Làm thế nào để chăn nuôi có thể trở thành một nên sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh hiện nay

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Thành viên Hợp tác xã Rau an toàn Trường Thịnh [thị xã Phú Thọ] chăm sóc rau vụ Đông

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi bùng phát dịch COVID-19 nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tích cực đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết hàng hóa. Nhờ đó, việc sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt kết quả tốt. Năm 2021, sản xuất lúa đạt 60.300ha, sản lượng 345.400 tấn. Trong đó, vụ Xuân 36,1 nghìn ha, sản lượng 218,4 nghìn tấn; vụ Mùa 24,2 nghìn ha, sản lượng ước đạt 127 nghìn tấn; sản xuất rau các loại ước đạt 14,8 nghìn ha, sản lượng ước đạt 231,4 tấn. Nhiều diện tích rau màu, cây ăn quả trên địa bàn cũng đã được nông dân kịp thời xuống giống và đang sinh trưởng, phát triển thuận lợi với 12.400ha cây trồng các loại, trong đó có 6.850ha ngô, 5.520 rau xanh, còn lại là các loại cây trồng khác.

Riêng ngành chăn nuôi, nhờ định hướng, hỗ trợ chuyển hướng chăn nuôi đúng đắn, kịp thời nên tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, có xu hướng phục hồi với tổng đàn trâu ước đạt 56.200 con; tổng đàn bò ước đạt 105.000 con; tổng đàn lợn ước đạt 684.500 con; tổng đàn gia cầm ước đạt trên 15,7 triệu con. Trong đó, tổng sản lượng thịt hơi các loại 184.000 tấn; tổng sản lượng thủy sản đạt 41.700 tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 39,200 tấn, sản lượng khái thác tự nhiên 2.500 tấn...

Trang trại tổng hợp của ông Bùi Quang Hiệu ở xã Tiên Kiên [huyện Lâm Thao] luôn duy trì hơn 2.000 con lợn thịt để phục vụ nhu cầu thị trường

Huyện Tam Nông đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp trong sản xuất nông nghiệp để thích ứng với tình hình dịch bệnh với việc duy trì, phát triển hàng hóa của 402 trang trại, gia trại. Trong đó có 56 trang trại chăn nuôi lợn, gà; 14 trang trại thủy sản; 71 trang trại tổng hợp; 261 gia trại và nhiều mô hình kinh tế sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Ông Kiều Quốc Phong - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: Bà con nông dân trên địa bàn huyện đang nỗ lực khắc phục khó khăn để tăng gia sản xuất. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của chính quyền địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có việc đeo khẩu trang, không tụ tập thành nhóm lao động sản xuất đông người.

Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 có thể còn kéo dài và phức tạp, trong khi nông sản được thu hoạch theo mùa vụ nên rất cần sự chủ động của nông dân, doanh nghiệp trong điều chỉnh sản xuất, nỗ lực đa dạng kênh tiêu thụ đến sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, nhất là từ chính quyền địa phương.

Thực hiện Kế hoạch đảm bảo sản xuất, tiêu thụ nông sản “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng phương án sản xuất, tiêu thụ nông sản theo từng cấp độ dịch.

Hàng hóa nông sản luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng [ảnh chụp tại Chợ nông Trang, thành phố Việt Trì ngày 3/11/2021]

Trong đó, đối với trường hợp thực hiện cấp độ dịch nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình thì đẩy mạnh phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh địa phương theo chuỗi liên kết gắn với thị trường chế biến, tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng.

Với trường hợp thực hiện cấp độ dịch nguy cơ cao và nguy cơ rất cao thì các địa phương cần khoanh vùng sản xuất, có các biện pháp sản xuất an toàn dịch bệnh như: Sử dụng bảo hộ lao động, phun khử khuẩn cho các phương tiện vận chuyển nông sản…; đối với cây trồng, vật nuôi đến lứa thu hoạch thì tiến hành thu hoạch sớm theo hướng “cuốn chiếu” từng khu vực để hạn chế tập trung đông người. Trong trường hợp có thể duy trì được thì kéo dài thời gian thu hoạch để tiện cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương lân cận kịp thời triển khai các biện pháp, kế hoạch để vừa đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong tỉnh; tăng cường kết nối, đa dạng các kênh tiêu thụ ngoài tỉnh không để tắc nghẽn, ùn ứ nông sản. Thiết lập và duy trì các kênh phân phối, giao dịch mua bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử hỗ trợ các đơn vị vận chuyển, tiêu thụ nông sản...

Sàn thương mại điện tử của ViettelPost tại địa chỉ voso.vn là địa chỉ tin cậy cho người nông dân bán sản phẩm nông sản

“Cùng với đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người nông dân duy trì sản xuất, gieo trồng đúng khung thời vụ, đảm bảo lương thực tự cấp trong điều kiện dịch bệnh lâu dài; khuyến cáo rải vụ thu hoạch để phục vụ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, cấp độ dịch, chỉ đạo sản xuất đảm bảo công tác phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân kịp thời. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác dự tính dự báo, chủ động trong phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác, kịp thời, hiệu quả” - ông Từ Anh Sơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

Nguyễn Liên

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm 

 Trong hơn 7 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh ta diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi [DTLCP] và Viêm da nổi cục trên trâu bò [VDNC].

 Dự báo trong thời gian tới, bệnh DTLCP tiếp tục có nguy cơ phát sinh và lây lan, đặc biệt là các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao; bệnh VDNC trên trâu bò có nguy cơ phát sinh ở trâu bò chưa được tiêm phòng hoặc bê nghé mới sinh, đặc biệt tại các xã có tỷ lệ tiêm phòng thấp, chưa đạt miễn dịch bảo hộ theo khuyến cáo của cơ quan thú y; bệnh Cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh rất lớn do một số tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đã có dịch; lưu lượng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm đi qua địa bàn tỉnh lớn; kết quả giám sát chủ động hàng năm cho thấy trên địa bàn tỉnh có lưu hành vi rút cúm gia cầm A/H5N6. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh đang xảy ra dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N8, đây là chủng vi rút có khả năng lây sang người.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo sức khỏe con người và động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn một số biện pháp phòng bệnh trên từng đối tượng vật nuôi, như sau:

1. Đối với trâu bò

- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu bò chưa được tiêm hoặc bê nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu cho trâu bò 2 lần/năm hoặc cho trâu bò mới mua về.

- Mua trâu bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14-28 ngày rồi mới cho nhập đàn.

- Định kỳ quyét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; tổ chức phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2tuần đối với vùng chưa có dịch và 1-2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

2. Đối với lợn

- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14-21 ngày.

- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... Cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin như Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh, Tam liên...định kỳ cho đàn lợn.

- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và con người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7-21 ngày trước khi đưa lợn mới đến.

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh DTLCP thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32-350C, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.

- Thực hiện chủng/tiêm phòng một số bệnh bằng vắc xin như bệnh Newcastle; Gumboro; Cúm gia cầm; Dịch tả vịt, Bại huyết…

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.

- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để được hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

                                                                                      Hồng Kỳ

                                                                   Chi cục Chăn nuôi – Thú y

Video liên quan

Chủ Đề