Làng nghề bắc giang có bao nhiêu hoạt động

Giai đoạn vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng được "Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến năm 2030"

Giai đoạn vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng được "Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến năm 2030"[Quyết định số 2212/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân [UBND] tỉnh Bắc Giang], và Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang]. 

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Số lượng làng nghề tính tháng 5 năm 2019 có 39 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận [trong đó có 14 làng nghề truyền thống và 25 làng nghề]. Năm 2018, tổng doanh thu từ các làng nghề đạt khoảng 506.870 triệu đồng; tổng số lao động trong làng nghề khoảng 5.811 lao động. Tùy theo từng nhóm ngành nghề có mức thu nhập khác nhau, nghề mây tre đan có mức thu nhập bình quân khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/lao động/tháng; nghề sản xuất mỳ gạo có mức thu nhập bình quân khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/lao động/tháng; nghề mộc có mức thu nhập bình quân khoảng 4,5 - 8 triệu đồng/lao động/tháng...

Hoạt động khuyến công thời gian qua đã tác động tích cực đến sự phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tác động trực tiếp đến sự phát triển về sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các làng nghề. Công tác khuyến công giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn vay vốn để đầu tư công nghệ, thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới; giảm bớt khó khăn về đào tạo và tuyển dụng lao động; nâng cao năng lực quản lý; quảng bá hình ảnh, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh..., Trong năm 2018, tỉnh Bắc Giang được Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch khuyến công quốc gia với tổng kinh phí là 800 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ máy móc, thiết bị cho 04 cơ sở CNNT; Đồng thời với nguồn kinh phí khuyến công địa phương là 3.000 triệu đồng đã hỗ trợ cho 26 đề án [thực hiện một số nội dung như đào tạo nghề; nâng cao năng lực quản lý; mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường; các hoạt động tư vấn...].

Tuy nhiên, công tác phát triển làng nghề của Bắc Giang thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển;  Năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế, thiếu sự phối hợp và còn thụ động trong xử lý những vướng mắc phát sinh; Các cơ sở sản xuất chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh còn yếu, năng lực tài chính hạn chế. Nguồn vốn thực hiện dự án còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, khi gặp suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, nguồn tín dụng bị thắt chặt sẽ gặp rất nhiều khó khăn; Lực lượng lao động trong các cơ sở sản xuất tuy nhiều nhưng trình độ lao động còn thấp, ý thức tác phong công nghiệp chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế;...

Để phát triển làng nghề, thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương đã ban hành về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; các cấp, các ngành trong tỉnh thường xuyên rà soát, đề xuất với Trung ương sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, bãi bỏ các cơ chế, chính sách làm hạn chế việc phát triển của ngành nghề; Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về vai trò, vị trí của việc phát triển làng nghề là giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhằm xoá đói, giảm nghèo, tạo sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu góp phần tạo nguồn thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế của từng địa phương; Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đầu tư cho ngành nghề, làng nghề thông qua các chương trình khuyến công, hỗ trợ dạy nghề, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xây dựng hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường, …; Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất nghiên cứu, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để tạo ra sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống nhưng đáp ứng thị hiếu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường; Quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện giải quyết mặt bằng, để di dời các cơ sở trong làng nghề có nhu cầu mở rộng sản xuất vào hoạt động trong cụm công nghiệp, tránh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, ở một số lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: sản xuất mỳ gạo, làm mộc, nấu rượu;…; Xây dựng, quảng bá hình ảnh làng nghề, du lịch làng nghề bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trên Website của các sở, ngành và địa phương, trên báo, đài, phát hành đĩa CD, tờ rơi giới thiệu...; Tích cực tham gia chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, quốc gia nhằm quảng bá giới thiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường cho sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.

Nguyễn Hương [TTCN]

Danh sách các làng nghề nổi tiếng nhất ở Bắc Giang

Đối với nước ta, làng nghề không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Giang được biết đến là cái nôi của nhiều làng nghề nổi tiếng.

1

Bún Đa Mai

Là một làng nghề xuất hiện khá sớm [vào khoảng 400 năm trước] là một trong bốnlàng nghềlàmbúncổ xưa của miền Bắc, cho đến nay bún Đa Mai đã trở thành sản vật nổi tiếng của miền Bắc nước ta. Đa Mai là một xã thuộc thành phố Bắc Giang nơi cung cấp gần 1 tấn bún mỗi ngàyra thị trường trong vùng và các vùng lân cận. Bún ở đây nổi tiếng bởi sợi bún dẻo, ăn mát, để cả ngày mà không bị chua lại được làm từ loại gạo ngon. Nhờ có nghề làm bún mà đời sống kinh tế của người dân Đa Mai ngày càng khấm khá hơn. Để duy trì nghề của mình,cứ vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, dân làng lại tổ chức hội thi bún tại đình làng.

Liên kết: Vay tiền bằng CMND

2

Bánh đa nem Thổ Hà

Đây có lẽ là một thương hiệu không còn mấy xa lạ đối với người dân cả nước.ThổHàlà một làng nhỏthuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, được biết đến như một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình và những nếp nhà cổ san sát nhau trong những con hẻm nhỏ. Đường làng ngõ xóm được thiết kế khá giống với những làng cổ nổi tiếng như Đường Lâm, Cự Đà, tuy nhiên ở đây tiềm năng du lịch lại không phát triển như những làng cổ trên, nhắc đến Thổ Hà người ta sẽ nhớ nhiều hơn đến nghề truyền thống lâu đời là làm bánh đa nem. Bánh đa nem ở đây tạo nên thương hiệu bởi những đặc trưng riêng, bánhmàu trắng vừa phải, mềm, dẻo, mở túi đựngbánhthấy còn thơm mùi gạo lại dai chứ không dễ vỡ như nhiều loại bánh đa nem khác, khi cuộn nem rán, vỏ bánh giòn tan, vàng óng rất hấp dẫn. Trong làng Thổ Hà có khoảng 200 hộ làm bánh đa nem, khi được hỏi họ cho biết hiện nay họlàm bánh không hoàn toàn vì lợi ích kinh tế mà một phần vì họ muốn lưu giữ truyền thống mà cha ông xưa đã bỏ công xây dựng suốt nhiều thập kỷ. Với vị đặc trưng riêng của mình, đến nay bánh đa nem Thổ Hà không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộngmà còn được xuất khẩu sang các nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Công đoạn phơi bánh

3

Bánh đa Kế

Bánh đa Kế là một thức quà không thể bỏ qua nếu bạn có dịp ghé thăm Bắc Giang. Giống như Thổ Hà, Kế [thuộc xã Dĩnh Kế]cũng là một ngôi làng cổ của Bắc Giang. Bánh đa ở đây mang một hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn với bánh đa ở bất kì nơi đâu. Bánh có kích thước to, màu sắc đặc trưng,đặc biệt thơm ngon bởi vị bùi, thơm giòn của lạc, vừng, khoai lang hòa quyện với thứ gạo ngon của vùng trung du miền núi. Hương vị của bánh đa Kế chính là hương vị của truyền thống, của quê hương, xứ sở Bắc Giang.

4

Hương ngát Linh Sơn

Là một làng nghề khá mới do hợp tác xãAn Sơn [thôn Tam Hiệp - An Lập] đứng ra tổ chức, đến nay hương Linh Sơn mới chỉ nổi tiếng khoảng 10 năm nhưng lại được rất nhiều người biết đến bởi mùi thơm đặc trưng của nó. Đây là nơi vốn nổi tiếng với những nguyên liệu làm hương như nhựa trám, hương bài, quế chi…chính bởi vậy vài năm 2005 một thành viên của hợp tác xã An Sơn đã quyết tâm đi học nghề về truyền thụ lại cho bà con. Với nguyên liệu là nhựa trám nguyên chất với tỉ lệ thích hợp, sản phẩmlại chỉ được phơi một nắng nên hương Linh Sơn có mùi rất thơm, khi đốt tàn hương cuộn tròn rất đẹp. Người dân trong vùng vốn quan niệm việc đốt hương là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt nên mỗi cây hương làm ra đều được họ nâng niu, trân trọng. Cho đến nay, hương Linh Sơn đã có mặt ở nhiều tỉnh lân cận như:Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

5

Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân

LàngVân thuộc làng Vân Xá,xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với một thứ men làm ngây ngất lòng người.Chẳng ai biết rượu làng Vân có mặt từ bao giờ, người ta chỉ biết đây là thứ sản vật quý từ xa xưa đãthường được vua chúa sử dụng. Được nấu từ một loại men gia truyền và thứ nếp cái hoa vàng thượng hạng, rượu làng Vân mang vị ngọt thơm, êm nồng,thưởng thức thứ rượu nàyđã trở thành một thú vui tao nhã. Từ xa xưa, rượu làng Vân đã được ví như "Văn" dùng để tiếp đãi các văn sĩ, chính sách, những người nho nhã, lịch lãm, thanh cao. Vì vậy mà không có gì lạ khi thứ rượu này đã được vuaLê Hy Tông sắc phong cho bốn chữ “Vân Hương Mỹ Tửu”vào năm Chính Hòa thứ 24.

6

Mì Chũ

Là một làng nghề nổi tiếng ởthônThủ Dương,xãNam Dương, huyệnLục Ngạn, đến nay mì Chũ đã trở thành thương hiệu của người dân nơi đây và cùng với vải thiều đưa tên tuổi của Lục Ngạn đến với những người yêu ẩm thực trêncả nước. Đây là loại mì đặc biệt bởi màu trắng tự nhiên, độ dai và thơm ngon không lẫn vào đâu được. Người dân Lục Ngạn sản xuất mì bằng phương pháp gia truyền, hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu hay hàn the, mì lại chỉ được sản xuất vào những ngày nắng để đảm bảo chất lượng, vị thơm ngon và sức khỏe người tiêu dùng. Đến nay,MìChũđã trở thànhnhãn hiệu độc quyền được Nhà nước bảo hộ do Hội mìChũ[Lục Ngạn] quản lý.

7

Mây tre đan Tăng Tiến

Tăng Tiến là một xã thuộc huyệnViệt Yên, tỉnh Bắc Giang nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của nghề đan lát suốt hơn 300 năm. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện nay lại cộng thêm sự cạnh tranh của các sản phẩm mây tre đan từ Trung Quốc, Tăng Tiến vẫn một lòng gìn giữ cái nghiệp của ông cha để lại. Ban đầu, đan lát chỉ là một nghề phụ của người dân nơi đây, khi nông nhàn, ruộng đồng tươi tốt họ tranh thủ đan vài ba cái rổ, cái thúng,... để tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình có dư thì đem ra chợ bán vào mỗi ngày chợ phiên. Cho đến nay mây tre đan đã trở thành nghề chính của người dân trong làng với khoảng70% số hộ [6.000 lao động] thành thục nghề. Các sản phẩm của làng ngày càng phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng cũng ngày một ổn định hơn. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm gia dụng, người dân Tăng Tiến còn sử dụng đôi bàn tay khéo léo thiết kế những mẫu túi xách, ví, gối,... những đồ lưu niệm có giá trị và trở thành món quà mà khách du lịch nước ngoài rất ưa chuộng.Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và các nước trên thế giới nhưNhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND

Video liên quan

Chủ Đề