Đặc điểm của thuật ngữ là gì

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm của khoa học và công nghệ và thường được sử dụng chủ yếu trong các văn bản khoa học và công nghệ. 

Thuật ngữ là gì? Nghe có vẻ quen thuộc nhưng chắc chắn sẽ có số lượng khá đông nhiều bạn vẫn hiểu được về thuật ngữ là gì?. Để nắm rõ hơn về thuật ngữ là gì chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé !

Khái niệm thuật ngữ là gì?

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học và công nghệ thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Và điều đặc biệt thuật ngữ khác với từ ngữ phổ thông mỗi một thuật ngữ đều sử dụng trong từng lĩnh vực với từng biểu thị một khái niệm khác nhau. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Khái niệm thuật ngữ là gì?

Cách định nghĩa dùng từ

  • Thuật ngữ dùng trong giải thích bằng những đặc tính bên ngoài dựa trên những nhận thức, cảm tính và những khái niệm phổ thông.
  • Thuật ngữ dùng trong khoa học dựa trên những khái niệm hoặc dùng trong công nghệ nhằm giải thích thông qua những kết quả nghiên cứu.

Sử dụng thuật ngữ

  • Thuật ngữ hiểu một cách chính xác thì có định nghĩa chính là giải thích, đều cần có những lưu ý trong quá trình sử dụng thích hợp. Với văn bản bên ngoài lĩnh vực nếu sử dụng thuật ngữ để gây nhập nhằng thì cần phải chú ý giải thích và ký hiệu bằng chữ in nghiêng hoặc cho vào ngoặc kép.
  • Thuật ngữ không biểu hiện những sắc thái của cảm xúc luôn gây mâu thuẫn sắc tộc, giới tính, tôn giáo, chính trị, địa vị, tuổi tác, giao cấp,…
  • Khác với thuật ngữ văn chương thì thuật ngữ cần được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và ban hành.

»»» Tìm hiểu: Tổng hợp kỹ năng Content mới nhất hiện nay cho các ứng viên.

Những thuật ngữ content cần phải biết để hoạt động hiệu quả

Thuật ngữ trong content rất quan trọng, nếu bạn không có kỹ năng sử dụng thuật ngữ thì bạn sẽ mắc phải những lỗi trong quá trình diễn đạt và không đem lại hiệu quả. Bởi vậy, dùng thuật ngữ trong content bạn cần nắm những kỹ năng những cơ bản sau:

Content – Nội dung

Content chính là thuật ngữ chỉ nội dung nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng thì bạn cần tìm kiếm và khai thác nội dung kỹ càng. Từ đó, bạn sẽ có khả năng chuyển đổi chính những người đọc sẽ thành khách hàng thân quen của bạn.

Những thuật ngữ sử dụng trong Content

»»» Tìm hiểu: Các mẫu CV xin việc hoàn hảo ngành content.

Call to action [ CTA] – Kêu gọi hành động

CTA là một trong những hình ảnh, một dòng văn bản nhắc nhở người thực hiện hành động của chính bản thân. Điều này có mục đích giúp bạn chia sẻ nội dung và đăng ký mua hoặc tải xuống một ebook.

Thẻ Heading

Trong content SEO, thẻ Heading sẽ được dùng để phân chia đoạn văn. Đây chính là một yếu tố giúp bài content của bạn chuẩn SEO hơn. Góp phần giúp cho website nhanh được lọt top Google. Có 6 thẻ heading cơ bản trong một bài content SEO. Nếu bạn biết cách sắp xếp hợp lý theo một thứ tự bài content càng hiệu quả.

Page Tile – Tiêu đề trang 

Như đã nói ở phía trên thì Page tile chính là tiêu đề của trang. Tiêu đề là một miêu tả nội dung cho trang cũng chính là link sẽ xuất hiện ở phần địa chỉ URL của trình duyệt trên web.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về thuật ngữ là gì? Những điều cần nắm rõ về thuật ngữ trong quá trình viết content. Đây chính là những thông tin cơ bản rất cần thiết nên các bạn đừng bỏ qua nhé !

Cho đến nay, tuy còn có những điều cần tranh luận, nhưng có thể thống nhất về những đặc điểm chung cơ bản của thuật ngữ, đó là: tính khoa học, tính dân tộc, tính đại chúng và tính quốc tế.

1.2.3.1. Tính khoa học

Tính khoa học của thuật ngữ thể hiện ở tính chính xác, tính đơn nghĩa và tính hệ thống .

a. Về tính chính xác của thuật ngữ, nhà ngôn ngữ học người Nga, A.A.Reformatski, có nhận định: “ Các khái niệm biểu thị trong các từ ngữ thông thường chỉ là các khái niệm thông thường, còn các khái niệm được biểu thị trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một chuyên ngành khoa học nào đó”[18, tr.25]. Khoa học ngày nay càng phát triển sâu hơn và

rộng hơn, thuật ngữ phải là yếu tố cấu thành của một lý thuyết nhất định và có nắm được lý thuyết này thì mới hiểu chính xác được thuật ngữ. Có lẽ vì lý do này mà thuật ngữ trong các từ điển hiện có đều được định nghĩa chứ không giải thích như từ, ngữ thông thường khác. Để giúp người đọc hiểu và có một khái niệm chính xác về bất kỳ về một đối tượng khoa học nào, thuật ngữ có nhiệm vụ gọi tên, định nghĩa chính xác về khái niệm đó, để không gây lầm lẫn. Một yêu cầu cần có để đáp ứng đuợc tính chính xác của thuật ngữ là tính đơn nghĩa của nó.

b. Thuật ngữ cần phải đơn nghĩa, vì khác với các từ ngữ thông thường [có thể có nhiều hơn một nghĩa, hay đa nghĩa], thuật ngữ nên là những từ, cụm từ cố định [ngữ định danh] đơn nghĩa, tức là có một nghĩa duy nhất. Thuật ngữ luôn luôn hướng tới tiêu chí đơn nghĩa, tức là một thuật ngữ không nên miêu tả cùng một lúc nhiều hơn một khái niệm. Hơn thế nữa, các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất rằng không nên có hơn một thuật ngữ cho một khái niệm khoa học. Theo tác giả Nguyễn Văn Tu: “Thuật ngữ là những cụm từ cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó,.v.v... . Đặc điểm của thuật ngữ là từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế [tuỳ từng ngành]”. [47, tr.114]

c. Tính hệ thống của thuật ngữ được thể hiện trên cơ sở: có hai yếu tố xác định một thuật ngữ, đó là trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng chỉ ra mối quan hệ của thuật ngữ với các từ ngữ khác trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ. Trường khái niệm chỉ ra mối quan hệ giữa một thuật ngữ với các thuật ngữ khác trong cùng một chuyên ngành khoa học, tức là mỗi thuật ngữ không còn là thuật ngữ nếu không thuộc về một hệ thống

thuật ngữ của một chuyên ngành nhất định vì không có chuyên ngành khoa học nào tồn tại lại chỉ với một khái niệm duy nhất.

“Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên môn nào đó. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ các thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ”. [36, tr.64]

1.2.3.2. Tính dân tộc

Mỗi dân tộc hãy tận dụng vốn từ của ngôn ngữ mình để diễn đạt các khái niệm khoa học, chẳng hạn, chúng ta phải hết sức tận dụng vốn từ quý báu và phong phú của tiếngViệt trong việc đặt và dịch thuật ngữ, tránh lạm dụng các thuật ngữ nước ngoài, bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả Lưu Vân Lăng cho rằng:

“Thuật ngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc” [28, tr.58].

1.2.3.3. Tính đại chúng

Bảo đảm tính chất ngôn ngữ dân tộc của thuật ngữ là góp phần xây dựng tính đại chúng của thuật ngữ. Khoa học kỹ thuật không thể tách rời quần chúng, tách rời người sử dụng, nhất là trong thời đại mà “nền kinh tế tri thức” đang được tiếp nhận trên phạm vi toàn cầu. Khoa học công nghệ phải thực sự xâm nhập sâu rộng vào quần chúng, muốn vậy thì thuật ngữ không thể là lớp từ cao siêu, xa lạ hoàn toàn với quần chúng, chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn, nhất là các ngành kinh tế, chính trị, tin học, viễn thông,... mà phải dễ dùng đối với đông đảo quần chúng. Có nghĩa là thuật

ngữ phải được hình thành từ ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ đọc, dễ viết.

1.2.3.4. Tính quốc tế

Bên cạnh tính dân tộc thì thuật ngữ phải có tính quốc tế. Điều này thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra lại rất logic. Bởi vì, vốn từ vựng riêng của từng ngôn ngữ mang sắc thái của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó, nhưng khoa học thì là tài sản tri thức chung cho toàn nhân loại. Các khái niệm vật lý, toán học, hoá học,... là của chung toàn cầu chứ không thể nào các khái niệm vật lý ở Việt Nam lại khác ở Nga, ở Mĩ,.... “Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ, thì phải thừa nhận rằng, tính quốc tế là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ với những bộ phận từ vựng khác. Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ” [16, tr.275]. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thuật ngữ cần thiết phải bảo đảm tính quốc tế trước hết là về mặt nội dung vì thuật ngữ biểu thị những khái niệm khoa học chung. Tuy nhiên, khi xét về tính quốc tế của thuật ngữ, người ta hay chú ý tới biểu hiện hình thức của nó. Thuật ngữ có thể được dùng chung ở một loạt các quốc gia do được cấu tạo từ một gốc từ chung của nhiều ngôn ngữ, ví dụ:

Tiếng Pháp telephon cathode antenne

Tiếng Anh telephone cathode antenne

Như vậy, tính quốc tế đòi hỏi một thuật ngữ phải có nội dung và hình thức biểu đạt gần gũi không phải chỉ với một cộng đồng ngôn ngữ mà với các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau và tính quốc tế là nét rất đặc trưng cho thuật ngữ nói riêng và từ ngữ khoa học nói chung.

Chủ Đề