Làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử bắc kinh

Bởi TT. TS. Thích Nhật Từ, TT. TS. Thích Bửu Chánh, PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Nguyễn Công Lý

Giới thiệu về cuốn sách này

Trong thời đại ngày nay, có thể nói việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị của di tích là giúp cho con người thấy được truyền thống của cha ông, đồng thời rút ra được những bài học bổ ích cho cuộc sống hôm nay và định hướng cho cả mai sau.

Với ý nghĩa đó, trong những năm gần đây, việc bảo tồn và giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước quan tâm: Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng đã xác định “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc” là một trong những nhiệm vụ để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc[1]. Trong Báo cáo chính trị của các kì Đại hội Đảng gần đây cũng khẳng định:“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ thuật của các dân tộc; Tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử văn hóa... là góp phần vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”[2]. Điều đặc biệt quan trọng hơn cả là “Luật Di sản văn hóa” ra đời nhằm thể chế hóa các hoạt động và quản lý của nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở trung ương và địa phương.

Thừa Thiên Huế nằm giữa 2 miền đất nước, là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng, đồng thời là nơi in đậm dấu chân tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong dòng chảy lịch sử của mình, Thừa Thiên Huế được ghi nhận là nơi có có nền văn hóa phát triển và có sự giao thoa giữa các nền văn hóa lân cận, là thủ phủ của chúa Nguyễn Đàng Trong và là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn. Ngày nay, trong ấn tượng của người dân Việt Nam và nhân dân thế giới, Huế là một cố đô có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga, tráng lệ của những cung điện, đền đài, lăng tẩm... cổ xưa. Nếu ví lịch sử là một cuộc chạy tiếp sức dài thì mỗi thế hệ đi qua trên mảnh đất này đều để lại một dấu ấn không thể phai mờ. Bên cạnh những di sản kiến trúc văn hóa đồ sộ đã được UNESCO công nhận, Thừa Thiên Huế còn có một hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình vô cùng quí giá.

Mỗi địa danh, di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế luôn bên ta tồn tại, như nhắc nhở chúng ta, rọi vào chúng ta về một truyền thống Việt Nam tình nghĩa, thủy chung rất đỗi tự hào. Nếu quên đi lịch sử là tự đánh mất mình. Chính vì thế, việc giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau là một công việc cần thiết, cần phải làm thường xuyên, thông qua từ nhiều phía, nhiều hình thức hoạt động khác nhau để mọi người dân thấy và hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời sóng gió nhưng vô cùng vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu. Đặc biệt, hệ thống di tích lưu niệm Bác Hồ là phương tiện giáo dục sinh động và có sức thuyết phục nhất.

Vì vậy, để công tác bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị của mỗi di tích lưu niệm Bác Hồ trong đời sống văn hóa cộng đồng, việc xã hội hóa bảo tồn di tích là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao ý thức của người dân, giúp cho mọi người dân hiểu rõ giá trị lịch sử của di tích là vô cùng quan trọng. Trong đó việc sử dụng các di tích để làm nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống trở thành một hoạt động bổ ích, tránh cho di tích không bị ngủ yên, mà phải làm cho di tích tự nó thổi hồn vào cuộc sống của nhân dân bằng giá trị lịch sử chính nó.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền đến với người dân, trong những năm qua Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở ra một hướng hoạt động mới: Tăng cường tổ chức liên kết, kết nghĩa với nhiều đơn vị, tổ chức xã hội, nhà trường, mở rộng giao lưu, thu hút nhiều đối tượng khách tham quan thường xuyên đến và gắn bó với di tích bằng nhiều loại hình sinh hoạt bổ ích, tạo thành mối quan hệ tình cảm sâu đậm. Đồng thời, các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tổ chức liên kết - kết nghĩa ở di tích còn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người, mở ra nhiều hướng mới, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác nghiên cứu, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương.

Trong bài viết này, chúng tôi chú ý đến các phương thức giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc và địa phương bằng cách tổ chức sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề xung quanh các giá trị di tích và những vấn đề lịch sử có liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân thông qua các hoạt động cụ thể tại di tích. Đây là hướng hoạt động cần thiết, đem lại hiệu quả cao, là những nỗ lực của những người làm công tác bảo tồn di tích nhằm:

- Tôn vinh quá khứ, đề cao phẩm giá con người và đạo lý dân tộc “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, tiếp tục cống hiến và noi theo tấm gương đạo đức của Bác.

- Củng cố, đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống của mọi tầng lớp nhân dân [nhất là thế hệ trẻ]. Qua mỗi di tích, góp phần làm cho thế hệ hôm nay càng hiểu biết nhiều hơn truyền thống văn hóa - lịch sử của địa phương, về tuổi thơ của Bác Hồ đã một thời gắn bó. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tôn trọng, giữ gìn quá khứ.

- Không ngừng tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng về các giá trị tư tưởng, nhân văn, đạo đức, lối sống cách mạng trong nhân dân. Tạo điều kiện cho mỗi người dân gắn bó nhau hơn và cống hiến nhiều hơn vì lý tưởng cách mạng cao cả mà Bác Hồ đã truyền dạy.

- Gắn kết một cách chặt chẽ với các hoạt động của địa phương, nhà trường nơi có di tích. Góp phần bổ ích trong việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương, học tập tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ một cách trực quan, sinh động..., tăng thêm niềm tự hào về mảnh đất quê hương mình cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

- Thực hiện thành công hoạt động xã hội hóa bảo tồn - bảo tàng và di tích. Biến di tích trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục truyền thống có ý nghĩa ở địa phương, được nhân dân và khách tham quan đánh giá cao và ghi nhận.

- Mở ra một hướng mới trong hoạt động kinh doanh, phát triển du lịch. Đáp ứng ngày càng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà.[3]

Một thuận lợi rất lớn của hệ thống di tích lưu niệm Bác Hồ ở Thừa Thiên Huế là việc phân bố, tọa lạc trên các địa bàn dân cư đông đúc, có nhiều cơ quan, trường học... Đây là cơ sở cần thiết để tiến đến xã hội hóa di tích, gắn di tích với các hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học... nhằm phát huy tốt vai trò giáo dục ý thức và truyền thống cách mạng cho người dân. Có thể nói, mối quan hệ này trong nhiều năm qua đã từng bước được thiết lập và bắt đầu có tác dụng tích cực với nhiều hoạt động phong phú như: Hoạt động làm sạch đẹp di tích, tổ chức thăm viếng, dâng hương, dâng hoa, báo công của các địa phương, cơ quan, trường học, các tổ chức đoàn thể - xã hội; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bác, về Đảng, về lịch sử dân tộc tại các di tích... đã góp phần tạo nên một không khí khá sôi động. Nhưng nhìn chung, các hoạt động trên diễn ra chưa thường xuyên, thiếu sự chủ động và quan tâm phối hợp giữa các tổ chức, địa phương, trường học với cơ quan chuyên môn quản lý di tích. Hình thức tổ chức nhiều khi còn nặng về phong trào, chưa thật sự chú ý đến hiệu quả, chiều sâu của việc thông tin các giá trị lịch sử của di tích đến với mọi người để giáo dục truyền thống một cách thiết thực.

Chính vì vậy, để công tác tuyên truyền giáo dục thật sự đi vào chiều sâu và có tính chất thường xuyên, chú ý phát huy vai trò giáo dục ngày một cao hơn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số mô hình, qui trình tổ chức hoạt động, liên kết - kết nghĩa, sinh hoạt chuyên đề tại các di tích, nhằm thực hiện tốt phương châm “xã hội hóa hoạt động di tích” theo một chiều hướng năng động, hiệu quả đó là:

1. Củng cố và nâng cao các hoạt động thường xuyên tại di tích, tạo sự chú ý và hấp dẫn đối với người xem. Đặc biệt tập trung đầu tư công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học, như:

- Bảo tồn, tôn tạo đúng hướng, khoa học dựa trên các nguồn tư liệu và nhân chứng khách quan để đem đến giá trị đích thực mà di tích vốn đã tồn tại.

- Đảm bảo công tác phục vụ, hướng dẫn và thuyết trình cho người xem đến với di tích.

- Mở rộng các kênh thông tin tuyên truyền về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng...

- Thiết lập thêm nhiều mối quan hệ giữa địa phương với hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

2. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế thường xuyên có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn vơí nội dung kế hoạch, hành động cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của di tích

- Vận động mọi tầng lớp nhân dân có ý thức gìn giữ, chăm lo tôn tạo, làm sạch đẹp di tích, bảo đảm tốt nhất công tác an ninh chính trị tại di tích.

- Tranh thủ mọi sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân và chính quyền địa phương để di tích ngày một hoàn thiện, gắn bó theo đúng chủ trương “xã hội hóa hoạt động bảo tồn”.

- Đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, sinh hoạt văn hóa của mọi tổ chức, cá nhân diễn ra tại di tích, để di tích trở nên đúng nghĩa “là trường học, là cơ quan giáo dục và phổ biến tri thức khoa học” cho quảng đại quần chúng nhân dân.

- Chủ động phối hợp, giao lưu với các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi hoạt động của các tổ chức, trường học được diễn ra tại di tích..., nhằm thu hút lượng du khách đến với di tích ngày càng đông như: Sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, thi tìm hiểu... Đó chính là sự kết hợp chặt chẽ với các trường học, vận động nhà trường và học sinh thường xuyên tổ chức các giờ học ngoại khóa, giờ giảng lịch sử địa phương, tuyên dương, khen thưởng, kết nạp đoàn đội cho học sinh ngay tại di tích để học sinh tiện tiếp thu bài giảng một cách sinh động và nâng cao lòng tự hào của các em.

- Mở rộng các nội dung tuyên truyền, giới thiệu di tích bằng cách tổ chức xây dựng các chuyên đề phù hợp để phục vụ theo yêu cầu của nhiều đối tượng thông qua một số hình thức khác nhau: Tổ chức trao đổi các thông tin lịch sử, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đảng, giải đáp một số sự kiện lịch sử dân tộc, địa phương có liên quan đến di tích… để giúp cho mọi đối tượng hiểu biết một cách đầy đủ nhất.

3. Về phương pháp tổ chức

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cùng với các cơ quan đoàn thể, trường học nơi có di tích chủ động phối hợp tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên tại di tích, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, thu hút sự chú ý của mọi người khi đến với di tích. Muốn đạt được những mục đích đó, theo chúng tôi:

- Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương, các cơ quan tổ chức để triển khai và đứng ra chủ trì các buổi sinh hoạt, toạ đàm, thuyết trình, giao lưu... theo các chủ đề, nội dung phù hợp với mục đích của các tổ chức, đoàn thể, trường học [đặc biệt nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm] với hình thức trang trọng và thiết thực nhất.

Ví dụ:

+ Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 03/02, tại các di tích nên tổ chức mít tinh kỷ niệm, sinh hoạt toạ đàm theo nội dung ôn lại truyền thống lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu về “Đảng quang vinh - Bác Hồ vĩ đại” cho học sinh sinh viên; nói chuyện, trao đổi những thông tin mới về lịch sử Đảng và các sự kiện có liên quan đến địa phương, tổ chức mình, cũng như các vị anh hùng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, các nhân chứng lịch sử đã từng gắn bó với di tích... Qua đó nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân đến với di tích, gợi mở cho họ niềm tự hào và lòng yêu quê hương đất nước.

+ Vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, tại các di tích nên tổ chức trang trọng Lễ báo công, dâng hoa viếng Bác. Đồng thời kết hợp tổ chức tuyên truyền, nói chuyện về tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình của Bác [đặc biệt chú ý thời gian tuổi trẻ Bác Hồ cùng gia đình sống ở Huế] đã gắn bó với di tích và mảnh đất Thừa Thiên Huế, để du khách và mọi tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc hơn về gia đình và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phương pháp đón tiếp, tổ chức nên tiến hành tiết kiệm, gọn nhẹ, gây ấn tượng từ hình thức lẫn nội dung.

- Các đoàn thể, tổ chức xã hội hay nhà trường cần có kế hoạch phối hợp chu đáo để có chương trình hoạt động sôi nổi, bổ ích và thường xuyên, nhằm tuyên truyền, quảng bá các giá trị di tích đến với mọi người dân.

4. Một số nội dung cần thiết trong tổ chức truyền đạt

- Bám sát chủ đề, nội dung sinh hoạt của từng đối tượng để chuẩn bị nội dung tuyên truyền một cách phù hợp, sinh động và cuốn hút nhất:

+ Biên soạn, chuẩn bị một số nội dung chuyên đề phù hợp theo đối tượng, lứa tuổi đến với di tích, nhằm gây hứng thú và sự hiểu biết theo từng đối tượng, lứa tuổi.

+ Xây dựng một số chương trình, nội dung hoạt động hấp dẫn theo các ngày lễ lớn trong năm [3/2, 26/3, 30/4, 19/5, 27/7, 2/9, 20/10, 22/12...].

+ Tham gia xây dựng và tạo điều kiện hỗ trợ về nội dung chuyên môn trong các hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương, giúp cho các địa phương, đơn vị có điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức.

- Phối hợp với các ban, ngành, địa phương triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá một cách trực quan, sinh động và có hiệu quả.

+ Tổ chức phát động các phong trào, chiến dịch tại di tích, gắn di tích với các hoạt động phong trào, đoàn thể.

+ Liên hệ với các đồng chí lão thành cách mạng, những người trực tiếp hoạt động tại địa phương, đặc biệt là những nhân chứng có liên quan đến thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, tọa đàm nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của địa phương gắn với di tích cho nhân dân và học sinh.

+ Gắn kết các sinh hoạt đoàn thể với di tích theo các chuyên đề cụ thể: Sinh hoạt của Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...

- Liên hệ chặt chẽ với các trường học để tổ chức các hoạt động bổ ích cho học sinh:

+ Thường xuyên kết hợp với nhà trường, tổ bộ môn lịch sử để xây dựng nội dung, giáo án thu hút các em đến với giờ học lịch sử địa phương tại di tích một cách thiết thực, trực quan sinh động.

+ Phối hợp, hỗ trợ với nhà trường về công tác chuyên môn trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống văn hóa nhân các ngày lễ lớn như: Tài liệu tham khảo, câu hỏi, đáp án...

+ Xây dựng một số nội dung chương trình đối thoại, giải đáp lịch sử, tiểu sử sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh và du khách tại di tích.

+ Gắn kết các hoạt động phong trào, sinh hoạt, kết nạp Đoàn, Đội tại di tích để tăng tính thiêng liêng[4], ý nghĩa trang trọng cho các hoạt động.

5. Thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin, rút kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức hoạt động tại di tích

- Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phải theo dõi, lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức, đoàn thể xã hội và du khách trong việc quản lý, tuyên truyền và phát huy giá trị di tích.

- Không ngừng mở rộng giao lưu, đổi mới các hình thức hoạt động tuyên truyền, tạo được những dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong lòng du khách.

- Phải tổ chức định kỳ những buổi tọa đàm, trao đổi ý kiến giữa cơ quan quản lý di tích với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các nhà nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn, để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động.

6. Một số kiến nghị và đề xuất

Thừa Thiên Huế có hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh giàu về ý nghĩa lịch sử - văn hóa và nhân văn, để bảo tồn phát huy tốt giá trị các di tích [đặc biệt các di tích trọng tâm, tiêu biểu đã được xếp hạng] nhằm không ngừng tuyên truyền, giáo dục, tiến đến xã hội hóa công tác hoạt động di tích có chiều sâu, đạt hiệu quả cao, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng mô hình liên kết kết nghĩa với các tổ chức xã hội, mở rộng các loại hình, thu hút nhiều đối tượng đến với di tích được xem là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhiều mặt. Theo chúng tôi, để làm tốt và đạt hiệu quả cao, cần phải:

- Về phía Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phải:

+ Luôn đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn hệ thống di tích dựa trên các tiêu chí và những cứ liệu lịch sử mà di tích vốn đã tồn tại, tuyệt đối trung thành với những nội dung lịch sử mà di tích đã trải qua.

+ Phục dựng di tích như một dấu ấn lịch sử sinh động, gợi nhớ về một thời quá khứ mà tuổi trẻ Bác Hồ và những người thân trong gia đình đã sinh sống, học tập, lao động và hoạt động yêu nước, giữ cho di tích như còn ấm hơi người, như Bác và gia đình vẫn còn in bóng nơi đây...

+ Tạo ấn tượng sâu sắc về truyền thống văn hóa lịch sử và những đóng góp to lớn của người dân địa phương đối với di tích.

+ Chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng nghề nghiệp, chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công tác phục vụ tại các di tích, cũng như xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở địa phương rộng lớn để thuận tiện trong việc quản lý và phát huy giá trị di tích.

+ Ưu tiên một phần kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động liên kết, kết nghĩa, sinh hoạt và phát huy hiệu quả tại di tích.

- Về phía các tổ chức, đoàn thể, ban ngành và địa phương, luôn phải:

+ Tuyệt đối chấp hành tốt quy định của Nhà nước về việc bảo vệ, quản lý, sử dụng di tích lịch sử văn hóa theo Luật di sản văn hóa đã được ban hành.

+ Chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân địa phương nêu cao ý thức bảo vệ, xây dựng di tích một cách tốt nhất. Đồng thời luôn có sự phối hợp nhiều mặt với cơ quan chuyên môn quản lý di tích, tạo sự gắn kết giữa hoạt động của các tổ chức, đơn vị và chính quyền địa phương với cơ quan quản lí di tích, nhằm không ngừng xây dựng di tích trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

+ Chính quyền, các tổ chức xã hội và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên tại di tích, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân đến với di tích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trước những di sản văn hóa quí giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên đây là những suy nghĩ, trăn trở bước đầu của bản thân, là người trực tiếp làm công tác di tích, chúng tôi luôn mong muốn có sự hợp tác và trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, địa phương, trường học, các đoàn thể chính trị xã hội... để làm sao chúng ta cùng nhau bảo tồn và khai thác, phát huy tốt nhất giá trị về hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần thiết thực vào việc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến di sản tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đến với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân theo tinh thần chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng [khóa XI] về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Viết tháng 7 năm 2015

Đặng Thị Tư Hiền [Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế] - ThS. Nguyễn Đình Dũng [Đại học Phú Xuân - Huế]

[1] Nguyễn Trọng Phúc [2003], Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Lao Động, tr.432.

[2] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX [1996], Nxb Chính trị quốc gia, tr.92.

[3] Dẫn theo: Nguyễn Đình Dũng [2003] – Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử cách mạng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế”.

[4] Xem thêm: Nguyễn Đình Dũng [tài liệu đã dẫn]

Video liên quan

Chủ Đề