Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi

Một trong những cách trị số mũi tại nhà khiến xoang mũi dễ chịu là tắm bằng nước ấm. Cũng giống như việc uống trà nóng hoặc xông hơi, tắm với nước ấm là để hít thở hơi nước ấm trong khi tắm, giúp thông mũi và giảm sổ mũi. Khi tắm, bạn nên để cho những tia nước ấm nóng từ vòi sen phun trực tiếp vào mặt trên vùng xoang mũi để tăng thêm tác dụng.

Việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cho bạn thư giãn, xua tan đi những ê ẩm và mệt mỏi do cảm cúm gây ra. Nhớ lau sạch người sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

5. Cách trị sổ mũi tại nhà: Rửa mũi

Sử dụng dụng cụ rửa mũi là cách trị sổ mũi tại nhà khá phổ biến hiện nay vì nó hiệu quả và thuận tiện. Dụng cụ rửa mũi rất đa dạng, thường thấy là những bình nhỏ có vòi dẫn nước. Bạn rót dung dịch nước muối hoặc pha gói bột muối chuyên dụng vào bình. Sau đó, nghiêng đầu, đặt vòi vào một bên mũi cho nước muối chảy vào từ từ và thoát ra ngoài qua bên mũi còn lại. Thao tác này sẽ giúp bạn rửa sạch mũi xoang khá dễ dàng.

Dụng cụ rửa mũi và bột rửa chuyên dùng có bán ở hiệu thuốc Tây hoặc các cửa hàng bán dụng cụ y khoa. Khi sử dụng bình rửa mũi, bạn hãy làm theo hướng dẫn có trong hộp dụng cụ. Nếu sử dụng sai cách thì hiệu quả sẽ kém, thậm chí gây thêm tổn thương cho niêm mạc mũi và dẫn đến nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng xoang.

6. Ăn đồ cay để trị sổ mũi – Cách trị sổ mũi tại nhà “độc lạ” mà hiệu quả

Cách trị sổ mũi tại nhà bằng thức ăn cay thoạt nghe có vẻ “kỳ kỳ”, nhưng tuyệt nhiên đây không phải trò đùa kiểu “cá tháng Tư”. Bình thường, khi ăn phải đồ quá cay, nhất là đối với những người không phải tín đồ của “7 cấp độ” thì việc bị cay “xộc lên cả mũi” sẽ khiến cho nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng, mặc dù trước đó, mọi thứ đều “khô rang”.

Khi bị hơi cay kích thích, niêm mạc sẽ “chảy nước”, đó là phản ứng tiết dịch rất bình thường để bảo vệ trước những tác nhân lý hóa xâm nhập. Với người đang bị sổ mũi, việc ăn cay dường như có tác dụng theo kiểu “giương đông, kích tây”. Khi miệng lưỡi bị cay thì cảm giác ở đó sẽ chiếm ưu thế và những kích thích ở nơi khác sẽ bị lu mờ, bao gồm cả kích thích gây sung huyết và tiết dịch ở mũi, vì thế nó làm giảm nghẹt mũi và sổ mũi.

Nếu bạn chưa quen ăn cay, hãy thử một chút và nếu không thích vị cay nồng của ớt, hãy thử thay bằng tiêu, wasabi, cải ngựa hoặc gừng. Những loại gia vị này không những giúp rút ngắn thời gian bị sổ mũi mà còn tạo cảm giác ấm nóng cho cơ thể, thúc đẩy sự bình phục. Mặc dù đây là cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả đã được nhiều người tán thành, nhưng cần lưu ý rằng, nếu “lạm dụng” và “quá liều” cách chữa sổ mũi này sẽ làm miệng lưỡi bị bỏng rát, nóng bừng mặt và ù tai. Việc dùng nước sẽ không giúp được gì nhiều, chỉ có uống sữa mới có thể “chữa cháy” trong trường hợp này.

7. Dùng capsaicin

Một trong những cách trị sổ mũi tại nhà đôi khi được các bác sĩ đề xuất là dùng capsaicin. Capsaicin là chất làm cho ớt có vị cay. Tinh chất của nó được liệt vào loại “độc dược”. Ngoài nhiều tính năng như kháng khuẩn, làm lưu thông máu, tiêu mỡ, giảm đau, kháng viêm, chống ô xy hóa capsaicin còn có tác dụng kháng ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe có thể gợi ý bạn dùng capsaicin để trị chảy nước mũi tại nhà bằng cách áp nó lên mũi. Bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng capsaicin sao cho đúng. Cách này chỉ nên được áp dụng sau cùng nếu những cách khác ít tác dụng.

Tóm lại, có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả mà bạn nên thử. Tuy nhiên, đa phần những cách chữa sổ mũi đó chỉ giúp tạm thời làm giảm triệu chứng mà không có khả năng chữa tận gốc nguyên nhân. Bạn cần được bác sĩ thăm khám nếu sổ mũi dai dẳng, dịch mũi có màu… hoặc giả như sổ mũi đã giảm nhưng các triệu chứng đi kèm khác không được cải thiện. Lưu ý, trong mùa dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta không nên hỉ mũi bừa bãi. Nên lau dịch mũi bằng khăn dùng một lần rồi bỏ vào nơi quy định, tránh để dịch mũi dây ra tay, rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần che mũi bằng khuỷu tay khi ho, hắt xì và nghiêm túc tuân thủ quy định “5K”.

Ngứa mũi hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi là những chứng khó chịu và phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng. Để làm giảm các triệu chứng khó chịu này, một trong những cách thường được sử dụng nhất là loại bỏ chất nhầy trong mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%.

Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý rửa mũi tại các quầy thuốc trên toàn quốc hoặc tự pha và sử dụng theo cách thức như sau:

  • Cho 1 muỗng cà phê muối, một ít baking soda vào nước cất ấm 2 chén hòa tan.
  • Dùng dụng cụ rửa mũi, hít một lượng nhỏ dung dịch đã pha vào một lỗ mũi.
  • Để dung dịch chảy ra ngoài qua lỗ mũi còn lại hoặc qua miệng.
  • Thổi mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhờn dư thừa và dung dịch ra.
  • Lặp lại theo quy trình tương tự này với lỗ mũi bên còn lại.

Rửa mũi vài lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.

2.2. Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C cho người viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngạt mũi, không chỉ có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn mang lại khả năng chống viêm, chống oxy hóa, từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục, rút ngắn thời gian phát bệnh.

Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể cân nhắc để bổ sung vào chế độ ăn của mình như:

  • Các loại trái cây có múi họ cam quýt như: như chanh, cam, bưởi...
  • Các loại quả mọng họ berry như việt quốc, dâu tây, mâm xôi...
  • Các loại rau củ như ớt chuông, súp lơ xanh, kiwi, cà chua,...

2.3. Mẹo chữa ngứa mũi hắt hơi bằng men vi sinh

Trong một số công trình nghiên cứu đã ghi nhận kết quả rằng men vi sinh không những tốt khi dùng cho các vấn đề rối loạn ở đường tiêu hóa mà còn có công dụng trong làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng.

Do đó, khi viêm mũi dị ứng bắt đầu hành hạ bạn với những triệu chứng như ngứa mũi hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngạt mũi, hãy nhanh chóng bổ sung men vi sinh vào các bữa ăn của mình thông qua các loại sữa chua hay thức uống chứa men sống,...

2.4. Xông mặt mẹo chữa ngứa mũi hắt hơi nhanh chóng

Khi xông mặt, hơi nước nóng bốc lên có thể giúp làm loãng dịch nhầy bị tắc trong đường mũi, từ đó hỗ trợ cơ thể loại bỏ chúng ra ngoài dễ dàng hơn và các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi hắt hơi liên tục, đau họng, chảy nước mũi... cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Cách xông mặt được thực hiện như sau:

  • Đun sôi nước rồi đổ vào tô lớn.
  • Thêm 3 đến 4 giọt tinh dầu [ hương thảo, dầu khuynh diệp, bạc hà, hoặc tinh dầu cây tràm trà] nếu thích.
  • Trùm đầu lại bằng một chiếc khăn và để mặt của bạn phía trên tô nước.
  • Hít sâu trong 5-10 phút, sau đó thổi mũi thật kỹ.
  • Có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày để cảm thấy tốt hơn.

Lưu ý rằng, phương pháp này không dùng được cho trẻ nhỏ, thay vào đó, bạn có thể cho trẻ tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

2.5. Mẹo chữa ngứa mũi hắt hơi bằng thực phẩm giàu Quercetin

Với đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, Quercetin có tác dụng rất tốt trong kiểm soát các triệu chứng của các bệnh dị ứng theo mùa, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Trong viêm mũi dị ứng, quercetin hoạt động theo cơ chế giống như một chất kháng histamine tự nhiên giúp làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đáng kể.

Bạn có thể bổ sung quercetin thông qua các thực phẩm sau vào chế độ ăn hằng ngày: Táo, nho, quả mọng, súp lơ xanh, hành tây... Ngoài ra, quercetin cũng có thể được tìm thấy trong một số loại rượu vang và thảo mộc.

3.1. Mật ong tỏi trị viêm mũi dị ứng

Cả mật ong và tỏi đều chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giúp đào thải vi khuẩn, bụi bẩn, hạn chế chất nhầy gây khó chịu, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Cách dùng mật ong và tỏi cho người bị ngứa mũi hắt hơi liên tục, ngạt mũi quấy rầy như sau: Tỏi vài tép bóc vỏ, ép nhuyễn rồi cho mật ong vào trộn đều theo tỷ lệ 2:1. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi cho vào mũi.

3.2 Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi bằng tinh bột nghệ

Nghệ với thành phần chính là curcumin, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm của cơ thể, từ đó giúp kiểm soát được nhiều dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như ho, ngứa mũi hắt hơi liên tục, khô miệng và nghẹt mũi.

Có nhiều cách để sử dụng nghệ trong điều trị viêm mũi dị ứng như:

  • Uống một ly sữa nghệ ấm mỗi ngày
  • Ngâm bột nghệ và mật ong và uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê dung dịch ngâm hoà với nước ấm trong mùa dị ứng.
  • Bổ sung nghệ vào các món ăn hoặc uống bột nghệ sau khi đã hỏi ý kiến từ những người có chuyên môn.

3.3 Sử dụng gừng

Gừng có tác dụng như một kháng histamine tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch, vì thế sử dụng gừng cũng một mẹo hay cho người bị viêm mũi dị ứng để giảm các triệu chứng ngứa mũi hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngạt mũi. Chỉ cần với vài lát gừng mỏng pha nước ấm, thêm ít đường là bạn đã có ngay hỗn hợp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì sử dụng để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, đồng thời cũng đừng quên hãy hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết thêm một số cách chữa hắt hơi sổ mũi. Tuy nhiên, nếu áp dụng trong một thời gian không thấy kết quả khả quan thì bạn hãy đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Hắt hơi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp bị viêm họng. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng… Các dấu hiệu trên thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày rồi tự hết nhưng nếu bị cảm lạnh nặng thì bệnh có thể kéo dài đến 3 tuần.

Bé hắt hơi sổ mũi ăn gì?

Cam thảo..
Cháo gà hoặc canh gà.
Canh củ cải trắng nấu gừng..
Uống nước ấm..
Nước ấm có tác dụng loại bỏ bớt đờm, giảm tình trạng nghẹt cứng do đờm trong mũi gây ra, đồng thời đẩy đờm ra ngoài thông qua các cơn ho. Uống 1 ly nước ấm bạn sẽ thấy dễ chịu và dễ thở hơn, từ đó sổ mũi cũng dần dần biến mất..
Uống trà gừng..

Bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Có thể dùng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol,... để điều trị ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi. Các thuốc giảm ho dextromethorphan chứa hoạt chất kháng histamin như fexofenadine, chlorpheniramine đồng thời giúp giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Làm gì khi bé bị sổ mũi hắt hơi?

gây cản trở quá trình hô hấp thì trẻ sẽ hắt hơi thường xuyên để làm sạch đường thở, giúp hô hấp bình thường. Cách khắc phục: Cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi 2 lần/ngày [sáng và tối hoặc sau khi tắm], kết hợp dùng tăm bông loại nhỏ để làm sạch mũi cho .

Chủ Đề