Mệt vì rượu phải làm sao

Rượu là một loại thức uống có cồn phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người cảm thấy khó chịu, đau đầu sau khi uống nhiều rượu, hiện tượng này được gọi là dư chứng say rượu. Biểu hiện của tình trạng dư chứng say rượu khá đa dạng và có biểu hiện đa dạng, khác biệt tùy theo từng cá thể. Đau đầu sau khi uống rượu là biểu hiện thường gặp nhất trên thực tế lâm sàng.

Dư chứng say rượu hay say rượu là những biểu hiện bất thường xuất hiện ở những người uống rượu với số lượng nhiều. Những người trải qua cảm giác say rượu đều than phiền về cảm giác mệt mỏi và khó chịu kéo dài trong ngày hôm sau. Nếu sử dụng quá nhiều rượu bia, di chứng say rượu có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc và các mối quan hệ xã hội.

Khả năng dung nạp khi sử dụng rượu bia khác nhau tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên có một điểm chung là các biểu hiện của di chứng say rượu vào ngày hôm sau sẽ tỷ lệ với số lượng rượu uống vào. Nghĩa là uống càng nhiều rượu thì di chứng say rượu sẽ xuất hiện càng tồi tệ hơn. Không có khuyến cáo cụ thể về việc nên uống bao nhiêu rượu để không gặp phải tình trạng say rượu.

Các triệu chứng khi say rượu không kéo dài mãi và sẽ tự động biến mất dần theo thời gian mà không cần đến thuốc hay các biện pháp can thiệp nào. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng rượu ở mức độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được di chứng say rượu.

Lạm dụng rượu có thể gây suy nhược thần kinh

Rõ ràng, di chứng say rượu xuất hiện sau khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn rượu. Lượng rượu gây ra tình trạng say rượu không được xác định cụ thể là bao nhiêu. Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu. Một số thói quen khi sử dụng rượu làm tăng khả năng gặp phải di chứng say rượu bao gồm:

  • Sử dụng rượu khi đang đói. Tốc độ hấp thu rượu của cơ thể xảy ra nhanh hơn ở dạ dày trống so với khi dạ dày có thức ăn.
  • Sử dụng rượu kết hợp cùng lúc với các chất kích thích khác như thuốc lá.
  • Ngủ ít sau khi uống rượu khiến các biểu hiện của di chứng say rượu xuất hiện vào ngày hôm sau nặng nề hơn.
  • Lựa chọn các loại rượu có màu đậm. Những loại rượu này thường chứa nhiều hóa chất tạo màu và tạo hương vị. Chính những chất này cũng làm tăng khả năng xuất hiện di chứng say rượu.
  • Tiền sử gia đình có người nghiện rượu. Những đối tượng này thường có đáp ứng nhạy cảm hơn và vì thế không nên sử dụng nhiều rượu.

Hút thuốc lá kèm uống rượu làm tăng nguy cơ gây di chứng say rượu

Một số cơ chế thường được lựa chọn để giải thích cho sự xuất hiện của những biểu hiện khác thường khi một người gặp phải tình trạng say rượu như:

  • Rượu là một loại thức uống có cồn và có khả năng gây nghiện. Khi uống rượu, cơ thể người đáp ứng vời lượng cồn trong máu bằng một phản ứng viêm. Chính phản ứng này của hệ miễn dịch sản sinh ra một số chất hóa học khiến cơ thể giảm sự tập trung và ghi nhớ, không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày.
  • Sau khi uống rượu, cơ thể dễ rơi vào trạng thái buồn bã, thay đổi tính tình và trầm cảm.
  • Rượu còn có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ nhưng khi ngủ lại không sâu nên khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Rượu vào đến dạ dày sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng tiết dịch vị và gây ra đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Uống rượu khiến cơ thể bài tiết nước tiểu với lượng nhiều hơn, rất dễ rơi vào trạng thái mất nước. Khi đó, cơ thể dễ cảm thấy chóng mặt, khát nước.
  • Rượu ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể theo hướng giảm nồng độ đường trong máu. Khi hạ đường huyết, cơ thể người sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, hồi hộp, rối loạn tính cách, ngất xỉu và có thể co giật.
  • Rượu kích hoạt làm giãn các mạch máu, tăng lượng máu đến nuôi não bộ khiến người sử dụng rượu thường xuyên cảm thấy đau đầu sau say rượu.

Nhận biết một người đang ở trong trạng thái say rượu không phải là việc làm khó, tuy nhiên biểu hiện của di chứng say rượu rất đa dạng và khác nhau ở từng người. Các triệu chứng thường thấy ở một người say rượu bao gồm:

  • Đau đầu sau khi uống rượu
  • Chóng mặt
  • Giảm tập trung chú ý
  • Dễ lo lắng, xúc động
  • Tính tình thay đổi, thường trở nên khó tính hơn
  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Nhức mỏi cơ bắp toàn thân
  • Da toàn thân đỏ ửng, hay gặp nhất là da mặt
  • Hơi thở có mùi rượu
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu nhận biết của di chứng say rượu

Thông thường, các biểu hiện của di chứng say rượu sẽ tự biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, những người gặp phải di chứng say rượu nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Khó thở hoặc rối loạn nhịp thở
  • Da, niêm mạc nhợt nhạt, tím
  • Rối loạn nhịp tim
  • Lơ mơ, hôn mê, gọi hỏi không trả lời đúng
  • Co giật, động kinh
  • Nôn mửa nhiều lần

Không khó để nhận biết bản thân mình hoặc người thân, bạn bè đang trải qua di chứng say rượu dựa vào các biểu hiện khó chịu xuất hiện sau khi uống nhiều rượu. Di chứng say rượu không cần đến bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào để chẩn đoán và không cần can thiệp y tế nào trong hầu hết các trường hợp. Thông thường, các biểu hiện của tình trạng say rượu sẽ tự biến mất trong vòng 24 giờ hoặc một vài ngày sau đó. Người gặp phải di chứng say rượu có thể thực hiện một số biện pháp sau để có thể cảm thấy dễ chịu hơn như:

  • Uống nhiều nước: rượu khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước. Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu và đỡ mệt mỏi hơn.
  • Ngủ đủ giấc: người say rượu thường xuyên cảm thấy buồn ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ lại không cao. Nghỉ ngơi và ngủ sâu là biện pháp giúp khôi phục cơ thể và giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu của di chứng say rượu.
  • Ăn uống đầy đủ: rượu khiến lượng đường trong máu giảm vì vậy những người sử dụng rượu cần ăn uống đủ để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết. Đồng thời, khi đó lớp thức ăn lót dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc, tránh kích ứng và giảm tốc độ hấp thu rượu vào cơ thể.

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn giải rượu và dễ chịu hơn

Những di chứng để lại sau khi say rượu không hề nhỏ, thậm chí còn có thể để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế bạn nên cân nhắc và sử dụng một lượng vừa phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Uống rượu quá mức có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng nôn. Nôn mửa là phản ứng của cơ thể với các độc tố dư thừa từ rượu. Thay vì ngăn cản nôn ra, tốt nhất bạn nên thực hiện một số cách chữa buồn nôn sau khi uống rượu.

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy thích nhưng nôn mửa là một trong những phản xạ bảo vệ cơ thể chống lại độc tố. Khi bạn uống rượu, cơ thể bạn sẽ phân hủy nó thành acetaldehyde, một sản phẩm phụ của rượu. Các nguyên nhân dưới đây khiến bạn buồn nôn sau khi uống rượu:

  • Cơ thể không thể theo kịp

Nếu bạn không uống quá mức, cơ thể [cụ thể là gan] sẽ trung hòa acetaldehyde bằng một chất được gọi là glutathione. Cơ thể xử lý hai hợp chất và bạn vẫn trong trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều, gan không thể tạo ra đủ glutathione. Cuối cùng, cơ thể bạn nhận ra gan không thể theo kịp lượng acetaldehyde hiện có và loại bỏ nó thông qua việc nôn mửa.

  • Rượu gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Có những yếu tố khác có thể khiến bạn bị nôn sau khi uống nhiều rượu. Ngoài việc tích tụ acetaldehyde, lượng cồn dư thừa có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra sự tích tụ axit khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn.

  • Tiếp xúc với rượu mãn tính có thể dẫn đến viêm dạ dày

Những người uống rượu quá mức thường xuyên có nguy cơ mắc viêm dạ dày do rượu. Những người bị viêm dạ dày do rượu có thể gặp phải những lo lắng thường xuyên liên quan đến dạ dày, chẳng hạn như loét, buồn nôn và trào ngược axit. Rượu mãn tính cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và có liên quan đến ung thư, tiểu đường, viêm tụy, xơ gan...

Uống rượu quá liều hoặc ngộ độc rượu là trường hợp có thể đe dọa tính mạng, xảy ra khi một người uống quá nhiều rượu, đến mức cơ thể họ không thể bù đắp hết lượng cồn trong máu. Điều này gây ra các triệu chứng như lú lẫn, nôn mửa, co giật, nhịp tim chậm, khó thở và nhiệt độ cơ thể thấp. Ngộ độc rượu cũng làm suy giảm phản xạ bịt miệng của một người, vì vậy họ không thể tránh bị sặc khi nôn mửa.

Nôn sau khi uống có thể khiến bạn cảm thấy kinh khủng. Ngoài buồn nôn và nôn, bạn có thể có các triệu chứng khác như đau nhức cơ thể và đau đầu. Các biến chứng nguy hiểm khác bao gồm:

  • Mất nước: Làm mất khả năng hoạt động của cơ thể, thậm chí có thể hỏng thận của bạn.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc thực quản
  • Chảy máu đường tiêu hóa do kích thích hoặc rách niêm mạc thực quản
  • Hít chất nôn vào phổi, có thể dẫn đến viêm phổi.

Uống từng ngụm nhỏ chất lỏng trong suốt để bù nước là một trong những cách chữa buồn nôn sau khi uống rượu

Nôn sau uống rượu là cách cơ thể bạn tự loại bỏ độc tố. Thay vì ngăn bản thân nôn ra, tốt nhất bạn nên giúp bản thân cảm thấy tốt hơn cho đến khi cơ thể thải hết chất cồn. Dưới đây là một số cách chữa buồn nôn sau khi say rượu và tác dụng phụ do nôn:

  • Uống từng ngụm nhỏ chất lỏng trong suốt để bù nước: Sau khoảng 30 phút ở lần nôn cuối cùng, bạn hãy uống từng ngụm nhỏ chất lỏng trong suốt để bù nước cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Đây là cách chữa nôn khi say rượu mang lại tác dụng hiệu quả. Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Hãy để cho dạ dày và cơ thể nghỉ ngơi sau khi bị nôn.
  • Uống ibuprofen để giảm đau: Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng ibuprofen thay vì acetaminophen. Tuy nhiên, ibuprofen có thể gây khó chịu cho dạ dày ở một số người.
  • Ăn từng miếng nhỏ thức ăn nhạt, chẳng hạn như bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc nước sốt táo để duy trì năng lượng cũng là một cách chữa buồn nôn sau khi uống rượu. Tuy nhiên, hãy đợi một lúc sau khi bạn đã nôn để giảm khả năng kích hoạt phản xạ nôn trở lại.

4. Khi nào gặp bác sĩ?

Đến cơ sở y tế thăm khám nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

  • Nôn liên tục trong hơn 24 giờ
  • Không thể giữ chất lỏng hoặc thức ăn
  • Có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như chóng mặt, nước tiểu sẫm màu hoặc không thể đi tiểu trong một thời gian
  • Thấy máu trong chất nôn của bạn
  • Khó thở
  • Có nhiệt độ lớn hơn 101,5 ° F

Thông thường, các triệu chứng nôn sau khi uống rượu sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Thực hiện các bước để ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi các chất độc trong rượu được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng nôn mửa của bạn vẫn tiếp tục hoặc nghi ngờ có dấu hiệu mất nước, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Aas RW, et al. [2017]. The influence of alcohol consumption on sickness presenteeism and impaired daily activities. The WIRUS screening study. DOI: 10.1371/journal.pone.0186503
  • Oster-Aaland L, et al. [2009]. Alcohol poisoning among college students turning 21: Do they recognize the symptoms and how do they help? DOI: 10.15288/jsads.2009.s16.122
  • Suddenly, drinking alcohol makes me sick. [2015]. goaskalice.columbia.edu/answered-questions/suddenly-drinking-alcohol-makes-me-sick
  • Understanding the dangers of alcohol overdose. [2018]. niaaa.nih.gov/publications/brochures-and-fact-sheets/understanding-dangers-of-alcohol-overdose
  • Verster J, et al. [2013]. The alcohol hangover research group consensus statement on best practice in alcohol hangover research. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3827719/
  • Wetherill RR, et al. [2017]. Alcohol-induced blackouts: A review of recent clinical research with practice implications and recommendations for future studies. DOI: 10.1111/acer.13051

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề