Liệt kê các phương pháp nhân giống cây trồng nông làm nghiệp

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

* Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.

- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

* Nhữngđiểm chú ý khi nhân giống bằng hạt.

- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt [hạt mít, hạt bưởi]; một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo [hạt xoài, hạt mận] và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm [hạt nhãn, hạt vải].

- Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối.

>>> Xem thêm: Cách nhân giống cây đinh lăng

* Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

- Gieo ươm hạt trên luống đất.

+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.

- Gieo ươm hạt trong bầu

Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.

[HBĐT] - Gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cho nảy mầm thành cây con. Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, cây con có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất. Nhược điểm là cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm cấp cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả.

Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian, cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.

Chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Cách làm như sau: cắt một khoanh vỏ dài 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới. Lưu ý chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm, thời vụ chiết khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu tháng 5 - 6. Vụ thu thì chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11.

Ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, để có được cây giống tốt, cầm làm tốt những công việc: trong sản xuất gốc ghép, giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam, quýt. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh. Trong tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép phải chọn cây mẹ ít nhất đã có 5 năm cho quả, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả ngon, đặc biệt không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 – 6 mắt ghép. Thời vụ ghép thuận lợi là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. Phương pháp ghép phổ biến là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. Khi cây có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40-60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng.

                                                                    B.M [tổng hợp]

Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 

Tóm tắt lý thuyết

  • Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ

  • Gần nguồn nước

  • Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày [ 30-40cm], thành phần cơ giới trung bình, ít chua[5-6,5]

  • Khu cây giống: Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm

  • Khu nhân giống: Gồm có: 

    • Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm

    • Khu luân canh: Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên Các phương pháp nhân giông cây ăn quả:

  • Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

  • Khi nhân giống cần chú ý:

    • Nắm được đặc tính của hạt

    • Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

  • Khó khăn: 

    • Dễ thoái hóa giống

    • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

    • Cây chậm ra hoa, quả 

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

  • Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

  • Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

  • Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

  • Khó khăn:

    • Hệ số nhân giống thấp.

    • Cây chóng cỗi.

    • Tốn công.

2. Giâm cành:

  • Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành [Đoạn rễ].

  • Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

  • Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

  • Chọn thời vụ thích hợp.

  • Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

  • Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

  • Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết [Nhà giâm].

3. Ghép:

  • Gắn một đoạn cành [Hoặc cành] hay mắt [chồi] lên gốc của cây cùng họ...

  • Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

  • Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

  • Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

    • Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

    • Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

  • Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả 

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Gieo hạt

- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.

- Hệ số nhân giống cao.

- Cây sống lâu.

- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Lâu ra hoa, quả.

2. Chiết cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Mau cho cây giống.

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây chóng cỗi.

- Tốn công.

3. Giâm cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết

[Nhà giâm].

4. Ghép

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì được nòi giống.

- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc

chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bài tập minh họa

Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm? 

Hướng dẫn giải

  • Xây dựng vườn ươm để chăm sóc khi cây còn non yếu cho đỡ thất thoát giống cây trồng do sâu bệnh, và tạo cho giống cây trồng có một sức khỏe đề kháng với môi trường thực địa. Vì nếu không ươm cây chu đáo cây sẽ còi cọc khi trồng ra dễ chết, phát triển trưởng thành rất chậm.

  • Trong vườn ươm giống ta có thể kiểm soát được những cây mạnh, cây yếu, cây lại gien, cây thoái hóa, cây đực để loại bỏ sớm và dặm sớm. Khi trồng ra vườn cây sẽ phát triển đều, đạt năng suất trên một diện tích và đỡ tốn công chăm sóc.

  • Yêu cầu ngoại cảnh làm vườn ươm phải vệ sinh từ nước tưới sạch, đất ươm phải tiệt trùng, tơi xốp, đủ dinh dưỡng không để khô hay úng. Bên trên phải làm kính nhựa để tránh mưa lớn và mưa axít làm tiêu cây giống , xung quanh vây lưới tránh côn trùng, mầm bệnh.

  • Trên mái phải cao thoáng tạo nhiều khe hở gối lên nhau cho đỡ hầm nóng, xung quanh thoáng đãng cho không khi hút vào. Khi tưới cây phải tưới hạt nước mịn cho êm đừng tưới dạng hạt lớn, dòng làm cây tung đất trật rễ, cây có thể chết khó phục hồi,

  • Thường xuyên phòng bệnh cho con giống.

Bài 2:

Em hãy so sách các ưu,nhược điểm của các phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả? 

Hướng dẫn giải

  • Phương pháp nhân giống bằng hạt 

    • Ưu điểm

      • Nhanh tạo ra cây con

      • Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

      • Nhân giống nhanh, đơn giản

      • Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

    • Nhược điểm

      • Dễ thoái hóa giống

      • Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

      • Cây chậm ra hoa, quả 

  • Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành... 

    • Ưu điểm: 

      • Cây thích nghi tốt 

      • Cây giữ được đặc tính của cây mẹ 

      • Nhanh ra hoa, quả. 

      • Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt [ đối với giâm cành] 

    • Nhược điểm 

      • Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa 

      • Cây không có rễ cọc nên yếu 

      • Không tạo được nhiều cây[ đối với phương pháp  chiết cành]

Bài 3:

Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì? 

Hướng dẫn giải

  • Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp :

  • Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,..

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống cây ăn quả, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dung vườn ươm cây ăn quả.

  • Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả 

Video liên quan

Chủ Đề