Thời gian tín dụng trung bình là gì

Quy định về hạn mức tín dụng

  • 1. Khái niệm hạn mức tín dụng
  • 2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng
  • 3. Phân loại hạn mức tín dụng
  • 4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng
  • 5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố
  • 6. Thay đổi hạn mức tín dụng
  • 7. Có thể sử dụng tối đa bao nhiêu hạn mức thẻ tín dụng?
  • 8. Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
  • 9. Lưu ý về hạn mức tín dụng

1. Khái niệm hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng [tiếng Anh là Line of credit] có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng ngay lúc xét duyệt.

Hạn mức thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng và không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt mức tối đa của thẻ thì sẽ chịu thêm phí do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ.

Hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

- Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.

- Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.

3. Phân loại hạn mức tín dụng

Có hai loại hạn mức tín dụng:

1] Hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;

2] Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.

4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:

- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,...

- Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.

- Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.

- Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố

- Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng

- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này [có thể lên đến 70 – 90% giá trị]

- Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác

- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ

- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt.

6. Thay đổi hạn mức tín dụng

* Điều kiện thay đổi hạn mức:

Thu nhập:

- Bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy được, hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hoặc thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng, giảm hạn mức thẻ của các bạn mới có thể được phê duyệt.

- Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu nhiều hơn hoặc ít #29;đi các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Tạo lịch sử tín dụng tốt:

- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng

- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích

- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng

- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn

- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới

* Thủ tục thay đổi hạn mức

Thủ tục yêu cầu tăng, giảm hạn thẻ tín dụng khá đơn giản:

- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.

- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.

Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ. Rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.

* Cách thay đổi hạn mức tín dụng:

Nếu muốn tăng, giảm hạn mức, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Ra chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất

Bước 2: Vào quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân

Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng hoặc giảm hạn mức của mình.

Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ.

Bước 5: Đồng ý tăng, giảm hạn cho khách hàng theo quy định.

Một số ngân hàng hiện nay còn áp dụng dịch vụ tăng, giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên, dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ. Vì vậy, trong mọi trường hợp khách hàng cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu thường là 5% của tổng nợ tháng trước đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.

Hạn mức tín dụng dành cho khách hàng mới của ngân hàng hiện nay sẽ cao hơn lương từ 2 – 3 lần. Một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.

7. Có thể sử dụng tối đa bao nhiêu hạn mức thẻ tín dụng?

Các ngân hàng và tổ chức tài chính hiện nay đều cho phép bạn thanh toán hết 100% hạn mức thẻ. Tuy nhiên, nếu rút tiền mặt thì bạn chỉ có thể rút khoảng 50% hạn mức mà thôi. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều không cho phép vượt hạn mức. Nếu có thì chỉ trong khoảng cho phép mà thôi. Bên cạnh đó, để được vượt hạn mức thì bạn cũng cần phải có lịch sử tín dụng tốt.

8. Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng

Tiện lợi

Khi có thẻ tín dụng, bạn sẽ không cần mang nhiều tiền mặt trong người, bởi có thể thực hiện hầu hết giao dịch thông qua thẻ. Hiện nay tại Việt Nam, sử dụng hạn mức tín dụng ngày càng phổ biến và được chấp nhận thanh toán tại rất nhiều nơi. Điều này sẽ rất tiện lợi khi đi mua sắm và còn khiến quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn.

Ưu đãi

Khi thanh toán bằng tín dụng, bạn sẽ được chiết khấu nhưng tiền mặt thì không

An toàn

Không giống tiền mặt, với thẻ tín dụng, khi bị mất, bạn sẽ không sợ mất tiền nếu báo khóa thẻ khẩn cấp bằng cách gọi tới tổng đài hỗ trợ ngay sau khi phát hiện mất. Trong trường hợp bạn tìm lại được thẻ, bạn hoàn toàn có thể liên hệ yêu cầu mở khóa thẻ và sử dụng như bình thường.

Quản lý chi tiêu

Khi sử dụng thẻ tín dụng hay hạn mức tín dụng , hàng tháng ngân hàng sẽ gửi cho bạn sao kê những gì đã thanh toán thông qua thẻ, qua đó bạn sẽ quản lý được các khoản đã chi tiêu, tiết kiệm thời gian thống kê chi tiêu thủ công và từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để cân đối tài chính cho thời gian tới. Đây là những lợi ích mà việc chi tiêu bằng tiền mặt không thể hỗ trợ bạn một cách tự động mà bạn phải ghi chép lại hoặc dùng phần mềm – những cách quản lý khá thủ công và tốn thời gian, công sức.

Bảo mật

Dùng tiền mặt nếu bị mất tiền, gần như sẽ không tìm lại được, nhưng khi mất thẻ tín dụng & không tìm lại được, bạn có thể yêu cầu hủy thẻ. Nếu bạn kịp thời báo cho ngân hàng việc bị mất hoặc thẻ bị trộm, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm với các khoản thanh toán trái phép.

9. Lưu ý về hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng tối đa của thẻ

Tất nhiên điều bạn cần quan tâm hàng đầu chính là hạn mức tín dụng của thẻ tối đa cho phép thanh toán là bao nhiều. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý nhất.

Những ưu đãi cho chủ thẻ

Theo chính sách của mỗi ngân hàng, khi sử dụng thẻ, chủ thẻ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt. Thông thường, các ưu đãi này sẽ xoay quanh việc hoàn tiền theo một phần trăm nhất định của tổng giá trị đơn hàng thanh toán, ưu đãi giảm giá đơn hàng, ưu đãi tặng quà, ưu đãi tặng voucher,…

Quan tâm đến ngày thanh toán thẻ tín dụng

Bạn cần biết rõ ngày thanh toán thẻ để tránh trường hợp thanh toán chậm cho ngân hàng. Bởi lãi suất phạt trả chậm của các ngân hàng đang ở mức rất cao, và có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của bạn.

Số CSC của thẻ tín dụng

CSC của hạn mức tín dụng lần lượt là 3 chữ cái đứng đầu của cụm từ “Card Security Code”, giới chuyên môn hay gọi là “mã xác minh thẻ”, được sử dụng để tăng tính bảo mật cho thẻ tín dụng. Bạn nên ghi nhớ mã CSC sau đó xóa hoặc làm mờ, che đi mã này trên mặt sau của thẻ. Vì đây là thông tin quan trọng nếu để lộ bạn có thể bị kẻ gian lợi dụng thẻ cho các giao dịch tài chính bất minh.

Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Việc rút tiền này sẽ phát sinh phí cần nộp thêm cho ngân hàng làm bạn sẽ mất đi một số tiền không nhỏ. Bởi thế bạn chỉ nên sử dụng tính năng này trong những trường hợp thật sự cần thiết. Thẻ tín dụng là loại hình được phát hành nhằm với mục tiêu thanh toán hạn chế sử dụng tiền mặt, chức năng rút tiền tại ATM của thẻ này chỉ là một chức năng bổ trợ đi kèm. Theo quy định của từng loại hình thẻ, chủ thẻ chỉ được rút tiền mặt trong một hạn mức và số lần được quy định cụ thể trong ngày.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề