Nền kinh tế Phát Triển Và Sụp Đổ Như thế Nào

Tải sách Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Tác giả : Peter Schiff

Tải sách Miễn Phí

Vạch trần mối quan hệ giao thương hai chiều giữa Mỹ – Trung Quốc: trong đó Trung Quốc trở thành kẻ sản xuất cung cấp sản phẩm, còn nước Mỹ là thị trường tiêu thụ chính. Khi cán cân thương mại này bị nghiêng, chú Sam chỉ việc bấm nút in tiền hay trả nợ bằng trái phiếu. Một chiêu bẩn nhưng vô cùng hiệu quả của Tư bản Mỹ, tuy nhiên về lâu dài họ sẽ phải trả giá đắt vì vận may không thể kéo dài mãi mãi. Sẽ có lúc quốc vương Tập vác hàng tải đô la mua đứt xứ sở cờ hoa.

Câu chuyên cực kỳ thẳng thắn về lũ cá, lưới đánh cá, tiết kiệm và cho vay đã vạch trần những lỗ hổng toang hoác hiện vẫn còn bị che giấu trong các cuộc tranh luận kinh tế toàn cầu. Với sự sắc sảo, thông tuệ và hài hước, anh em nhà Schiff – các tác giả cuốn sách – lần lượt giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, tầm quan trọng của thương mại, tiết kiệm, rủi ro, căn nguyên của lạm phát, tác động của lãi suất và kích thích kinh tế, bản chất tiêu cực của tín dụng tiêu dùng, cùng rất nhiều nguyên lý kinh tế khác – những thứ được người ta bàn luận quá nhiều nhưng thấu hiểu quá ít!

Dẫn nhập

Suốt một thế kỷ qua, giới học thuật đã đem lại cho con người những tiến bộ trong hầu hết mọi ngành, mọi lĩnh vực, chỉ trừ một bộ môn – kinh tế học.

Được trang bị bởi các thành tựu của toán học và vật lý, các nhà khoa học đã phóng một con tàu không gian vượt hàng trăm triệu dặm để thám hiểm bề mặt của một trong những vệ tinh của Sao Thổ, nhưng đáng buồn thay, các chuyên gia của bộ môn khoa học buồn chán là kinh tế học lại chẳng đạt được thành tựu nào tương tự!

Nếu các kỹ sư của NASA có kỹ năng dự báo tương tự như các nhà kinh tế, thì sứ mệnh Cassini phóng tàu không gian lên thám hiểm các vệ tinh của Sao Thổ đã có kết cục hoàn toàn khác: không chỉ không thể bay vào quỹ đạo của Sao Thổ, mà có rất nhiều khả năng là tàu này sẽ quay đầu ngược trở lại trái đất, đâm thẳng vào lớp đá magma nóng chảy dưới lòng đất và nổ tung dưới đó!

Năm 2007, khi thế giới sắp rơi vào thảm họa kinh tế lớn nhất trong ba thế hệ, hầu như không có nhà kinh tế nào nhận ra tiềm năng khủng hoảng đang lấp ló nơi chân trời cả. Ba năm chìm trong khủng hoảng sau đó, các nhà kinh tế lại đưa ra những giải pháp khiến ai cũng ngạc nhiên – đơn giản là những giải pháp ấy quả là cực kỳ vớ vẩn. Chúng ta được khuyên rằng cần phải dấn sâu hơn nữa vào nợ nần để giải quyết vấn đề nợ, và phải chi tiêu nhiều hơn nữa để kinh tế thịnh vượng. Lý do cho cả tầm nhìn nghèo nàn trước đó cũng như những giải pháp nhảm nhí hiện nay của những chuyên gia này nằm ở chỗ rất ít nhà kinh tế hiểu được thực chất môn khoa học của họ vận hành như thế nào.

Lỗ hổng kiến thức đó là kết quả của việc chấp nhận trên toàn cầu đối với lý thuyết của John Maynard Keynes – một học giả Anh cực kỳ thông minh hồi đầu thế kỷ XX, người đã phát triển một vài ý tưởng cực kỳ ngu xuẩn về việc cái gì làm cho kinh tế tăng trưởng, về căn bản mà nói, Keynes đã thực hiện một trò bịp bợm khó tưởng tượng nhất một cách khéo léo: ông ta đã biến một điều đơn giản thành một mớ hỗn độn phức tạp đến mức không sao hiểu được.

Vào thời của Keynes, các nhà vật lý lần đầu biết đến khái niệm về vật lý lượng tử, theo đó hành tinh của chúng ta chịu sự tác động của hai nhóm quy tắc vật lý: một nhóm quy tắc áp dụng cho các phần tử vô cùng nhỏ như các proton và electron, và nhóm thứ hai áp dụng cho các vật chất còn lại. Có lẽ cảm thấy rằng môn kinh tế học buồn chán cần có một liều thuốc mạnh mẽ hơn, Keynes đi đến ý tưởng tương tự cho bộ môn này: một bộ quy luật kinh tế áp dụng ở tầm vĩ mô [cá nhân và hộ gia đình], một bộ quy luật khác áp dụng cho vĩ mô [các quốc gia và các Chính phủ].

Công trình của Keynes ra đời vào thời điểm sau cuối của một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Nói theo ngôn ngữ kinh tế, thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chứng kiến một giai đoạn chưa từng có trong việc tăng trưởng sản lượng và mức sống tại các nước phương Tây. Trung tâm của giai đoạn huy hoàng này là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tại Mỹ, đất nước cực kỳ coi trọng tự do cá nhân và hạn chế vai trò sự can thiệp của Nhà nước.

Tuy nhiên, những yếu tố phi tập trung hóa, hay tản quyền, vốn là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, đã đe dọa cấu trúc tập quyền vững chắc và thâm căn cố đế tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa thường đi kèm với sự phân biệt hai cực giàu nghèo khá lớn, khiến một số nhà khoa học xã hội và những người cấp tiến tìm kiếm một giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản theo kiểu thị trường tự do. Trong nỗ lực tìm kiếm những hướng dẫn của khoa học hiện đại cho thị trường dường như chưa công bằng, vô tình Keynes biện hộ cho những nhà cầm quyền và những nhà xã hội không tưởng, tin rằng hoạt động kinh tế phải được lập kế hoạch từ trên xuống!

Trọng tâm trong quan điểm của ông ta là Chính phủ phải xóa bỏ tính chất không ổn định của thị trường tự do bằng cách gia tăng cung tiền hay chấp nhận thâm hụt ngân sách vào những thời kỳ kinh tế khó khăn.

Khi lập luận này ra đời vào thập niên 1920, 1930, những môn đệ của Keynes [những người Keynesian] vấp phải xung đột với những người theo “trường phái Áo”, ủng hộ lập luận của các nhà kinh tế như Ludwig Von Mises. Trường phái Áo cho rằng suy thoái là cần thiết, để bù lại cho những quyết định thiếu khôn ngoan trong giai đoạn bùng nổ kinh tế trước đó, và kinh tế luôn bùng nổ trước khi suy thoái. Họ tin rằng tăng trưởng trong giai đoạn đầu là do những tín hiệu sai lầm phát ra cho các doanh nghiệp, khi Chính phủ kích thích kinh tế bằng cách hạ thấp lãi suất.

Như thế, trong khi những người theo Keynes tìm cách giảm tác hại của suy thoái, thì những người theo trường phái kinh tế Áo lại lo ngăn ngừa những đợt tăng trưởng giả tạo.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế sau đó, những người Keynesian có một lợi thế nổi bật.

Do giải pháp của họ đưa ra là “không đau đớn”, họ được các chính trị gia ủng hộ. Hứa hẹn giải quyết thất nghiệp và đảm bảo tăng trưởng mà không cần phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công, những chính sách mà Keynes ủng hộ cũng tương tự như những phương pháp giảm cân thần kỳ, không yêu cầu người áp dụng phải ăn kiêng hay tập thể thao! Tuy rất phi lý, nhưng những hy vọng này mang tính an ủi cao, và hết sức ấn tượng trong những chiến dịch tranh cử.

Tư tưởng kinh tế kiểu Keynes cho phép các Chính phủ giả vờ tin rằng có thể nâng cao mức sống của người dân qua việc bấm nút chạy máy in tiền!

Do khuynh hướng thân Chính phủ, ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, so với các nhà kinh tế thuộc trường phái Áo thì các nhà kinh tế Keynesian dễ được Chính phủ bổ nhiệm hơn vào các cơ quan quản lý kinh tế. Các trường đại học đào tạo ra những Bộ trưởng Tài chính hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương dĩ nhiên có được uy tín cao hơn những trường khác. Và tất nhiên các khoa kinh tế học sẽ ưa thích các giáo sư ủng hộ Keynes hơn. Những người theo trường phái kinh tế Áo dần dần bị đẩy ra ngoài lề.

Tương tự, các định chế tài chính, nơi tuyển dụng chính của các nhà kinh tế, cũng ưa thích lý thuyết của Keynes hơn. Các ngân hàng lớn, các hãng đầu tư sẽ dễ thu lợi nhuận hơn trong môi trường kinh tế Keynesian, nơi mà tín dụng lỏng lẻo, đầu tư dễ dàng. Niềm tin rằng chính sách của Chính phủ phải hỗ trợ đầu tư giúp các ngân hàng đầu tư mở tung hầu bao của những nhà đầu tư thận trọng nhất. Kết quả là các định chế tài chính cũng thường tuyển dụng các nhà kinh tế ủng hộ quan điểm này.

Với lợi thế to lớn trong học thuật trước các đối thủ, sự ngưỡng mộ của xã hội đã tạo ra một loạt kinh tế gia ngay từ ban đầu đã trung thành tuyệt đối với quan điểm của Keynes.

Các nhà phân tích đó coi điều này là hiển nhiên: chính sách kinh tế kiểu Keynes đã giúp chặn đứng cuộc Đại Suy thoái 1929-1933. Rất nhiều người lập luận rằng nếu không có gói kích thích của Chính phủ [bao gồm cả những khoản chi tiêu cần thiết trong Thế chiến II], nền kinh tế đã rơi vào vực thẳm. Các phân tích bỏ qua một sự kiện: cuộc suy thoái đó có quy mô lớn nhất trong lịch sử, và cũng là đợt suy thoái đầu tiên mà người ta dùng các chính sách kiểu Keynes để giải quyết. Việc những can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nguyên nhân gây ra khủng hoảng hay là liệu pháp chữa trị khủng hoảng lại chưa bao giờ được các nhà kinh tế xem là đáng bàn ở đây cả!!!

Cuốn sách “Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào?” của anh em nhà Schiff – Peter D. Schiff và Andrew J. Schiff – là một trong những cuốn sách được ra đời nhằm giới thiệu đến mọi người những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học với hy vọng giúp lĩnh vực khô khan này trở nên gần gũi hơn với mọi người.

Trong những năm gần đây, nhiều học giả kinh tế đã bắt đầu biên soạn những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu nhằm giới thiệu đến mọi người những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học với hy vọng giúp lĩnh vực khô khan này trở nên gần gũi hơn với mọi người. Và cuốn sách “Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào?” của anh em nhà Schiff – Peter D. Schiff và Andrew J. Schiff – là một trong những cuốn sách được ra đời với ý nghĩa như vậy.

            Cuốn sách được các tác giả bắt đầu bằng câu chuyện ngày xưa, trên một hòn đảo nhỏ có 3 người đàn ông cư ngụ, cá là tiền tệ của đảo, và câu chuyện cứ thế tiếp tục diễn ra trên một nền kinh tế đảo. Cuốn sách được bao trùm với nhiều hình ảnh minh hoạ dí dỏm, và cho dù là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu, nhưng lại được hư cấu trên thực tế lịch sử kinh tế Mỹ. Câu chuyện về cá được tác giả kể lại như là một công cụ để giúp mọi người hiểu rõ hơn nền kinh tế đã vận hành như thế nào và các sự kiện lịch sử được các tác giả gắn kết vào câu chuyện sâu hơn làm cuốn sách trở nên hấp dẫn ngay cả với những người vẫn thường đứng ngây như phỗng khi nghe các nhà kinh tế bàn đến những khái niệm chẳng liên quan gì đến thực tế. Với sự sắc sảo – hài hước của anh em nhà Schiff, các tác giả đã lần lượt giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, tầm quan trọng của thương mại, tiết kiệm, rủi ro, căn nguyên của lạm phát, tác động của lãi suất, và kích thích kinh tế cũng như bản chất tiêu cực của tín dụng tiêu dùng, cùng rất nhiều những nguyên lý kinh tế khác. Cuốn sách được dịch từ nguyên bản tiếng anh “How an Economy Growth and why it crashes?” hứa hẹn sẽ tạo được những thú vị đáng suy ngẫm dành cho độc giả. Cuốn sách gồm 290 trang, do Nguyễn Dương Hiếu biên dịch và được Nhà Xuất bản Thời đại ấn hành năm 2011. Bạn đọc quan tâm, liên hệ mượn tài liệu theo địa chỉ website //hoinhap.org.vn của Tủ sách Hội nhập – Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM để được hướng dẫn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề