Vì sao bầu bị chuột rút

Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh [Hà Nội] cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến ông xã cũng mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. 

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động thì đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều [như chơi thể thao] hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút [hay vọp bẻ]. Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về.

Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. "Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi", bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng...

Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai...

VƯƠNG LINH
Theo VNE

Bà bầu bị chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chuột rút không những khiến bà bầu mệt mỏi khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thế nhưng, có rất nhiều biện pháp giảm chuột rút hiệu quả mà bà bầu vẫn chưa hay biết. 

Chuột rút là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý về cơ, có thể gặp ở người bình thường, còn ở phụ nữ mang thai, nguy cơ chuột rút tăng lên nhiều lần. Chuột rút ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực đến các cơ ở chân gây nên hiện tượng chuột rút. Các bác sĩ đã chứng minh nguy cơ bà bầu bị chuột rút tăng lên vào ban đêm, mùa lạnh và đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kì.

Chuột rút [vọp bẻ] là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.

Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây chuột rút

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều  nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:

- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân;

- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;

- Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.

- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.

Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:

- Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.

- Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.

- Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.

- Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.

- Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.

Phòng ngừa

1- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi  bắp chân và vận động hai

chân sau mỗi giờ làm việc.

2- Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.

3-  Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

4- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.

5- Gác chân lên gối cao [mềm] khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

6- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.

Cách khắc phục tình trạng  chuột rút

- Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi [thịt,cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…].

- Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.

- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

- Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

- Khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các y – bác sĩ nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.

Theo

American pregnancy Association

Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai – Bộ Y tế]

Video liên quan

Chủ Đề