảm gia đình,
dịng họ, láng giềng. Mặt trái của tính cộng đồng dẫn tới tính cục bộ, kéo bè kéo
cánh, ê-kíp- đây cũng là hạn chế khiến người Việt rất khó hịa nhập được với
nền kinh tế tồn cầu vì nếu tham gia vào q trình kinh tế tồn cầu với một đầu
óc cục bộ, vì tư lợi của một cá nhân, đơn vị, địa phương thì chính là người Việt
tự hại mình, hai lẫn nhau.
Tình trạng níu kéo nhau, khơng muốn cho người khác hơn mình “Khơn
độc khơng bằng ngốc đàn”, thói ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn
mình, tài năng và thành đạt hơn mình,... khiến cho người Việt khơng tạo ra được
một sự hiệp thông thống nhất, dẫn đến việc một người làm thì tốt, ba người làm
thì tồi, bảy người làm thì hỏng.

2.2.

Người Việt Nam hiện nay cịn có tâm lý hiếu danh, trọng danh

Truyền thống hiếu học là một đặc trưng của người Việt, là một đức tính tốt
của người Việt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, mặt trái của hiếu học là
hiếu danh, trọng danh. Đi liền với tính trọng danh là thói háo danh, mua danh:
được thể hiện rõ qua nạn bằng giả, bằng thật học giả trong xã hội ta hiện nay mà
các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu ra. Trong một xã hội mà sự thăng
tiến của mỗi cá nhân gắn liền với độ cao tăng dần của bằng cấp thì “cuộc đua”
để có được bằng nọ, chứng chỉ kia là điều tất yếu. Nhiều người giỏi, tài thực sự,
nhưng vì khơng có đủ bằng cấp mà chấp nhận thua thiệt, khơng đạt được vị trí

xứng đáng, khơng được mọi người thừa nhận. Một số người không học được để
lấy bằng thật thì tất yếu phải mua bằng giả. Học để lấy bằng cấp đã trở thành
gánh nặng công danh chứ khơng cịn là nhu cầu tri thức.
7


Hơn nữa, vì chịu ảnh hưởng bởi thứ triết lý nhân sinh “học để làm quan”
[với những chuẩn mực về sự dùi mài kinh sử để vượt qua các kỳ thi, đảm bảo
cho mình một địa vị xã hội, để hưởng vinh hoa phú quý], nên người Việt học
hành thường không đến nơi đến chốn. Ngày nay, vào các thư viện trong các
trường đại học hay các thư viện lớn ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy số người
đến đọc sách, học tập, nghiên cứu khơng ít, nhưng theo các cuộc điều tra xã hội

học đều cho thấy, số người đến thư viện đọc sách, học tập, nghiên cứu vì say mê
khoa học khơng nhiều, mà họ đến đó đọc sách hay học tập để thi, để hoàn thành
một chứng chỉ, hay làm xong một việc nhất định nào đó rồi bỏ đấy. Do đó, khi
học tập, nghiên cứu, người Việt nặng về giáo điều, sao chép và thuộc lịng các lý
thuyết sẵn có. Với lối học “tầm chương” đó đã trói buộc những sáng kiến của
con người, kìm hãm lối suy tư phản biện, dẫn đến thiếu tự tin, không dám vượt
bỏ quá khứ.
2.3.

Tác phong tuỳ tiện, kỉ luật khơng chặt chẽ, kém hạch tốn, khơng
quen lường xa cùng với tâm lý bình quân chủ nghĩa


Lối sống thiếu triệt để của người Việt bắt nguồn từ triết lý sống duy tình,
duy cảm đã góp phần hình thành lối làm ăn tùytiện, manh mún, khơng biết lo
xa, hạch tốn, thiếu khả năng lao động liên kết, thiếu đầu óctínhtốn trong kinh
doanh, sản xuất,chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiển cận, thực dụng, tính tổ
chức,kỷ luật kém,... Lối tư duy và lối sống đó cũng đã hình thành phương thức
“ăn xổi, ở thì”, đề cao những lợi ích thiết thực ngay trước mắt chứ ít chú tâm
đến những lợi ích chiến lược, lâu dài hay phải làm những gì to tát, lâu bền.
Lối sống du di, xuề xòa của người Việt truyền thống đã tác động không
nhỏ đến cuộc sống lao động sản xuất của họ. Với Việt Nam, sản xuất nông
nghiệp là sản xuất theo thời vụ [do thời tiết có hai mùa nóng lạnh khác biệt,
buộc con người phải sản xuất theo], đã dẫn tới hình thành hiện tượng ngày mùa
thì vất vả, đầu tắt mặt tối, cịn tháng ba ngày tám thì có nhiều thời gian nghỉ

ngơi/nhàn rỗi/nơng nhàn. Ở một số vùng có nghề phụ [nghề thủ công], người
8


nông dân dùng thời gian nông nhàn tham gia sản xuất vào các ngành nghề phụ,
cịn vùng khơng có nghề thủ cơng thì người dân coi như rỗi rãi hàng tháng. Do
rỗi rãi, khơng có việc làm thúc giục, đã hình thành ở người Việt tác phong
khoan thai, chậm chạp, không tiếc thời gian: “Đi đâu mà vội mà vàng/Mà vấp
phải đá, mà quàng phải dây/Thủng thẳng như chúng anh đây/Chẳng đá nào vấp
chẳng dây nào quàng”.Tâm thế quen không tuân thủ chặt chẽ yếu tố thời gian
trong lao động sản xuất sẽ là một trở ngại lớn khi người Việt tiếp hợp vào xã hội
công nghiệp - cuộc sống địi hỏi phải khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời thì

người Việt vẫn mang theo hành trang của nếp sống “giờ cao su”.
2.4.

Tâm lý sống lâu nên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm

Tư duy nặng về kinh nghiệm [Trăm hay không bằng tay quen] đã tạo nên
lối sống gia trưởng, lão quyền [người cao tuổi được coi là người có nhiều kinh
nghiệm sống hơn cả], dẫn đến tư tưởng “trọng trưởng khinh ấu”của người Việt.
Với cách nghĩ và cách làm theo kinh nghiệm thì hoạt động của con người
thường hướng về quá khứ, bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, thường tìm cách phủ
nhận năng lực của người đi sau [mặc dù trong thâm tâm biết rằng họ hơn mình].
2.5.


Thói hư danh, ảo tưởng, sĩ diện

Do ảnh hưởng của thứ văn hóa coi trọng tinh thần, khinh chê vật chất [vì
cho nó là tầm thường, hạ đẳng] nên người Việt cũng hình thành thói hư danh, ảo
tưởng,sĩ diện. Người Việt thường dấu cái nghèo, cái khổ “Tốt danh hơn lành áo;
Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp; Một quan tiền công không bằng
một đồng tiền thưởng; Ở đời muôn sự của chung/Hơn nhau một tiếng anh hùng
mà thôi”, không mấy khi người Việt thú thật nỗi cực nhọc, vất vả đã từng phải
chịu đựng, dẫn đến kiêu căng.
2.6.


Một bộ phận người Việt vẫn cịn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào
thiên nhiên

9


Người Việt đã vận dụng những tri thức về tự nhiên đó để biết thích ứng với
tự nhiên, chinh phục, cải tạo tự nhiên, biết khắc phục và kìm hãm thiên tai,...
Song, chính bởi sự gắn bó, thân thiện, hịa mình với thiên nhiên, với trời đất,
dẫn đến chỗ người Việt hình thành lối sống lệ thuộc, trơng chờ, ỷ lại vào thiên
nhiên ưu đãi, nên dễ sinh ra lười biếng lao động và giản lược hóa một cách thực
dụng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tùy ý, thiếu tơn trọng

sự tồn vẹn, tuần hồn của thiên nhiên, thiếu ý thức trong việc vừa khai thác
vừa tái tạo lại nó, dường như trong suốt q trình sống của mình, người Việt đã
quay lưng lại với mơi trường sống tự nhiên của chính mình.
Lối sống phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó tự nhiên, thời tiết thì lại ln
thất thường, đỏng đảnh. Đối diện với sự biến thiên đó, đáng lẽ phải biết tìm
cách làm chủ và tự do trước thiên nhiên, thì người Việt lại quá lệ thuộc vào
“Trời”, nên trong quá trình sống hay lao động sản xuất, người Việt thường tin
vào số phận, may rủi, trông chờ vào thiên nhiên, dẫn đến dễ chán nản, chùn
bước khi gặp phải khó khăn.
Lối lao động, sản xuất chỉ biết dựa trên tri thức kinh nghiệm về thời tiết, về
trông mong ở trời đất của người Việt truyền thống khiến cho người Việt hiện
nay thiếu ý thức nghiên cứu khoa học trong sản xuất.

III.

Tính cách người Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay

Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế của người dân được cải
thiện, thậm chí đồng tiền kiếm được một cách quá nhanh chóng, dễ dàng, dẫn
đến xu hướng hưởng thụ, sống gấp, lười lao động, tìm mọi cách để kiếm tiền
phục vụ nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ, kể cả vi phạm đạo đức và pháp luật. Trầm
trọng hơn, hiện tượng tham nhũng, tiêu “tiền chùa” đang trở thành quốc nạn của
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát
triển, đặc biệt, khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, giao thương với các nền
kinh tế tư bản, lúc này “Lý” sẽ áp đảo “Tình”. Trong điều kiện đó, truyền thống

coi trọng “Tình” có vẻ khơng cịn phù hợp nữa, nhưng chúng ta vẫn cần phải
10


dung hịa,làm cho “Lý” khơng trở thành thái q để dẫn đến “vơ tình, vơ cảm”,
thành con người “duy ngã”, ích kỷ; làm cho chữ “Tình” trong thời hiện đại
khơng yếm thế, biến con người thành yếu đuối, nhu nhược, ba phải. Việc thiên
về “Lý”hướng đến sự phát triển; còn “Tình”sẽ làm cho sự phát triển diễn ra hài
hịa, bền vững. Như vậy, chúng ta vẫn duy trì và giữ gìn được bản sắc và “làm
mới, hiện đại hóa” nó cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Thêm nữa, việc coi
trọng “Tình”sẽ làm cho việc áp dụng luật pháp uyển chuyển, linh hoạt theo từng
địa phương, từng vùng. Luật pháp, dù được xây dựng trên đời sống thực tế,

nhưng nó vẫn là “từ ngồi vào, từ trên xuống” áp đặt người dân phải theo, nó
vẫn có tính chất lý trí, cứng nhắc, máy móc, khơng uyển chuyển và nhiều khi
khơng tương thích với những hồn cảnh riêng của từng người dân, từng địa
phương. Do đó, người Việt truyền thống đã điều hịa luật pháp của nhà nước
[triều đình] bằng Hương ước, bằng tục lệ của làng để có cuộc sống phong lưu,
thoải mái và tự tại hơn. Tục “phép vua thua lệ làng” xưa và nay, khơng có nghĩa
là coi thường kỷ cương, phép nước mà phép nước ấy, luật pháp ấy cần phải
uyển chuyển, linh hoạt và phù hợp với tâm lý, lối sống của con người. Có như
vậy, luật pháp ấy, chủ trương ấy mới đi vào cuộc sống một cách dễ dàng, khả thi
hơn, bằng không, nó sẽ gặp phải sự kháng cự mãnh liệt, rốt cục, sẽ trở thành
không khả thi, không đi được vào đời sống xã hội và người dân.
IV.


Giải pháp khắc phục hạn chế, phát uy ưu điểm trong tính cách
của người Việt Nam hiện nay

Tóm lại, trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và từng nét
tính cách nói riêng đều ẩn chứa cả cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị trong
mối quan hệ hết sức biện chứng được thể hiện rất rõ trên các phương diện khác
nhau của cuộc sống. Sự nhận thức khách quan và khoa học về những tính cách
tiêu biểu của con người Việt Nam có ý nghĩa cả phương diện nhận thức và
phương diện thực tiễn – thực tiễn chấn hưng đất nước và phát triển dân tộc.

11



Con người là trung tâm. Khi hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và Việt
Nam nằm trong dịng xốy của tồn cầu hóa, bị chế định trong “luật chơi” quốc
tế đã định sẵn mà chúng ta khơng có quyền sửa. Sự nghiệp xây dựng đất nước ta
trong môi trường quốc tế sẽ diễn ra trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt hơn bao
giờ hết, nó đầy nghiệt ngã, quyết liệt gấp bội so với trước đây, rất có thể mức độ
và hệ số rủi ro sẽ rất lớn và dày hơn. Để chấp nhận vượt qua thách thức, nguy
cơ, địi hỏi tất cả các thành viên hệ thống chính trị, trong đó nổi rõ con người
Việt Nam có những phẩm chất và năng lực vượt trội so với thời kỳ trước. Như
vậy là, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong tồn cầu
hóa đã trở thành yêu cầu, dung môi buộc con người Việt Nam phải vươn lên về

mọi mặt, đưa đất nước sánh vai cũng các cường quốc năm châu. Đảng và nhân
dân Việt Nam đã xác định tiến bước trên con đường phát triển ấy. Do đó, hồn
cảnh này chính là cú hích tích cực, tạo động lực mạnh mẽ để xây dựng con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục thường xuyên và phát huy truyền thống đoàn kết trong gia đình,
gia tộc, mở rộng ra đồn kết làng nước có ý nghĩa thực tế của mỗi gia đình và
các nhóm xã hội, các đồn thể trong cộng đồng dân tộc. Tìm kiếm các lợi ích
chung được nhiều người thừa nhận để phát động sự gắn kết cộng đồng, đoàn kết
các thành phần, các giới để phát triển xã hội bền vững. Đó là mục tiêu căn bản
của xã hội ta ngày nay.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đã hình thành nhiều
phong tục, tập quán tốt đẹp, sự tồn tại của chúng trong lối sống hiện đại thể hiện

tính liên tục của nhân sinh quan và bản sắc văn hóacủa con người Việt Nam.
Hơn nữa, trong lối sống của con người Việt Nam mà chúng ta xây dựng để đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập phải là: dân tộc, hiện đại, văn minh. Để làm
được điều đó, chúng ta phải biết khơi dậy và phát huy hiệu quả những giá trị
tích cực của nhân sinh quan truyền thống như: truyền thống hiếu học, tinh thần

12


đồn kết, tương thân tương ái, trọng tình trọng nghĩa, lối sống cần cù, tiết
kiệm,...


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đổi mới hội nhập toàn diện, để đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững, cần phải tích cực, chủ động hội nhập, giáo dục phát triển
con người – nền móng căn bản cho sự phát triển toàn diện của đất nước, cùng
với đó, cần chú trọng phát triển văn hố, xã hội, kinh tế, anh ninh chính trị, tăng
cường huy động các nguồn lực để phát triển, xây dựng nền văn hoá Vệt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hoá tinh hoa nhân loại để văn hoá
thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội và phát triển văn hố vì sự hồn thiện
nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam có lối sống, tính cách tốt đẹp,…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Thái Việt [2004], Đại cương về văn hoá Việt Nam, NXB Văn

hố - Thơng tin
2. Phan Kế Bính [2005], Việt Nam phong tục, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [Đồng chủ biên]
[2002], Giátrị truyền thống trước những thách thức của tồn cầu hóa,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Tấn Đắc [2005], Văn hóa Đơng Nam Á, NXB Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh.
5.

//vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh_gi%C3%A1_ng
%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t#:~:text=

%C4%90%C3%A1nh%20gi%C3%A1%20chung,%C4%91%E1%BA
%B7c%20tr%C6%B0ng%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t
%20Nam.&text=Th%C3%A1i%20%C4%91%E1%BB%99%20coi%20tr
13


%E1%BB%8Dng%20c%E1%BB%99ng,c%E1%BB%A7a%20con
%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
6.

//www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nhung-gia-tri-tich-cuc-vahan-che-trong-nhan-sinh-quan-nguoi-viet.html


7.

//gocnhosantruong.com/doi-song-xa-hoi/the-gioi-quanh-ta/891-10%C4%91%E1%BB%A9c-t%C3%ADnh-t%E1%BB%91t-v%C3%A0-x
%E1%BA%A5u-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi
%E1%BB%87t-nam

8.

//www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tinh_cach_viet-7.html

14




Video liên quan

Chủ Đề