Nếu không đạt môn thể dục thì có ở lại lớp không

Nhưng khi hiện tượng này được lên báo chí thì không ít người, có cả nhà giáo, cho rằng, chỉ vì một môn Thể dục đánh giá không đạt mà bị xếp loại cả học kì, cả năm tụt xuống đến 2 bậc là bất công, thiếu hợp lý, giáo viên môn đó quá khắt khe, tàn nhẫn; cần biết cách chiếu cố, vớt vát những học sinh học lệch, học yếu một vài môn vì thành tích của học sinh và nhà trường. 

Từ trường hợp cụ thể này, chúng ta có thể thấy ngay suy nghĩ, nhận thức lệch lạc của nhiều người về giáo dục toàn diện. Đã thành mặc định trong đầu họ, các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ là môn “chính”, cần đầu tư, học thật nhiều; còn các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ… là thứ môn “ phụ”, học hành sơ sài, qua loa cũng chẳng sao, cuối năm chỉ trông mong nhà trường, giáo viên châm chước, cho đủ điểm là được.

Tư tưởng của người lớn, phụ huynh đã vậy làm sao con trẻ, các em có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập các môn “phụ” như môn Thể dục? Nhiều cô, cậu sinh viên sinh từng chia sẻ: ”Từ lúc học phổ thông nhiều bạn chỉ tập qua loa môn Thể dục rồi ngồi nói chuyện cho hết tiết. Giờ Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ nhiều bạn thường lấy bài tập môn khác ra làm. Khi vào đại học, nhiều sinh viên “choáng" trước áp lực của môn Giáo dục thể chất. Không ít bạn ra trường không đúng hạn vì không qua môn này, chưa kể số tiền đóng học lại không nhỏ”.

Trả lời báo chí, tiến sĩ Nguyễn Thị Hảo, Trường Đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích: ”Giáo dục trong nhà trường giúp các em phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Trong đó, vai trò của trí dục và thể dục như nhau, không nên xem nhẹ môn nào. Thầy cô vì muốn học sinh được xếp loại cao mà "vớt" cho các em là biểu hiện của căn bệnh thành tích.Thể dục thể thao đúng cách giúp ích rất nhiều cho việc học văn hóa trên lớp. Nhưng lâu nay, cả thầy và trò đều làm ngược lại, ưu tiên các môn văn hóa”.

Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất để thầy và trò học tập còn rất khiêm tốn, nếu không muốn nói lạc hậu. Không được coi trọng dẫn đến không được đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Các em muốn học nhiều môn thể thao tự chọn, phù hợp thể trạng của mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn, phương tiện thiếu thốn.

Đáng buồn hơn nữa, ở ta, môn Thể dục đã hiện diện từ lâu trong chương trình các bậc học phổ thông song không hiểu vì sao đến nay vẫn chưa cho bộ sách, tài liệu về môn học dành cho học sinh.

Thầy Nguyễn Văn Luận ,Tổ trưởng môn Thể dục - Quốc phòng, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng [thành phố Quảng Ngãi] - băn khoăn: “Thể dục là môn học có tính đặc thù, trong dạy học, lâu nay học sinh tiếp thu được bài học, làm được các thao tác, kỹ thuật môn Thể dục nào đó đều nhờ cậy, phụ thuộc tất cả vào những yếu tố trực quan, hình ảnh, động tác, kỹ thuật, cách chỉ dẫn, truyền đạt của người thầy. Trong khi đó, chương trình hiện tại có nhiều nội dung học mới, khó hơn, thời lượng dành tập luyện nhiều hơn, vả lại khả năng nhận thức, trí nhớ, quan sát của mỗi em khác nhau nên chỉ được nghe và xem qua các động tác, kỹ thuật, cách chỉ dẫn... của thầy, từ một đến vài lần thì nhiều em không thể nhớ và thực hành tốt các nội dung bài học. Do đó, việc có sách giáo khoa, tài liệu học tập môn Thể dục dành cho học sinh các lớp, cấp phổ thông là hết sức cần thiết, giảm bớt khó khăn cho người học lẫn người dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục. Thiết nghĩ, đã đến lúc, Bộ GDĐT cần phải tính đến việc phải biên soạn sách giáo khoa cho học sinh phổ thông”.

Được biết, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới, họ rất chú trọng đầu tư cho môn thể dục - thể chất ở mọi cấp học từ tiểu học đến đại học , thời lượng tiết học của môn thể dục lên đến 4-5 tiết/tuần, với các hình thức, phương tiện, sách vở, tài liệu... rất đầy đủ cho người học và người dạy, những học sinh giỏi thể thao được tuyển thẳng vào đại học, miễn giảm học phí… Điều này lý giải tại sao thể dục, thể thao và thể chất con người  ở họ lại phát triển, lại tốt đến vậy.

Còn ở ta thì sao? Thể chất của người Việt vốn “thấp bé, nhẹ cân”, nhiều thanh thiếu niên lại coi việc rèn luyện thể dục, thể thao như “cưỡi ngựa xem hoa” , thậm chí bị cho là “ cực hình. Viện Dinh dưỡng quốc gia từng có đánh giá, người Việt Nam thấp nhất khu vực Châu Á. Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố khẩu phần ăn thiếu hụt dinh dưỡng, một nguyên nhân cơ bản là do lười vận động. Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày.

Đầu tháng 12, bảng điểm của nữ sinh B.Q.A.,học lớp 8 tại một trường THCS ở TPHCM được chia sẻ trên mạng xã hội đã lập tức thu hút chú ý của cộng đồng mạng với hàng ngàn lượt ý kiến lên tiếng.

Cụ thể về nội dung bảng điểm, học trò này có điểm tổng kết trung bình các môn văn hóa là 9,3, trong đó nhiều môn như Toán, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục Công dân, Công nghệ đạt 10.

Bảng điểm học rất giỏi, chăm ngoan nhưng xếp loại trung bình được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút hàng ngàn ý kiến phản hồi.

Điều làm mọi người quan tâm là với tổng điểm đó cùng phần nhận xét, giáo viên chủ nhiệm là “Học rất giỏi, chăm và ngoan”… nhưng học sinh này xếp loại học lực trung bình và xếp hạng thứ 42. Nguyên nhân nằm ở chỗ, môn thể dục của học sinh này được đánh giá là: Chưa đạt [CĐ].

Các ý kiến đã tranh cãi nảy lửa về vấn đề này. Nhiều người cho rằng chỉ vì môn Thể dục chưa đạt mà kéo xếp loại học lực của học sinh dù các em học tốt cỡ nào xuống mức thê thảm là quá bất công. Vì không phải học sinh nào cũng có thế mạnh về thể chất. Việc yêu cầu các em phải giỏi toàn diện trên trên tất cả các môn, trên mọi lĩnh vực mới được đánh giá là tốt chẳng khác nào đánh đố, làm khó các em.

Bên cạnh đó, cũng nhiều ý kiến cho hay, thể chất, sức khỏe cần được chú trọng. Kém sức khỏe thì làm gì cũng không được nên đánh giá như vậy là phù hợp. Sẽ yêu cầu các em chú ý đến rèn luyện thể chất hơn chứ không chỉ coi trọng các môn văn hóa.

Thầy Trịnh Quỳnh, một giáo viên ở Nam Định chia sẻ từ khi chuyển từ chấm điểm sang đánh giá ở môn Thể dục nhằm giảm nhẹ áp lực học tập cho học sinh nhưng lại đẩy rất nhiều em vào thế điểm tốt kết văn hóa rất cao, hạnh kiểm tốt… nhưng chỉ xếp loại trung bình. Trường hợp này rất phổ biến, nhiều học sinh khốn đốn vì môn thể dục.

Thầy Quỳnh phân tích, nếu như trước kia 3,5 điểm mới phải thi lại thì giờ chỉ cần dưới điểm 5 sẽ được đánh giá là Chưa đạt sẽ phải tlại, sẽ bị hạ một bậc học lực của học sinh. Nhiều giáo viên Thể dục không chiếu cố, khuyến khích mà còn cố tình gây áp lực cho học sinh.

Nhiều học sinh hết sức khổ sở vì cách đánh giá "quyền uy" của môn Thể dục [Ảnh minh họa]

Thậm chí với cách đánh giá này, môn Thể dục còn quan trọng hơn tất cả các môn văn hóa cộng lại. Môn văn hóa không đạt 5 điểm không sao nhưng nếu môn Thể dục Chưa đạt thì sẽ phải thi lại, mọi cố gắng học tập đi xuống 1 bậc thi đua.

“Rất nhiều học sinh khổ sở vì môn học này. Thương nhất là những em thể chất kém không theo được nên dốc sức tập trung vào thế mạnh của mình là học văn hóa nhưng vẫn bị thiệt thòi. Theo tôi, Thể dục là một lĩnh vực quan trọng nhưng còn là một môn năng khiếu nên cần khuyến khích chứ không nên đặt ra áp lực, thành tích bắt buộc”, thầy Quỳnh nêu quan điểm.

Một giáo viên khác cho hay giáo dục tri thức đi đôi với giáo dục thể chất là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên để bắt buộc các em phải giỏi toàn diện thì quá khó. Rồi việc học giáo dục thể chất trong nhà trường như hiện nay toàn tập trung các môn năng khiếu nặng nhọc dành cho vận động viên nhưng học theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".

Cả trăm em mỗi người một thể chất, sở thích khác nhau lại bắt học và đánh giá chung ở một số môn thể thao đã đụng ngay lỗi "bắt con cá leo cây". Trong khi nhà trường cần tạo môi trường và điều kiện về nhiều môn thể thao, nhất là các môn phổ thông để khuyến khích học sinh hứng thú hơn.

Tình huống môn thể dục Chưa đạt sẽ bị hạ một bậc xếp loại học lực theo Thông tư 58

Cũng nhiều ý kiến cho rằng để đạt yêu cầu ở mức trung bình đối với môn Thể dục không phải là quá khó, kể cả với những học sinh có thể chất bình thường. Có chăng là do ý thức của các em chưa tốt hoặc vấn đề đáng ngại hơn là giáo viên cố tình trù dập thì cho dù không khó các em cũng chẳng dễ mà vượt qua được "cửa ải" môn Thể dục.

Được biết, việc đánh giá bằng nhận xét môn Thể dục [cùng hai môn học khác là Âm nhạc và Mỹ thuật áp dụng theo Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.

Hoài Nam

Vào cuối mỗi năm học giáo viên sẽ xác định học sinh đủ điều kiện để lên lớp bằng cách căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh. Học lực loại yếu có được lên lớp không? là vấn đề được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm hiện nay.

Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

– Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

– Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

– Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

– Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

– Loại kém: Các trường hợp còn lại.

Quy định về vấn đề lên lớp hoặc không được lên lớp

Học lực của học sinh cuối mỗi kì học và cuối năm học sẽ được xếp loại vào các hạng: Giỏi, Khá, trung bình, yếu và kém. Học lực yếu được xếp hạng theo thứ tự thứ 4 từ trên xuống và thấp nhất là học lực kém.

Căn cứ theo điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT như sau:

Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

a] Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

b] Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học [nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại].

2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a] Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học [nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại];

b] Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c] Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

d] Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật

Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.

Theo quy định trên thì những học sinh có học lực cả năm loại kém thì sẽ không được lên lớp.

Đối với học sinh có học lực yếu sẽ không được lên lớp khi cả hạnh kiểm cả năm cũng loại yếu, nếu học sinh có học lực yếu nhưng hạnh kiểm trung bình trở lên thì trường sẽ xem xét cho thi lại hoặc lưu ban.

Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại.

Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Video liên quan

Chủ Đề