Một người đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ là tuân thủ pháp luật

09/11/2021

Hỏi. Cuối tuần, chị Hà mượn xe đạp điện của con gái để đi chợ. Chị thường thấy con đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đi học nhưng chị nghĩ mình đi xe này cũng giống như xe đạp bình thường nên không cần đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, hành vi của chị Hà đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ các quy định trên, xe đạp điện cũng thuộc các đối tượng quy định cần đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vì vậy, mọi người khi tham gia giao thông nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông để vừa bảo vệ an toàn cho mình và cho người khác./.

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a] Chở người bệnh đi cấp cứu;

b] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Đi xe dàn hàng ngang;

b] Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c] Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d] Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ] Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Mang, vác vật cồng kềnh;

b] Sử dụng ô;

c] Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d] Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy, nhằm giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT đối với người ngồi trên môtô, xe gắn máy. Điều này cho thấy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy là vô cùng quan trọng và rất cần thiết, cần được tiến hành đồng bộ và kiên quyết.

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ ý thức đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông được nâng lên. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị LTVT quy định mọi cán bộ, công chức... khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm khi ra, vào cổng cơ quan bằng phương tiện xe gắn máy. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp đội mũ có tính chất đối phó với cơ quan hoặc khi có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát. Một số người “lý luận”: Đội mũ khó quan sát, vướng; có người đội mũ sợ hỏng một kiểu tóc đẹp, hoặc đội mũ thấy “nóng” da đầu hay bị ngứa, nấm v.v và v.v... Có “một ngàn lẻ một” lý do mà người ta nói ra biện minh cho việc không đội mũ bảo hiểm. Những điều đó chỉ là ngụy biện. Có người đội mũ nhưng không cài quai, hoặc đội mũ không phải là mũ bảo hiểm mà là mũ bảo hộ lao động. Có trường hợp chỉ mua những chiếc mũ rẻ tiền, chất lượng kém, đội cho có. Giả sử có việc xảy ra, tác dụng “bảo hiểm” sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xương sọ của con người có thể bị vỡ ở tốc độ va đập với vận tốc 30km/h và não có thể bị tổn thương ở tốc độ chỉ 11km/h. Đó là những căn cứ khoa học để nhiều quốc gia trên thế giới còn quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với cả người đi xe đạp. ở nước ta, đa số xe máy lưu hành có phân khối nhỏ [dưới 125cc], tốc độ lưu hành trong đường đô thị thường chỉ từ 30 - 40km/h. Với tốc độ này, nếu bị tai nạn, nguy cơ xương sọ bị vỡ, lún và não bị tổn thương là rất lớn. Hiện nay, ở nước ta trên 90% phương tiện tham gia giao thông trên đường là môtô, xe gắn máy. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng chục người chết, trên 75% số vụ tai nạn do môtô, xe gắn máy gây ra. Những chấn thương do tai nạn giao thông thường rất đa dạng, tuy nhiên những nguyên nhân gây đến tử vong đa phần do chấn thương sọ não, trường hợp nếu có qua khỏi thường để lại di chứng rất nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của nạn nhân. Nhiều trường hợp gặp hậu quả xấu do không đội mũ bảo hiểm.

Thực tiễn cho thấy, tác dụng to lớn của việc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy. Tuy nhiên, để việc đội mũ bảo hiểm trở thành thói quen của mọi người không phải “một sớm, một chiều” là có được, mà phải là một quá trình, có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với những chế tài đồng bộ và kiên quyết. Hơn ai hết, chính những người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy phải nâng cao nhận thức, có ý thức biết tự bảo vệ mình. Đội mũ bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mọi người hãy tự giác thực hiện.

PhuThoPortal [Nguồn giaothongvantai.com.vn]

Cụ thể:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], xác loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 3: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm i: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Điểm K: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trẻ từ 6 tuổi trở lên đã phải đội mũ bảo hiểm và phải đội đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy cùng cha mẹ. Nếu không tuân thủ đúng, cha mẹ sẽ phải nộp tiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng vì lỗi này. Còn nếu cha mẹ cũng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, sẽ bị phạt thêm 2 lỗi là không đội mũ bảo hiểm và chở người không đội mũ bảo hiểm theo quy định như kể trên.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập295
  • Hôm nay45,616
  • Tháng hiện tại1,937,203
  • Tổng lượt truy cập99,120,141

Video liên quan

Chủ Đề