Một ngày có thể ăn bao nhiêu quả trứng?

Nhiều bằng chứng cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hơn bảy quả trứng mỗi tuần lại có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong trứng cao cũng làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa, do đó tùy theo độ tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà trong bữa, ăn 2-3 lần/tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trong một bữa, ăn 3-4 bữa trứng trong tuần; trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3 - 4 quả trứng một tuần và ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả mỗi ngày.

Trẻ không nên cho ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày [từ các món trứng, hoặc các loại thực phẩm làm từ trứng, bao gồm các loại bánh hoặc thịt, gà tẩm bột]. Bên cạnh đó, bé hạn chế tiêu thụ các loại thực có chứa chất béo động vật [bao gồm sữa, thịt, gia cầm] để giữ lượng cholesterol, chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bé ở mức thấp.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không có hại gì nếu trẻ ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, nhưng người ta tin rằng tiêu thụ 4 quả trứng mỗi tuần là con số lý tưởng để đảm bảo trẻ nhận các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn trứng còn sống. Ngoài ra, với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, tốt nhất phụ huynh nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm protein khác bao gồm hải sản, thịt gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc, thực phẩm từ đậu nành, thịt đỏ... để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ em dưới 6 tuổi, rất cần được cung cấp đủ chất béo bao gồm cả cholesterol cho sự phát triển não bộ. Ảnh: Shutterstock

Trứng là thực phẩm cung cấp protein, cần thiết cho quá trình tạo tế bào mới và tái tạo tế bào. Mỗi quả trứng chứa 6 gram protein, nền tảng cho trẻ phát triển cả về cân nặng, chiều cao.

Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin chất lượng cao. Trong một quả trứng có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, quan trọng cho mắt, xương và răng khỏe mạnh; vitamin D hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh; vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch; vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và giúp xây dựng, duy trì xương chắc khỏe; B2, B6, B12 và các khoáng chất như kẽm, sắt và đồng. Trứng cũng cung cấp nguồn choline dồi dào, quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tim mạch và selen có vai trò đối với chức năng tuyến giáp. Vitamin này là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống.

Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu: Histidine, Phenylalanine, Leucine, Lysine, Methioninethreonine, Tryptophan isoleucine, Valine để tạo thành một loại protein hoàn chỉnh cho cơ thể. Lutein và Zeaxanthin trong trứng là những chất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh, giữ cho thị lực sắc nét, giảm tác động của thoái hóa điểm vàng. Đồng thời đảm bảo sức khỏe của võng mạc. Trứng chứa Omega 3 - chất béo lành mạnh chủ yếu được tìm thấy trong cá, giúp phát triển trí não, cải thiện trí nhớ.

Trong trứng gà còn có lecithin cân đối với cholesterol, hai chất này đi với nhau sẽ hạn chế tình trạng tăng cholesterol xấu. Trứng cũng là một nguồn cung cấp cholesterol, chất béo bão hòa - những chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần hạn chế trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim khỏe mạnh. Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol, gần 5 gam tổng chất béo, 1,5 gam chất béo bão hòa. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày [với những người bị bệnh tim hoặc mức LDL cao hoặc mức cholesterol "xấu" nên tiêu thụ ít hơn 200 miligam cholesterol mỗi ngày].

Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Trên thực tế, một quả trứng chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển một tế bào đơn lẻ thành một con gà. Tuy nhiên, vì lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol nên có một số quan điểm chưa đúng khoa học về Trứng! Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin mới về Trứng dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.


 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức cholesterol cao với bệnh tim và tử vong sớm. Vì vậy, cholesterol thường được coi là tiêu cực. Sự thật là cholesterol đóng một chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Nó là một phân tử cấu trúc cần thiết cho mọi màng tế bào. Là thành phần cấu tạo của các hormone steroid như testosterone, estrogen và cortisol. Cơ thể sẽ điều tiết bằng các cơ chế khác nhau để giữ mức cholesterol luôn trong giới hạn bình thường. Ngoài việc bổ sung từ chế độ ăn uống, gan cũng tham gia vào sản xuất cholesterol. Nhưng khi ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol gan sẽ bắt đầu sản xuất ít hơn để giữ cho mức cholesterol không trở nên cao quá mức. Do đó, việc tổng hợp cholesterol trong cơ thể chỉ thay đổi rất ít. Tuy nhiên, vẫn nên tránh  ăn quá nhiều cholesterol nếu nồng độ cholesterol trong máu cao. Ăn nhiều có thể làm tăng mức cholesterol trong máu vừa phải.

Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra việc tiêu thụ trứng và nguy cơ mắc bệnh tim.  Nhiều người trong số này được theo dõi trong nhiều năm, kết quả cho thấy rằng những người ăn cả quả trứng không có nhiều khả năng bị bệnh tim hơn. Thậm chí còn cho thấy giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 ăn nhiều trứng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu có đối chứng ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy ăn hai quả trứng mỗi ngày, sáu ngày một tuần, trong ba tháng không ảnh hưởng đáng kể đến mức lipid trong máu. Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng có thể phụ thuộc vào phần còn lại của chế độ ăn uống của bạn.

Một quả trứng khoảng 50g chứa 186 mg cholesterol, chiếm 62% lượng tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị, lòng trắng chủ yếu là protein. Một số nghiên cứu khác đã kiểm tra tác động của trứng đối với mức cholesterol. Những nghiên cứu này cho thấy rằng: Trong hầu hết các trường hợp, cholesterol HDL “tốt” đều tăng lên. Mức cholesterol LDL toàn phần và “xấu” thường không thay đổi nhưng đôi khi tăng nhẹ. Ăn trứng giàu omega-3 có thể làm giảm chất béo trung tính trong máu. Mức độ trong máu của các chất chống oxy hóa carotenoid như lutein và zeaxanthin tăng đáng kể. Trong 70% người tham gia, trứng không ảnh hưởng đến cholesterol LDL toàn phần hoặc “xấu”. Mặc dù ăn một vài quả trứng mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu ở một số người, nhưng chúng sẽ thay đổi các phần tử LDL “xấu” từ nhỏ và đậm đặc thành lớn. Những người chủ yếu có các hạt LDL lớn có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Vì vậy, ngay cả khi trứng gây ra sự gia tăng nhẹ mức cholesterol toàn phần và LDL, thì đó không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Khoa học đã chứng mình rõ ràng rằng tối đa 3 quả trứng mỗi ngày là hoàn toàn an toàn cho những người khỏe mạnh.

 

Trứng không chỉ là chứa cholesterol. Trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích ấn tượng khác: Chúng chứa nhiều lutein và zeaxanthin, chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Chúng chứa rất nhiều choline, một chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu đối với tất cả các tế bào. Chúng chứa nhiều protein động vật chất lượng, những lợi ích của chúng bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe xương tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng trứng làm tăng cảm giác no và giúp bạn giảm cân. Hơn nữa, trứng rất ngon và cực kỳ dễ chế biến. Với nhiều chất dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe mạnh mẽ, trứng có thể là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất.

Ăn trứng bao nhiêu là nhiều?

Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà. Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà. Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu.

Ngày nào cũng ăn trứng có tốt không?

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm rất tốt, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.

Ăn nhiều trứng bị bệnh gì?

Một quả trứng có thể cung cấp đến 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều gây tình trạng tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch. - Tăng nguy cơ xơ gan: Các chất protit, lipit, gluxit, vitamin và các khoáng chất ở trong trứng kích thích tăng men gan, hormone, tích tụ trong gan gây xơ gan.

Một ngày ăn bao nhiêu quả trứng để giảm cân?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn 1-2 quả trứng gà mỗi ngày không chỉ không làm tăng huyết áp, cholesterol trong máu mà còn giúp giảm cân nhanh hơn tới 65%. Vì vậy, đây là phương pháp giảm cân phổ biến và được nhiều người lựa chọn.

Chủ Đề