Nghệ sĩ cải lương thành được bao nhiêu tuổi?

Ông Các, vệ sĩ của Thanh Nga khai rằng, khi chiếc xe chở hai vợ chồng chạy đến ngã sáu Sài Gòn trong đêm xảy ra vụ án, bỗng thấy phía trước có một chiếc xe cùng hiệu Volkswagen với họ chạy chầm chậm, trước mặt, hai người ngồi trên đó nhìn lui nhìn tới, ý chừng muốn dò xét điều gì.

Khi ông Lân chở Thanh Nga và con trai vượt lên khỏi chiếc xe khoảng 20m để quẹo về nhà mình ở đường Ngô Tùng Châu [nay là đường Lê Thị Riêng, Q1] rồi nhìn lại, vẫn thấy chiếc Volkswagen nọ bám sau đuôi. Những tình tiết đáng ngờ như thế đã khiến lực lượng điều tra ráo riết tiến hành soát xét hàng nghìn chiếc Volkswagen đang lưu hành trên địa bàn lúc bấy giờ. Nhưng rốt cuộc, chiếc Volkswagen trên là xe của Đài Tiếng nói Việt Nam II chở phát thanh viên đi công tác về.

Ban chuyên án cũng phải sàng lọc hơn 3.000 người lai Tây có mặt ở thành phố chỉ vì một trong nghi phạm giết Thanh Nga là lai Pháp. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra đã thu thập các chi tiết về đời sống tình cảm của Thanh Nga và không loại trừ khả năng cô bị bắn chết do ghen tuông, mâu thuẫn trong tình yêu, nên ban chuyên án đã hướng sự chú ý đặc biệt tới những người chồng và những người tình cũ của Thanh Nga.

Thanh Nga là vợ của nghệ sĩ Thành Được [ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I] trước khi lấy ông Phạm Duy Lân. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại. Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, cho đến lúc Thanh Nga ưng chịu. Dẫu đã nên vợ nên chồng nhưng cá tính hai người vẫn xung khắc nặng nề và cuối cùng chia tay. Khi đã ly thân, Thành Được vẫn mời Thanh Nga đi biểu diễn nhưng bị từ chối. Mặc dù gặp phải thái độ lạnh nhạt của cô song Thành Được cũng khó mà nung nấu ghen tức năm này qua năm khác đến nỗi nhúng tay vào cái chết của người mình từng yêu được.

Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng : “Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm lại trên đường tình anh thấy thương ai nhất ?”. Thành Được đáp : “Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng”. Tên ông được loại ra khỏi các đối tượng bị nghi ngờ và ban chuyên án hướng “ống kính nghiệp vụ” đến một gương mặt khác từng là sĩ quan cấp tá chế độ cũ, ông Nguyễn Minh Mẫn, cũng là chồng cũ Thanh Nga.

Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử. Theo hồ sơ vụ án, do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ nên phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ.

Thanh Nga đi lấy chồng khác, ông không tránh khỏi buồn rầu, ghen tức và trả thù ? Khi được xét hỏi, ông khai báo khớp thời gian và nơi ở của mình trong đêm xảy ra cái chết của Thanh Nga, xác minh không phải là thủ phạm, ông bảo : “Đã lâu không còn lui tới và cũng chẳng tức tối, để tâm oán ghét gì Thanh Nga nữa”.

Và những người khác như thợ chụp ảnh Trần Triệu Bình [có mặt trong lễ khâm liệm và lễ tang vợ chồng Thanh Nga], Chánh Hồng Phước [tức Phước Tây lai – nhân viên hậu trường của Đoàn Cải lương Thanh Minh bị đuổi việc], Trần Phương Quốc [là người lai Pháp sống tại một ngôi chùa ở đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh] và một nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng thành đối tượng nghi vấn. Nhưng trước sau tất cả 7 người trong danh sách tình nghi đã giết Thanh Nga bị loại bỏ hết.

Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh Diệu Minh, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Chồng bà, ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định :

Anh và em sống giữa cõi mây này.

Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau.

Như mây bay mãi, bay bay mãi.

Sinh chẳng cùng năm – nguyện chết cùng ngày…

[Theo Thanh Niên]

THÀNH ĐƯỢC NÓI GÌ

VỀ THANH NGA

Tuy rằng có vai trò, nhưng vì là cháu của bầu gánh nên Thành Ðược không được lãnh lương như bao nhiêu đào kép khác, mà chỉ có tiền cà phê cà pháo và tiền của khán giả cho, nhờ vai trò “đi ăn xin” được khán giả thương tình cho tiền [có lẽ nhập vai giống ăn xin quá].

Thời đó gánh hát Thanh Cần di chuyển bằng ghe, có đò máy vòng và ông Hai Sang chủ đò máy cũng đồng thời là người bán vé hát, ông đã giúp Thành Ðược bằng cách chen lẫn trong hàng khán giả, tới màn Quách Hải Thọ đi xin ăn, đờn rao buồn, Thành Ðược ca bản Hoài Tình thì ông làm “cò mồi” quăng một cắc bạc lên sân khấu. Thấy vậy mấy bà già cũng bắt chước quăng lên và mỗi đêm ít nhứt cũng được 15 đồng. Thời còn xài tiền xu tiền cắc mà được 15 đồng thì thật là quý, hèn gì không được lãnh lương cũng đúng thôi ! Lúc đó Thành Ðược ca vọng cổ chẳng ai khen, mà được hoan nghinh nhờ bản Hoài Tình, bản này mà dùng cho đi ăn xin thì tuyệt, với câu mở đầu thường là : “Bà con cô bác làm ơn, bố thí cho tôi một chén cơm thừa…”

Ðến lúc đoàn Thanh Cần lưu diễn ở Nha Trang thì cuộc đời Thành Ðược rẽ sang một khúc quanh, mà không biết may hay rủi, bởi từ một nghề trôi nổi rày đây mai đó, gạo chợ nước sông, lại chưa chính thức được lãnh lương, anh trở thành con của một người khá giả. Tại đây có Bà Chín làm nghề thầu hoa chi các chợ, đã nhận Thành Ðược làm con nuôi, bà này có chồng Tây giàu có, và lúc đoàn hát rời khỏi Nha Trang thì anh ở lại làm sếp mấy người góp tiền chỗ ở chợ. Thay đổi nghề không biết lên hay xuống cấp, nhưng trước mắt là con đường nghệ thuật bị gián đoạn, không còn lên sân khấu mỗi đêm… làm ăn mày.

Khoảng đầu thập niên 1950 Thành Ðược đã trưởng thành, thì đất nước đang thời kỳ chiến tranh ác liệt giữa Pháp, Việt Minh và chính quyền Quốc Gia của Thủ Tướng Trần Văn Hữu ban hành luật động viên, thanh niên tuổi từ 18 đến 25 và từ 26 đến 33 lần lượt bị gọi đi lính. Thành Ðược nằm trong lớp tuổi 18-25 tức là lớp tuổi bị gọi trước, và không biết hoàn cảnh thế nào, có bị chi phối bởi sắc luật động viên mà Thành Ðược vào lính “gạc” ở địa phương, giống như lính Dân Vệ Ðoàn sau này.

Năm 1954 Hiệp Ðịnh Genève ra đời, hòa bình lập lại trên đất nước, lính viễn chinh Pháp xuống tàu về nước và dĩ nhiên các lính thuộc bán quân sự cũng giải tán, muốn tiếp tục đi lính thì tình nguyện vào Quân Ðội [nếu được tuyển]. Thành Ðược còn vương sự nghiệp cầm ca, tổ nghiệp cải lương đã không bỏ quên Thành Ðược, và anh về Sài Gòn trở lại đoàn hát cũ. Chẳng bao lâu thì ông Hai Sang chủ đò máy, làm trung gian điều đình với gánh Vĩnh Viễn của bầu Ba Cầm để Thành Ðược cộng tác với hợp đồng đàng hoàng, chớ không phải hát khơi khơi như gánh Thanh Cần của người chú.

Trong thời gian hát cho gánh Vĩnh Viễn thì đoàn Thúy Nga mời về cộng tác, gánh Thúy Nga giao cho vai kiếm sĩ Tô Ðiền Sơn, tức vai chánh trong tuồng Khi Hoa Anh Ðào Nở của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng. Nhờ vai trò này mà Thành Ðược nổi tiếng, đêm nào mở màn cũng chật rạp, bà bầu Thúy Nga tiền vô đầy hầu bao đã mua cho Thành Ðược chiếc xe Huê Kỳ hiệu Nash mang số NBV-575, chiếc xe hơi đầu tiên của chàng nghệ sĩ mà về sau ngoài việc nổi tiếng ca hay diễn giỏi trên sân khấu, lại còn nổi tiếng “chịu chơi” mà chơi xe là một vậy.

Trên đây là khái quát về tiểu sử của Thành Ðược, còn nói về chuyện chàng ta “có gì” với Thanh Nga không, thì vào khoảng 1966-1967 lúc Thanh Nga chưa có chồng, có lần Thành Ðược tâm tình với các ký giả kịch trường rằng : “Giữa tôi và Thanh Nga có nhiều điểm tương đắc, chúng tôi rất thân nhau, đó là tình thân của đào chánh kép chánh chung đoàn, nghệ sĩ cảm thông cùng nghệ sĩ. Trước kia Thanh Nga đóng chung với kép chánh không ở tuổi trang lứa với cô, ngoài sân khấu cô phải đóng vai người yêu, nhưng trong thâm tâm cô coi đối tượng kia có cái gì ngăn cách.

Còn tôi không lớn tuổi hơn Thanh Nga quá nhiều, chúng tôi cùng đóng vai chánh trong tất cả vở tuồng, ai cũng cho rằng xứng đào xứng kép”.

Thành Ðược còn nói rằng làn hơi ca của anh thì trước thế nào, sau thế nấy, không nhái giọng ca của ai và Thanh Nga cũng vậy, vẫn giữ nét độc đáo, không chịu chạy theo ai, không bắt chước ai cả và càng ngày nghề cô càng già dặn thêm lên, chớ không có tình trạng cô Thanh Nga hôm nay cách xa cô Thanh Nga thuở trước.

Cũng có lần Thành Ðược kể lại cho các ký giả kịch trường nghe, anh đi nhiều gánh hát, ít thấy gánh nào tình cảm gia đình nhiều như nội bộ gánh Thanh Minh Thanh Nga, các nghệ sĩ gọi bà bầu Thơ bằng chị, họ coi Thanh Nga như đứa cháu ruột, và ngược lại cô cũng xem họ như các chủ nghệ thuật, cô quên mình là con của chủ gánh hát, hoặc là đào chánh và chỉ nhìn chung quanh cô toàn là tình cảm gia đình. Ngoài sân khấu Thanh Nga rất đoan trang, điềm đạm, nhưng trong hậu trường cô không nghiêm nghị với anh chị em đồng nghiệp. Cô vui tính, có khi rất dí dỏm và nói đùa nhiều câu thật có duyên.

NÓI VỀ KÉP CẢI LƯƠNG

THÀNH ĐƯỢC

Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách.

Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ.

Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh : Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùn, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh – Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga – Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong hai năm. Vở tuồng khai trương của đoàn cải lương Thúy Nga Phước Trọng là vở Ngưu Lang – Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang, Thành Được thủ vai Ngưu Lang, nữ nghệ sĩ Bích Sơn vai Chức Nữ, vở tuồng chỉ đạt được sự thành công tương đối. Sau đó, đoàn Thúy Nga – Phước Trọng trình diễn vở cải lương hương xa [Nhựt Bổn] ”Khi Hoa Anh Đào Nở” của Hà Triều Hoa Phượng, với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở đã thành công lớn về mặt nghệ thuật lẫn tài chánh.

Lúc đó, các phim hát bóng Địa Ngục Môn, Người Phu Xe của Nhựt, đang rất được khán giả ưa thích, nên sân khấu cải lương diễn tuồng Nhựt : Khi Hoa Anh Đào Nở, Đợi Anh Mùa Lá Rụng, Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, cũng rất ăn khách vì đáp ứng được sở thích của khán giả.

Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga – Phước Trọng là một ” hiện tượng ” đặc biệt đáng ghi nhớ. Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở ” Khi Hoa Anh Đào Nở”. Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất ” Đẹp và Thật” của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu.

Hồi đó, trong sinh hoạt cải lương, giới báo chí kịch trường mệnh danh sự thành công của đoàn cải lương Thúy Nga – Phước Trọng là một ”hiện tượng” đặc biệt đáng ghi nhớ. Trước nhứt là hai soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, mới có đôi ba tác phẩm đầu tay, đã thành công rực rở với vở ”Khi Hoa Anh Đào Nở”. Hiện tượng thứ hai là sự xuất hiện của kép trẻ Thành Được, một giọng ca thiên phú, một lối diễn xuất chửng chạc, một nghệ sĩ kế thừa phong cách diễn xuất ”Đẹp và Thật” của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu. Thêm nữa, những năm từ 1955 đến 1968, có nhiều soạn giả tài danh như Hà Triều Hoa Phương, Thiếu Linh, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Qui Sắc, Hoàng Khâm, Thu An… Những soạn giả mới nầy khai thác khả năng ca của các nghệ sĩ trẻ mới nổi lên, tạo ra một lớp diễn viên mới với phong cách diễn xuất tươi mướt hơn, với lối ca vọng cổ quyến rũ hơn lớp nghệ sĩ đàn anh trước kia.

Những nghệ sĩ trẻ thành danh từ năm 1956 đến 1968 có Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Hiền, Thanh Hải, Út Nhị, Minh Tấn, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm.. Phía nữ nghệ sĩ tài danh trong giai đoạn nầy ta thấy có Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Hồng Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Bích Sơn, Ngọc Bích, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hà Mỹ Xuân, Trương Anh Loan, Kiều Phượng Loan… vân vân…

Ba diễn viên ăn khách nhất lúc bấy giờ là các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường. Trong bộ ba Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường thì Thành Được có giọng ca truyền cảm tuy kém hơn Hữu Phước một chút nhưng hơn hẳn Hùng Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước. Hai diễn viên có giọng ca vàng nầy đều có khả năng hơn Hùng Cường về ca, diễn và có nhiều thuận lợi hơn vì được nhiều soạn giả tài danh đương thời cung ứng tuồng tích, giúp cho Hữu Phước và Thành Được nhiều cơ hội biểu dương tài ca diễn của mình.

Ký giả Nguyễn Ang Ca, tức soạn giả Ngọc Huyền Lan tặng biệt danh “Giọng ca vàng” cho Hữu Phước và tặng biệt danh “kép hát thượng thặng” cho Thành Được. Sau khi rã phần hùn với gánh Kim Thanh – Út Trà Ôn, năm 1957, bà Kim Chưởng tách riêng ra lập gánh hát Hoa Anh Đào – Kim Chưởng, bà bầu Kim Chưởng ký hợp đồng với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan và kép chánh Thành Được. Bà Bầu Kim Chưởng xuất thân từ gánh hát Bầu Bòn, học nghệ có căn bản, lại là nữ diễn viên tài danh qua nhiều đoàn hát lớn nên khi bà lập gánh hát thì bà đích thân tập luyện, chỉ dạy cho nghệ sĩ trong đoàn của bà theo phong cách ca, diễn mà bản thân của bà đã được học hỏi trước đó.

Thành Được, Út Bạch Lan được cái may mắn khi mới bước chân vào nghề hát, đã được danh sư Kim Chưởng chỉ dạy. Đoàn Kim Chưởng nổi danh là ”Anh Hùng Lưu Diễn” với các diễn viên giỏi tay nghề như Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Nên, Mộng Thu, Trường Xuân, Nam Hùng, Thanh Sơn, Hề Minh. Khán giả khó quên cặp diễn viên ”thinh sắc lưởng toàn” Thành Được – Út Bạch Lan qua các vở tuồng : Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nữa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa. . .

Trên sân khấu Kim Chưởng, đôi diễn viên tài sắc Thành Được – Út Bạch Lan yêu nhau, đưa đến cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú, cô Phùng Há, chủ hôn bên đàn trai, cô Kim Chưởng, chủ hôn đàn gái. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường đều được mời tham dự. Báo chí đăng bài phóng sự lễ cưới và các giai thoại về cuộc tình Út Bạch Lan – Thành Được vì đây là lần đầu tiên trong giới nghệ sĩ cải lương có một cuộc hôn nhơn có hôn thơ giá thú đàng hoàng. Đoàn hát Kim Chưởng nỗi danh Anh Hùng Lưu Diễn, thường đi hát ở các tỉnh Hậu Giang, ở miền Đông, miền Trung trong nhiều tháng liền, ít khi hát ở Saigon. Và đoàn Kim Chưởng lại chuyên hát những tuồng loại hương xa, kiếm hiệp, trong khi đó thì khuynh hướng của khán giả Saigon lại đang thích coi hát những vở tuồng xã hội.

Đoàn hát Thanh Minh chuyên hát những vở tuồng xã hội, lại là một đoàn hát thường hát quanh quẫn các rạp ở Saigon nên phù hợp với ý muốn tiến thân của Út Bạch Lan và Thành Được. Hai nghệ sĩ nầy cũng nói rõ nguyện vọng của mình nên bà Kim Chưởng bằng lòng cho cả hai trả lại tiền contrat đã ký với bà, để Thành Được và Út Bạch Lan về cộng tác với đoàn Thanh Minh của bà Bầu Thơ.

Thành Được, Út Bạch Lan sáng chói hơn hết trong hai nhân vật trung tâm của vở tuồng. Nửa Đời Hương Phấn là nữa đời ngang trái cho thân phận đàn bà, cho tình yêu, cho sự đi tìm bạn tri âm và cho cả sự hy sinh cam chịu sự tan nát của nổi lòng khi Hương biết người con gái mà Tùng kết duyên lại chính là Diệu, em ruột của Hương.

Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát Kim Chưởng để gia nhập gánh Thanh Minh Thanh Nga với contrat một triệu năm trăm ngàn đồng, lương hát một suất 1200 đồng. Đoàn nầy lưu diễn miền Trung để tập vở tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” của Hà Triều Hoa Phượng.

Năm 1961, vở tuồng Nữa Đời Hương Phấn đã lập kỷ lục ”ăn khách” nhờ tuồng hay, nhờ Thành Được, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Việt Hùng, Ngọc Nuôi diễn giỏi, ca hay. Ấn tượng ban đầu về những nam diễn viên có giọng ca vàng như Thành Được, Hữu Phước là ấn tượng sâu đậm, khó quên. Thành Được nhờ thành công buổi ban đầu đó, nên anh thành công dể dàng thêm qua các tuồng Con Gái Chị Hằng, Tấm Lòng Của Biển, Bọt Biển, Chuyện Tình 17, Tình Xuân Muôn Tuổi, Rồi Ba Mươi Năm Sau, Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng, Tiếng Hạc Trong Trăng. . .

Chủ Đề