Lời hay lẽ phải nghĩa là gì

Biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống

[VOH] - Bạn đã bao giờ tự hỏi tôn trọng lẽ phải là gì chưa? Tôn trọng lẽ phải chính là sự công nhận, tin tưởng và tuân theo những đạo lý, luật lệ đúng đắn của xã hội.

Tôn trọng lẽ phải nói tới việc tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, điều này có thể được thể hiện qua hành động và cả lời nói. Thế nhưng tôn trọng lẽ phải là gì và biểu hiện của điều này ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.

1. Tôn trọng lẽ phải là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm ‘Tôn trọng lẽ phải’ ta cần phải hiểu được “lẽ phải” là gì. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo đức chung của xã hội, nó thường gắn liền với công lý và pháp luật. Lẽ phải được xác định và nghiên cứu thông qua rất nhiều điều lệ và quy ước chung, là điều được số đông công nhận và nghe theo.

Tôn trọng lẽ phải là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người đều cần phải có, bởi điều này sẽ góp phần đẩy lùi những tệ nạn xã hội, giúp cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn. 

Hơn thế, tôn trọng lẽ phải còn là sự công nhận, ủng hộ luật pháp và tuân thủ theo những luật lệ, bảo vệ những điều đúng đắn và lợi ích chung xã hội. Biết tôn trọng lẽ phải là phải biết điều chỉnh suy nghĩ, những hành vi của mình theo chiều hướng tích cực, tránh xa những tệ nạn và điều sai trái.

Tôn trọng lẽ phải là phải biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo chiều hướng tích cực, tránh xa những tệ nạn và điều sai trái.

Dưới đây là những ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải: 

  • Ví dụ 1: Nếu phát hiện ai đó có hành vi gian lận trong thi cử, bạn sẽ lập tức báo lại cho giám thị hoặc những người có trách nhiệm để xử phạt và chấm dứt ngay hành vi đó.
  • Ví dụ 2: Trên xe buýt, bạn tình cờ phát hiện một ai đó đang muốn móc trộm ví tiền của một hành khách khác. Bạn sẽ nhắc nhở người bị trộm để ý kỹ hơn, hoặc là nếu hành vi trộm cắp đã được thực hiện, thì hãy hô lớn lên để mọi người cùng biết và bảo vệ cho quyền lợi của nạn nhân.

Tôn trọng lẽ phải giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp và đúng đắn hơn trong các mối quan hệ xã hội, giữa người với người. Một người biết cách tôn trọng lẽ phải sẽ hiểu được cách đối nhân xử thế sao cho hài hòa nhất, họ sẽ dễ dàng có được những mối quan hệ lành mạnh, được mọi người yêu thích và trân trọng. 

Xem thêm: Hội thú bông ngộ nghĩnh: Cùng con học cách tôn trọng sự khác biệt của cuộc sống

2. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là gì?

Việc tôn trọng lẽ phải có thể được biểu hiện một cách rất rõ ràng thông qua hành vi, lời nói và thái độ của một người trong cuộc sống hàng ngày. Một người biết tôn trọng lẽ phải sẽ luôn ủng hộ và bảo vệ cho những điều đúng đắn, đồng thời lên án mạnh mẽ cái xấu.

Biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải có thể xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như sau:

1. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong việc học tập

Trong quá trình học tập trên trường lớp, sẽ có không ít lần bạn chứng kiến những hành vi sai trái và gian lận. Đó là những người không tôn trọng lẽ phải, bởi một người tôn trọng lẽ phải sẽ biết: 

  • Nghiêm túc lắng nghe bài giảng của thầy cô giáo.
  • Nghiêm túc trong việc thi cử, không gian lận, quay cóp hoặc mở tài liệu trong các kỳ thi.
  • Biết vâng lời và thực hiện đúng yêu cầu của thầy cô.
  • Luôn giữ thái độ thân thiện với bạn bè, thầy cô.
  • Làm đầy đủ bài tập về nhà, không mượn hoặc sao chép của bạn bè.
  • Chấp hành nội quy của nhà trường, giữ đúng tác phong của học sinh khi tới trường, lớp.
  • Khuyên can và ngăn chặn những hành vi sai trái của bạn bè khi họ vi phạm nội quy hoặc có dấu hiệu gian lận.
  • Biết cách lắng nghe, phân tích đúng sai và phê phán đúng người, đúng tội tránh nghi oan cho bạn bè.

2. Biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải trong những mối quan hệ thường ngày

Sau khi rời khỏi ghế nhà trường, cái mà chúng ta phải đối mặt chính là một xã hội với nhiều khó khăn, thử thách mà đôi khi chỉ cần một chút buông thả, chúng ta liền có thể trở thành người xấu. 

Vậy nên, bên cạnh việc giữ vững sơ tâm của mình, chúng ta còn phải dũng cảm đứng lên để ngăn cản những hành vi xấu xa có thể gây hại đến lợi ích chung, hoặc là làm hại đến những người vô tội quanh ta. Và một người biết tôn trọng lẽ phải sẽ:

  • Không nghe lời xúi giục, không tùy tiện đổ oan cho người khác.
  • Không bịa đặt những điều không đúng hoặc xúc phạm người khác.
  • Phê phán, lên án những hành động sai trái, làm trái với quy định chung.
  • Khuyên can và ngăn chặn, từ chối tham gia những hoạt động, hành vi sai trái. 
  • Biết lắng nghe ý kiến từ nhiều bên, tìm hiểu và đánh giá kỹ càng trước khi định tội cho một ai đó. 
  • Luôn chấp hành đúng quy định và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
  • Dũng cảm tố cáo những kẻ sai trái, trộm cắp hoặc có hành vi xấu có thể gây nguy hiểm tới người khác.

Xem thêm: Học cách 'lắng nghe' vì bạn là người lịch sự, tử tế, biết tôn trọng người khác!

3. Hành vi trái với tôn trọng lẽ phải là gì?

Những hành vi được xem là làm trái với lẽ phải chính là việc đi ngược lại với những điều đúng đắn, làm đảo lộn các quy tắc của xã hội và không chịu tuân theo luật lệ. 
Những hành vi trái với tôn trọng lẽ phải có thể kể đến như sau:

  1. Chỉ làm những gì mà mình thích, bất chấp hậu quả và sai trái ra sao.
  2. Tránh tham gia vào những việc chung, ỷ lại và để mặc người khác làm thay phần của chính mình.
  3. Sống lợi dụng, chỉ muốn người khác làm vì mình chứ không bao giờ muốn giúp đỡ ai.
  4. Bực tức, cáu gắt khi người khác không đồng quan điểm hay phản bác ý kiến của mình.
  5. Thường xuyên bắt nạt, xúi giục làm hại hoặc cô lập một ai đó mà mình ghét.
  6. Dung túng cho kẻ xấu làm những việc sai trái, bao che, không chịu tố giác, hoặc thậm chí là tiếp tay cho họ làm việc xấu.
  7. Có những hành vi gian lận, chuộc lợi cho cá nhân và làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của tập thể.

Những hành vi và lời nói thiếu tôn trọng lẽ phải đều là những điều đáng bị lên án, đáng bị chỉ trích và xử phạt theo đúng quy định. Có như vậy mới có thể tránh được những điều tiếng xấu trong xã hội, giúp cho hình ảnh và đời sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

Xem thêm: Học để hiểu câu thành ngữ ‘Ôn cố tri tân’, triết lý về giáo dục của Khổng Tử

4. Ca dao tục ngữ về tôn trọng lẽ phải đầy ấn tượng

Những câu ca dao, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải luôn ẩn chứa những bài học đầy ý nghĩa về cuộc sống, được đúc kết từ ngàn xưa. Việc đề cao và tôn trọng lẽ phải luôn được nhấn mạnh để hướng chúng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy truyền tải thông điệp về tôn trọng lẽ phải tới những người xung quanh ta qua những câu ca dao, tục ngữ dưới đây nhé.

  1. Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
  2. Ăn ngay nói thẳng.
  3. Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép.
  4. Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.
  5. Sự thật che sự bóng.
  6. Vén mây mù mới thấy trời xanh.
  7. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
  8. Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng.
  9. Mặt trời luôn mọc ở đằng Đông.
  10. Đường đi hay tới, nói dối hay cùng.
  11. Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
  12. Vàng thật không sợ lửa.
  13. Cây ngay không sợ chết đứng.
  1. Thật thà mà vật không chết.
  2. Nói phải củ cải cũng nghe.
  3. Mất lòng trước, được lòng sau.
  4. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
  5. Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.
  6. Dù anh què quặt chân tay
    Anh làm chuyện phải em nào theo anh.
  7. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
    Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

Xem thêm: Tổng hợp 21 câu ca dao tục ngữ về khoan dung giúp bạn học cách đối nhân xử thế!

Hi vọng qua bài viết này, bạn học sẽ có được cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về tôn trọng lẽ phải là gì và ý nghĩa của việc tôn trọng những điều đúng đắn trong cuộc sống. Hãy luôn làm đúng theo lẽ phải và những gì trái tim mách bảo để trở thành một người dân có ích cho xã hội bạn nhé.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp những câu nói hay, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải


Có những câu ca dao tục ngữ nào hay về tôn trọng lẽ phải nhỉ?​


Tôn trọng lẽ phải là tôn trọng lẽ công bằng và đúng đắn. Tôn trọng lẽ phải giúp công lý luôn được thực thi và giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Chưa hết tôn trọng lẽ phải là một đức tính tốt của con người nó giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Sau đây hãy cùng vforum điểm qua những câu ca dao tục ngữ hay về tôn trong lẽ phải.

Những câu nói hay, tục ngữ hay về tôn trọng lẽ phải?

1.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn​

Câu tục ngữ muốn nói chúng ta sống thì nên tôn trọng lẽ phải, minh bạch thì nghĩa tình trước sau của những người đối với chúng ta sẽ luôn trọn vẹn. 2.

Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang​

Câu ca dao đang nói đến người biết lẽ phải, biết cách sống sẽ được mọi người yêu quý, giàu có nhưng không biết cách sống thì cũng sẽ không được lòng người.

3.

Đây là một câu thành ngữ rất nổi tiếng và quen thuộc với chúng ta, “lời hay lẽ phải” ý muốn nói chúng ta sống phải biết trước biết sau, biết người biết ta. 4.

Cây ngay ko sợ chết đứng​

Câu tục ngữ cực kỳ quen thuộc này muốn nói nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai, sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm của chính mình.

5.

Nói phải củ cải cũng phải nghe​

Câu tục ngữ nhắc đến “củ cải” một thứ củ quả rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta, câu tục ngữ mượn củ cải để nói lên đạo lý sống ở đời. 6.

Dù anh què quặc chân tay Anh làm chuyện phải em nài theo anh Dù anh sập gụ nhà vàng Anh làm điều quấy giỏ vàng cũng chê Anh ơi sự thế não nề

Khuyên anh cố giử lối về quê hương​

Bài thơ cho thấy lẽ phải đáng quý như thế nào, dù cho anh có bị sao đi chăng nữa nhưng anh là người biết lẽ phải thì em nguyện theo anh cả đời. 7.

Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời​

Ý của câu tục ngữ muốn nói khôn ngoan đến đâu cũng thua lẽ phải, sức khoẻ đến đâu cũng chịu lời nói đúng; dùng lời lẽ phân tích phải trái tốt hơn là dùng mánh khoé, vũ lực. 8.

Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.​

Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lẽ phải và biết cách xử sự cho đúng mực, hợp tình hợp lý trong cuộc sống. 9.

Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.​

Hai câu ca dao này thể hiện sự tôn trong lẽ phải, nếu bạn là người thay thẳng thì chẳng sợ gì những lời nói của người khác. 10

Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.​

Hai câu ca dao này có ý nghĩa là những người sống biết lẽ phải, biết trước biết sau, thật thà dễ gần thì được rất nhiều người yêu mến và tin tưởng. 11.

Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.​

Tu thân ở đây chính là sống là phải nhân hậu, phải đàng hoàng thì phúc đức nó sẽ tự kiếm tới bạn. “Lòng ngay nói thẳng” thể hiện sự tôn trong lẽ phải mặc kệ người khác nói xấu mình, không hổ thẹn với lòng mình là được. 12.

Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng​

Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên sống ngay thẳng và tôn trọng lẽ phải, nếu chúng ta luôn “ngay thẳng” thì chẳng sợ “mất lòng” bất cứ ai cả.

13.

Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành​

Câu tục ngữ này khuyên sống ngay thật, đứng đắn thì lòng không phải thắc mắc lo ngại gì cả. 14.

Dù cho đất đổi trời thay
Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời​

Câu này thể hiện khí chất của những người tôn trọng lẽ phải, dù cho bao nhiêu năm, dù có sao đi nữa thì lòng vẫn ngay thẳng. 15.

Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật giàu sang mới bền​

Hai câu ca dao có ý nghĩa là nếu chúng ta làm giàu bằng lừa gạt “của phi nghĩa” thì sẽ không tồn tại lâu, mặc khác nếu chúng ta sống ngay thẳng thì “giàu sang mơi bền”. 16.

Nói bên đông,động bên tây
Tuy rằng nói đó nhưng đây chạnh lòng​

Nói quá nhiều trong cuộc sống cũng không phải là hay, đôi khi buộc miệng nói nhưng làm người khác chạnh lòng. 17.

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

Hai câu thơ ý muốn nhắn nhủ chúng ta nên khéo léo khi nói , đừng để người khác mất lòng.

18.

Có đi có lại mới toại lòng nhau​

Câu tục ngữ muốn nói đến lý lẽ sống ở đời, cho đi thì phải nhận lại, người khác giúp mình thì khi người ta khó khăn mình phải giúp lại họ, đó là lẽ sống.

19.

Mặt trời luôn mọc ở đằng Đông.​

Vì sao mặt trời luôn mọc ở đằng Đông, sao lại không ở một đằng khác như Tây, Bắc, Nam chẳng hạn. Vì đó là quy luật của tự nhiên, cũng giống như quy luật của cuộc sống vậy, chúng ta phải biết lẽ phải khi sống thì mới nhận được yêu thương từ người khác.

20.

Câu nói này có ý nghĩa muốn ám chỉ những người không làm gì chỉ ở ngoài cuộc nhưng khi công việc xong xuôi thì lại tỏ ra là mình có công, là người không biết lẽ phải.

Trên đây là bài viết về những câu ca dao tục ngữ tôn trọng lẽ phải hay nhất, mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức qua bài viết này. Các bạn còn biết những câu ca dao tục ngữ hay nào về lẽ phải thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ hay về tiền, đồng tiền

  • Chủ đề ca dao châm ngôn lẽ phải thành ngữ tuc ngu
  • Video liên quan

    Chủ Đề