Một trong các cơ sở để Đảng sau năm 1954 đề ra nhiệm vụ cho cách mạng từng miền là

Các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nêu trong Đại hội III của Đảng

[ĐCSVN] - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp từ ngày 05-10/9/1960 với 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IIIĐảng Lao động Việt Nam,

ngày 5-9-1960. Ảnh: baotanglichsu.vn

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trích đoạn Nghị quyết.

II

Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đang tiến những bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường lực lượng về mọi mặt, trở thành thành trì của cách mạng cả nước. Trong khi đó thì đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm dựng lên ở miền Nam một chính quyền độc tài và hiếu chiến, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta đang bị chúng cản trở và phá hoại.

Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới. Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.

Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam. Cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam còn có tác dụng ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm gây lại chiến tranh, tích cực góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới.

Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam hiện nay là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới.

Văn kiện Đảng toàn tập, NXBCTQG, t21, tr. 916, 917, 918.

[ĐHXIII] – Các kỳ hội nghị Trung ương nhằm tổng kết tình hình, đề ra giải pháp giải quyết những vấn đề cơ bản do yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến đề ra trên tất cả các mặt, thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những thời điểm khó khăn của cách mạng.

* Từ 11 đến 19/2/1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với sự tham dự của 158 đại biểu đại diện cho 766.349đảng viên trong cả nước. Đại hội đã bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 29 uỷ viên, Bộ Chính trị gồm 7 uỷ viên với nhiệm vụ chính là đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra từ ngày 11 đến 19/2/1951 tại Việt Bắc

* Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ 13 đến 16/3/1951, đề ra bốn nhiệm vụ trước mắt là: Nắm vững chiến lược chỉ đạo quân sự; Xúc tiến công tác kinh tế tài chính; Tích cực tham gia phong trào bảo vệ hòa bình; Thi hành nghị quyết của Đại hội Đảng và Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt toàn quốc.Hội nghị quy định bộ máy và lề lối làm việc của Trung ương Đảng, lập Trung ương Cục miền Nam.

* Hội nghị lần thứ hai họp từ ngày 27/9 đến ngày 5/10/1951 tại Việt Bắc nhằm nhận định tình hình, kiểm điểm công tác và đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến chuyển mạnh sang giai đoạn chiến lược mới. Hội nghị đề ra 3 nhiệm vụ lớn: ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch; phá tan kế hoạch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch; bồi dưỡng sức dân, xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương. Hội nghị còn bàn về công tác vùng sau lưng địch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội và du kích đã tham gia

Chiến dịch Biên Giới đóng quân ở huyện Phục Hòa, Cao Bằng [3/1951]

* Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 22 đến ngày 28/4/1952 tại Tân trào, Tuyên Quang. Hội nghị đã đề ra 4 công tác chính năm 1952 là: đẩy mạnh sản xuất; đẩy mạnh đấu tranh vùng sau lưng địch; nâng cao sức chiến đấu của quân đội và xây dựng Đảng. Đảng coi công tác chỉnh đảng chỉnh quân là công tác trung tâm về xây dựng Đảng và xây dựng quân đội. Hội nghị này có ý nghĩa rất to lớn trong việc tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến.

[Ảnh:Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo tại kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa I
nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua Luật Cải cách ruộng đất [12/1953]].

* Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng họp từ ngày 25 đến ngày 30/1/1953, đã kiểm điểm về thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và đi đến quyết định: "Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân". Để tiến tới cải cách ruộng đất, trong năm 1953 chúng ta phải phóng tay phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, chia lại ruộng công, ruộng của đế quốc và Việt gian cho nông dân.

* Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào trung tuần tháng 11/1953 và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất cuả Đảng đã họp từngày 14 đến ngày 23 tháng 11/1953 bàn về nhiệmvụ cải cách ruộng đất. Tại Hội nghị toàn quốccủa Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo Tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất và đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo về Thực hiện cải cách ruộng đất, đẩy mạnh kháng chiến và phát triển sản xuất.

Hội nghị quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu: "Người cày có ruộng" trong kháng chiến, thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng.

Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại ngày 7/5/1954, đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của Nava. Hôm sau, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương đã khai mạc trong tình hình mới: thế và lực của cách mạng nước ta lên cao chưa từng thấy. Cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao đã diễn ra gay gắt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ [xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953]

* Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi bước đầu về ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơnevơ, Hội nghị lần thứ sáu [mở rộng] Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ ngày 15 đến ngày 17/7/1954. Hội nghị quyết định: "Phương châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ”.Nghị quyết của Hội nghị cũng nêu 3 nhiệm vụ và 10 công tác trước mắt của toàn Đảng, toàn dân. 3 nhiệm vụ là:

"1. Tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

2. Tăng cường lực lượng quân sự, xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.

3. Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà".

Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù. Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ về lại Thủ đô để chỉ đạo cách mạng cả nước.

* Từ ngày 3 đến 12 tháng 3/1955, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ bẩy [mở rộng]. Hội nghị nhận định: kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân ta là đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản Hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hiểm nhất. Mục tiêu đấu tranh trước mắt là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Ta xác định tính chất cuộc đấu tranh là lâu dài, gian khổ, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi.

* Tháng 8/1955, Hội nghị lần thứ tám [mở rộng] Ban Chấp hành Trung ươngĐảng lại khẳng định đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ nguy hiểm nhất của nhân dân ta. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng là "ra sức tập hợp lực lượng của toàn dân thành một Mặt trận thống nhất rộng rãi, có một cương lĩnh chung thích hợp để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ và bằng phương pháp hoà bình". Hội nghị nhấn mạnh: "muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam". "Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ bản của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân cả nước giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hoà bình thực hiện thống nhất". Hội nghị đã bầu bổ sung Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương, Lê Thanh Nghị, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Hoan vào Bộ Chính trị.

Nhân dân Hà Nội phấn khởi chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ [1/1/1955]

* Hội nghịlần thứ chín [mở rộng] họp từ ngày 19 - 24/4/1956. Hội nghị được tổ chức sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhận định “Đại hội là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Những nghị quyết và vǎn kiện của Đại hội đang cổ vũ nhân dân Liên Xô hǎng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đồng thời soi sáng con đường đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân toàn thế giới”.Trung ương quyết định tổ chức toàn Đảng học tập những vǎn kiện chính của Đại hội. Mục đích và yêu cầu của cuộc học tập này là làm cho cán bộ và đảng viên liên hệ với tình hình và nhiệm vụ công tác của ta mà rút ra những bài học nhằm nâng cao tư tưởng cán bộ, cải tiến công tác của Đảng và của Nhà nước, tǎng cường việc xây dựng đảng.

* Tháng 8/1956, Hội nghị lần thứ mười đã họp bàn về đấu tranh thống nhất nước nhà và cải cách ruộng đất. Hội nghị nhận định cuộc cải cách ruộng đất của ta đã giành được thắng lợi to lớn và căn bản. Song chúng ta đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Vì thế, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ phải kiên quyết sửa sai trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nông dân lao động và đoàn kết nội bộ nông dân, phát huy kết quả và thắng lợi đã đạt được.

* Tháng 12/1956, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười một bàn về vấn đề kinh tế, tài chính.Hội nghị xác định phải sửa sai trong cải cách ruộng đất; ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ; củng cố và phát triển đúng mức mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

* Tháng 3/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười hai bàn về kế hoạch nhà nước năm 1957 và vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Hội nghị khẳng định tích cực xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Phương châm xây dựng quân đội là tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước lên chính quy hoá và hiện đại hoá, có lực lượng thường trực và lực lượng hậu bị mạnh.

* Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ mười ba của Đảng quyết nghị cải tiến chế độ tiền lương một cách thích đáng để giảm bớt khó khăn, cải thiện một phần đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, khuyến khích mọi người hăng hái sản xuất và công tác.

* Năm 1958, miền Bắc đi vào thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển văn hoá. Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ mười bốn [11/1958] chủ trương "đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết nêu lên ba nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch kinh tế và văn hoá [1958 - 1960], trong đó trọng tâm là cải tạo và phát triển nông nghiệp. Trong khi thực hiện kế hoạch ba năm, phải kết hợp tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng hậu phương vững chắc, quan tâm đầy đủ nhiệm vụ xây dựng quân đội, liên hệ chặt chẽ nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, dựa vào lực lượng trong nước là chính, đồng thời tăng cường hợp tác tương trợ giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.

* Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ mười lăm [mở rộng] đã họp ở Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Căn cứ vào sự phân tích tình hình xã hội trên cả hai miền đất nước và những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cần giải quyết, Hội nghị nhận định cách mạng Việt Nam lúc này phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó khác nhau về tính chất, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

[Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15].

* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười sáu diễn ra vào tháng 4/1959 bàn về vấn đề đẩy mạnh cuộc vận động cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, Trung ương Đảng chủ trương kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất với nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật, kết hợp hợp tác hoá với thuỷ lợi hoá và phát triển sản xuất.

Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Trung ương chủ trương phải tích cực và khẩn trương đẩy mạnh xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ cách bóc lột tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản.

* Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bảy [12/1959] để tổng kết cuộc cách mạng ruộng đất, thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi.Hội nghị cũng ban hành nghị quyết về việc tổ chức Đại hội Đảng ở các cấp và việc cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc.

* Tháng 7/1960, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười tám để chuẩn bị nội dung và kế hoạch tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

----

Nguồn: Bộ sách Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề