Mũ trùm đầu của cô dâu đi kèm với Shiromuku trong lễ cưới Nhật Bản là gì

Lễ cưới kiểu Nhật Bản

Tuy văn hóa phương Tây đã tác động mạnh lên lối sống và suy nghĩ của người Nhật Bản, những lễ cưới ngày nay của người dân xứ sở Phù Tang vẫn mang trong mình những nét phong tục truyền thống được giữ gìn từ thời xa xưa. Bài viết này sẽ cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về lễ cưới kiểu Nhật Bản, các loại nghi thức và trang phục của các cặp đôi người Nhật.

Hiện nay, chúng ta có thể chia lễ cưới Nhật Bản thành 2 loại là lễ cưới theo kiểu Nhật và lễ cưới theo kiểu Tây. Vì Nhật Bản là một đất nước châu Á nên một số phong tục trong lễ cưới cũng sẽ mang nhiều nét tương đồng với lễ cưới ở Việt Nam. Dù vậy, lễ cưới kiểu Nhật vẫn có những nét rất riêng và đặc biệt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem điểm chung và riêng đó là gì nhé.

Vì sao cô dâu Nhật Bản mặc kimono trắng trong lễ cưới?

Mỗi quốc gia sẽ có phong tục, kiểu đám cưới truyền thống riêng đại diện cho văn hóa của quốc gia đó. Nhật Bản cũng vậy.

Mặc dù Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia vô cùng phát triển về khoa học, công nghệ,... nhưng Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt của họ. Một trong số đó là nghi thức, phong tục đám cưới truyền thống ở Nhật.

Vậy thì còn chờ gì nữa, cùng Sách 100 khám phá chủ đề vô cùng thú vị này thôi nào!!!

SHIROMAKU

Trong đám cưới theo Thần đạo, các cô dâu thường bắt đầu lễ cưới bằng việc mặc một bộ áo gọi là Shiromaku. Bộ lễ phục trắng này chủ yếu được mặc trong lúc lễ cưới diễn ra. Nó biểu thị cho sự tinh khiết, sạch sẽ và trinh tiết của người phụ nữ. Phục trang màu trắng này cũng biểu thị rằng cô dâu là một tấm vải trơn, có thể chấp nhận những suy nghĩ và giá trị của người chồng tương lai.

Shiromaku bao gồm một bộ Furisode kimono, khoác thêm lớp Kakeshita. Thêm vào đó, khăn quấn Maru obi hoặc Fukuro obi sẽ được đeo quanh thắt lưng và được bọc lại bởi khăn obi age và cố định bằng dây Obi jime. Sau đó một bộ kimono giống như lớp áo thứ hai được gọi là Uchikake sẽ được khoác ngoài cùng.

Các lớp áo trong bộ Shiromaku. [Ảnh: api-radio]

Giày dép bao gồm vớ ​​Tabi, dép Zori và các phụ kiện đi kèm như ví Hakoseko, quạt gấp Sensu và đôi khi là một con dao Kaiken. Trong khi các cô dâu phương Tây thường đeo khăn che mặt, thì bộ lễ phục Shiromaku lại có riêng một chiếc mũ trùm đầu màu trắng có kích thước lớn được gọi là Wataboshi. Điều này được cho là để che giấu những linh hồn tội lỗi tồn tại trong mái tóc dài của người phụ nữ cũng như khiến cho chú rể chỉ thấy được khuôn mặt của cô dâu. Các cô dâu cũng có thể chọn đội mũ Tsunokakushi trên bộ tóc giả Shimada được trang trí bằng những món đồ trang trí tóc Kanzashi. Tóc giả được tạo kiểu theo phong cách Shimada thời Edo. Một số cô dâu có thể đội Wataboshi trong buổi lễ và sau đó chuyển sang Tsunokakushi cho tiệc chiêu đãi.

Dù hầu hết các bộ lễ phục Shiromaku có màu trắng, thì kimono cũng như wataboshi và nơ đi kèm có thể được viền bằng màu đỏ.

Cô dâu trong bộ lễ phục Shiromaku. [Ảnh: weddingnews]

Video liên quan

Chủ Đề