Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào năm bao nhiêu?

[HNMCT] - Sáng 7-10-2004 [tức ngày 24 tháng Tám năm Giáp Thân], UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Bức tượng được đặt tại vườn hoa giờ mang tên Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm huyền thoại và thơ mộng.

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất [năm 974]. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang [nay là Bắc Ninh]. Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn [Bắc Ninh]. 

Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.

Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp [Đình Bảng, Bắc Ninh]. Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, phong tư tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh trông thấy ông đã thốt lên: “Người này không phải người thường, lớn lên tất sẽ làm vua giỏi một nước”. Thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác bèn dốc lòng dạy dỗ Lý Công Uẩn. Lớn lên, tính cách khảng khái, chí lớn trong ông càng lộ rõ. Ông không chăm lập sản nghiệp mà chỉ dùi mài kinh sử.

Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, thiền sư Vạn Hạnh tiến cử ông vào triều vua Lê Đại Hành, đến đời Lê Ngọa Triều [vua Lê Long Đĩnh] được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ [tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô]. Nhà Tiền Lê suy vi vì thói bạo ngược của vua Lê Ngọa Triều, một triều thần là Đào Cam Mộc đã ngầm mưu với thiền sư Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn đứng ra thay nhà Lê. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn cùng Hữu điện tiền Chỉ huy sứ Nguyễn Đề mang 500 quân vào cung canh giữ. Nhân thời cơ, Đào Cam Mộc giục ông hành động và cuộc soán ngôi chớp nhoáng đã thành công.

Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, lấy niên hiệu là Thái Tổ, đóng đô ở Hoa Lư [Ninh Bình]. Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh [968 - 979] và Tiền Lê [980 - 1009], nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” [tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ]. Song vị vua 35 tuổi quyết định dời đô ra thành Đại La. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết, thành Đại La “Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

Đó chính là khát vọng muốn đưa quốc gia Đại Việt tồn tại bình đẳng với các nước khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã.

Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá rất cao việc dời đô của Lý Công Uẩn: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, Lý Công Uẩn xây dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Lý Thái Tổ lớn lên trong chùa, cùng với cuộc vận động lên ngôi được sự ủng hộ của giới Phật giáo nên trong quá trình trị vì đất nước, ông đã ra nhiều lệnh chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo.

Trị vì được 19 năm, vua Lý Thái Tổ mất năm 1028. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”.

Trải qua 1010 năm, lịch sử đã chứng minh khát vọng của Lý Công Uẩn thật đáng trân trọng. Và kể từ khi Hà Nội dựng tượng ông, ngày nào dưới chân tượng cũng có người dâng những bó hoa tươi, tỏ lòng kính trọng đức độ và công lao của ông để có một Hà Nội và Việt Nam hôm nay.

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều các sự kiện dời đô của các đời vua. Có thể kể đến như đặt Phú Xuân làm kinh đô của nhà Tây Sơn hay chọn Huế làm kinh đô của nhà Nguyễn. Nhưng phải kể đến lần dời đô nổi tiếng và đúng đắn của Lý Công Uẩn. Vào mùa thu tháng 7 năm Canh Tuất tức năm 1010. Vậy hãy cùng tìm hiểu về thân thế của vị vua anh minh, lỗi lạc và hành trình dời đô đã thay đổi tương lai của kinh thành lúc bấy giờ.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

I. Lý Công Uẩn là ai?

  • Lý Công Uẩn tên thật là Lý Thái Tổ. Là người đã sáng lập lên nhà Lý của nước Việt ta. Theo các tài liệu ghi chép thì Lý Công Uẩn là người thuộc làng Cổ Pháp. Hiện nay, làng đó thuộc tỉnh Bắc Ninh.
  • Ông sinh vào ngày 8/3/974, lên ngôi vào năm 1010 và mất vào ngày 31/3/1028. Lý Công Uẩn cai trị đất nước trong 19 năm, từ năm 1009 đến năm 1028.
  • Ông xuất thân từ một võ quan cao cấp của nhà Tiền Lê. Sau đó, vào năm 1009, ông được thiền sư Vạn Hạnh. Và lực lượng Đào Cam Lộc tôn lên làm hoàng đế sau khi vua Lê Long Đĩnh mất. Khi lên làm hoàng đế, ông lấy hiệu là Lý Thái Tổ.
Lý Công Uẩn là ai
  • Trong khoảng thời gian ông trị vì đất nước, Lý Công Uẩn đã dành phần lớn thời gian để dẹp loạn, củng cố lại triều đình. Vào tháng 7 năm 1010, ông đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La sau khi đã dẹp loạn phiến quân. Ông đổi tên Đại La thành Thăng Long. Và đánh dấu son cho sự phát triển kéo dài 216 năm của  nhà Lý.

II. Tiểu sử vua Lý Công Uẩn:

  • Ông sinh vào ngày 8/3/974. Ông là người Cổ Pháp – Bắc Giang[ nay thuộc thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh]. Theo các ghi chép thì mẹ ông là người họ Phạm. Tên cha không được ghi chép lại, mẹ ông sinh ông tại chùa Tiêu Sơn.
  • Năm ông lên 3 tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi. Khi còn bé, ông bộc lộ ra là một đứa trẻ rất tinh anh, tuấn tú khác thường. Vì thế, sư Vạn Hạnh đã bỏ rất nhiều công sức để dạy dỗ Lý Công Uẩn thành một người có chí khí, tích cực dùi mài kinh sử.
Tiểu sử vua Lý Công Uẩn – Tượng đài vua
  • Sau khi trưởng thành, ông được tiến cử vào triều. Từ đời vua Lê Đại Hành cho đến đời vua Lê Long Đĩnh. Vào năm 1009, sau khi vua Lê Long Đĩnh mất. Lý Công Uẩn soán ngôi vua chớp nhoáng.
  • Sau đó, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Tổ, đóng đô tại Hoa Lư. Ông phong cha mình là Hiển Khánh Vương, phong mẹ mình là Minh Đức Thái Hậu.
  • Trong quãng thời gian ông trị vì đất nước, ngoài việc bình ổn chính trị, ổn định đất nước. Ông còn đặt ra các dấu mốc quan trọng khác. Các dấu mốc đó là dời kinh đô Hoa Lư về Thăng Long và phát triển Phật giáo

III. Vua Lý Công Uẩn dời đô:

1. Nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô:

  • Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, tình hình đất nước lúc bấy giờ đang rất khủng hoảng. Cả đất nước chưa thể thống nhất trên mọi phương diện, nỗi lo bị nhà Tống xâm lược vẫn rất lớn.
  • Điều cần làm nhất bấy giờ của Lý Công Uẩn là bình ổn lại đất nước, chấm dứt sự khủng hoảng kéo dài. Xây dựng một nền móng vững chắc để triều đình có thể phát triển.
  • Và việc đầu tiên ông làm để ổn định đất nước đó chính là đặt lại vị trí trung tâm của đất nước. Đó chính là dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La[ Thăng Long].
Nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô
  • Kinh đô Hoa Lư xưa được Đinh Bộ Lĩnh chọn. Vì nó ở vị trí khá thuận lợi để phòng thủ, xây dựng căn cứ. Hoa Lư là nơi có địa hình trũng, bao bọc là các dãy núi đá vôi. Đây là vị trí tốt cho phòng thủ quân sự nhưng để phát triển văn hóa, kinh tế thì lại không tốt.
  • Sau khi nhận ra sự bất tiện của kinh đô Hoa Lư, Lý Công Uẩn đã chọn Đại La để dời kinh đô về. Đại La là một vị trí khá tốt, thiên thời địa lợi, dễ dàng phát triển về mọi mặt.Thuận lợi về cả địa thế lẫn tiềm năng kinh tế.
  • Ngoài ra, việc dời đô về Đại La còn là một dấu mốc quan trọng. Đánh dấu cho sự phát triển vững mạnh của dân tộc ta. Dân tộc ta lúc đó đã đủ lớn mạnh để có thể tự phát triển. Không cần dựa vào thế phòng thủ của địa thể Hoa Lư nữa.

2. Quá trình Lý Công Uẩn dời đô:

Thông tin về cuộc dời đô của vua Lý Công Uẩn:

  • Vào thời ngày xưa, các phương tiện di chuyển còn thô sơ, hệ thống giao thông đơn giản. Chính vì vậy việc dời đô thời đó là một việc hết dức quan trọng và khó khăn.
  • Theo các ghi chép và các nghiên cứu của các nhà sử học. Lý Công Uẩn dời kinh đô về thành Đại La bằng con đường thủy và đi vào thời điểm cuối hè.
  • Qua các nghiên cứu và các giả thuyết thì quá trình dời đô của Lý Công Uẩn phải đi qua khá nhiều các con sông. Ông bắt đầu đi từ bến Ghềnh Tháp, sau đó cho thuyền rẽ vào sông Sào Khê

Quá trình dời đô:

  • Để có thể đến được bến đò Trường Yên và vào sông Hoàng Long. Thì đoàn thuyền của Lý Công Uẩn phải đi qua cầu Đông và cầu Dền ở Hoa Lư. Sau khi qua sông Hoàng Long thì ông rẽ vào Giám Khẩu. Sau rẽ tiếp vào sông Đáy. Qua sông Đáy là đến sông Châu Giang. Qua Châu Giang thì đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La.
Quá trình Lý Công Uẩn dời đô
  • Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó, 3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại là đi ngược dòng.
  • Có nhiều người cũng thắc mắc tại sao Lý Công Uẩn không đi đường biển cho nhanh. Như các bạn cũng biết thì thời đó, các phương tiện đường biển rất thô sơ, đơn giản. Thêm cả việc tải nặng nữa thì khi qua biển, thuyền sẽ không chịu được các đợt sóng lớn.

Qua hơn 1000 năm, thời gian và lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt, thông minh. Ngoài việc mở ra một triều đại phồn thịnh, hưng vượng mà ông còn đánh dấu các mốc lịch sử rất sáng suốt cho đến bây giờ. Mình mong các thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vị vua anh minh, sáng suốt – vua Lý Công Uẩn.

Chủ Đề