Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là gì

1. Bạn chắc chắn 100% về vị trí bạn đang tuyển dụng chứ?

Bạn biết đấy, tuyển dụng cũng như làm bài kiểm tra, nếu không học bài, chuẩn bị tốt mọi kiến thức thì kết quả sẽ rất tồi tệ. Tuyển dụng cần có kế hoạch chi tiết và rõ ràng, đó là điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng không nên xem nhẹ. Bởi nếu chỉ tuyển dụng qua loa, bạn cũng chỉ mang về cho doanh nghiệp những ứng viên đại khái. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc nhở bạn đó chính là sự am hiểu về vị trí, công việc mà bạn đang có nhu cầu tuyển dụng.

Trước khi bạn chuẩn bị xây dựng một bản thông tin đăng tuyển nhân sự, bạn cần chắc chắn những thông tin liên quan đến vị trí đó. Hãy tìm hiểu thật chi tiết về nhu cầu nhân sự cho vị trí này, sau đó là tìm hiểu về bản chất, những nhiệm vụ, những yêu cầu [trình độ, kỹ năng, phẩm chất,...],... Cuối cùng, hãy tổng hợp chúng lại thành một danh sách đầy đủ cho một bản kế hoạch tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng nên gửi danh sách này đến các nhân tố liên quan đến quá trình tuyển dụng, điều này nhằm mục đích thống nhất được các yếu tố liên quan đến vị trí tuyển dụng, trên cơ sở đó, bản thân bạn và những người liên quan đến công tác tuyển dụng sẽ biết cách thế nào để phối hợp ăn ý, để đồng hành một cách có hiệu quả trong buổi phỏng vấn ứng viên.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hãy xây dựng thật kỹ hệ thống các câu hỏi phỏng vấn

Điều quan trọng không kém trong kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng đó chính là xây dựng hệ thống những câu hỏi bạn nên hỏi ứng viên. Tất nhiên, không có câu hỏi phỏng vấn thì một buổi phỏng vấn sẽ không còn là nó. Trên cơ sở bản danh sách bạn đã thống kê về các thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng, hãy triển khai nó thành một hệ thống các câu hỏi giúp bạn phỏng vấn các ứng viên. Nhìn chung, hệ thống đó có thể quy chuẩn thành những phần nhỏ như sau:

- Các câu hỏi chung: bộ câu hỏi này thường được sử dụng đầu tiên trong buổi phỏng vấn, nhằm giúp cho nhà tuyển dụng khai thác được các thông tin cá nhân từ ứng viên của mình. Mặt khác, nó cũng có thể giúp bạn biết được lý do tại sao ứng viên lại chọn bạn, cũng như chọn vị trí công việc bạn đang tuyển dụng. Chẳng hạn như:

+ Bạn từng làm công việc cũ trong khoảng thời gian bao lâu?

+ Bạn có được giao nhiệm vụ gì đối với vị trí này?

+ Tại sao bạn chọn công việc....?

+ Tại sao bạn có ý định gia nhập công ty của chúng tôi?

+ Bạn biết gì về chúng tôi?

+ Sở trường của bạn là gì?

Bạn có thể tham khảo những câu hỏi trên, tuy nhiên, đừng quá lạm dụng những câu hỏi quá chi tiết về bản thân của ứng viên, chẳng hạn như về gia đình, cân nặng, chiều cao,... Nó có thể khiến ứng viên bối rối và trông bạn cũng mất lịch sự hơn vị xâm phạm hơi nhiều về quyền riêng tư của họ đấy.

- Câu hỏi hành vi: đây cũng là bộ câu hỏi luôn được các nhà tuyển dụng mong chờ nhất, bởi họ biết rằng cách mà các ứng viên đối diện, giải quyết các vấn đề, tình huống sẽ làm nổi bật lên phẩm chất cũng như trình độ năng lực của họ. Chẳng hạn:

+ Hãy kể lại một câu chuyện bạn đã sử dụng sự sáng tạo của mình ở công việc trước đây?

+ Hãy kể về một vấn đề xấu đã xảy ra trong công việc và bạn đã vượt qua nó thế nào?

+ Hãy nói về các dự án mà bạn đã thực hiện trong quá khứ?

Nhìn chung, câu hỏi hành vi sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác được những thông tin liên quan đến năng lực của ứng viên nhiều hơn, từ đó có thể đánh giá và xem xét xem những gì họ đã thực hiện có phù hợp với yêu cầu của vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không. Đồng thời, khi đặt các ứng viên vào một câu chuyện cụ thể, bạn cũng dễ quan sát được những biểu hiện, lời nói, cách giao tiếp của ứng viên, phát hiện được độ trung thực của ứng viên,... Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá chú trọng về kết quả của ứng viên sau những bài kiểm tra thông qua các câu hỏi hành vi, bởi một số ứng viên thực sự tiềm năng cũng không phải tất cả đều hiểu rõ về bản thân mình.

- Câu hỏi tình huống: đưa ra một tính huống giả định, là một phương pháp tốt nhất để nhà tuyển dụng có thể thấy được khả năng tiềm ẩn của các ứng viên. Chẳng hạn:

+ Bạn sẽ làm gì khi khách hàng trả lại sản phẩm mà bạn đã bán?

+ Bạn đang có mâu thuẫn cá nhân với một đồng nghiệp, tuy nhiên lại có nhiệm vụ làm cùng nhóm với họ, bạn sẽ phản ứng ra sao?

- Câu hỏi gây áp lực: đây là một dạng câu hỏi dễ gây ức chế đối với các ứng viên. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của nó cũng là để nhà tuyển dụng quan sát xem cách mà họ phản ứng với những câu hỏi làm họ bực mình như thế nào. Chẳng hạn:

+ Tại sao bạn bị công ty cũ đuổi việc?

+ Thật sự bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu của công việc này? Hãy nói một lý do để chúng tôi chọn bạn?

Đôi khi, các câu hỏi gây cho ứng viên sự bực tức, khó chịu nhưng nó cũng là một công cụ hữu dụng để giúp nhà tuyển dụng sàng lọc được các nhóm ứng viên, cuối cùng là tìm ra các ứng viên xuất sắc nhất ở mọi tình huống để phục vụ cho công việc mà bạn đang tuyển dụng.

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Yếu tố gì tạo nên một buổi phỏng vấn đúng nghĩa?

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng cũng cần một yếu tố nữa, đó là nhà tuyển dụng phải nắm rõ những quy trình cụ thể, những yếu tố nào để tạo nên một cuộc phỏng vấn đúng nghĩa. Quy trình đó sẽ được tiến hành thực hiện lần lượt như sau:

3.1. Giới thiệu và chào hỏi

Đừng gây sốc với ứng viên bằng cách hỏi họ dồn dập khi họ mới bắt đầu cuộc phỏng vấn. Hãy bỏ ra một chút thời gian đầu của cuộc phỏng vấn để giới thiệu và chào hỏi qua lại lẫn nhau. Điều này giúp giải tỏa được tâm lý của các ứng viên, giúp cho ứng viên đỡ run sợ và thoải mái hơn. Bạn có thể hỏi về các thông tin cá nhân của họ, giới thiệu bản thân của mình và chức vụ, vai trò của bạn trong cuộc phỏng vấn này.

Mẫu CV

3.2. Tiền hành đặt câu hỏi

Như các thông tin đã gợi ý ở phần 2, bạn có thể áp dụng theo đúng tiến trình để đặt câu hỏi phỏng vấn ứng viên của mình. Nên sử dụng các hệ thống câu hỏi chung trước, sau đó lần lượt đến các câu hỏi khác, tùy thuộc vào yêu cầu vị trí bạn đang tuyển dụng và tình trạng của ứng viên mà bạn có thể linh hoạt đặt các câu hỏi sao cho phù hợp.

3.3. Kết luận

Hãy hỏi ứng viên xem họ có câu hỏi gì để đặt ra đối với doanh nghiệp hay không? Tạo một không khí để họ có thể thoải mái và tự do có những thắc mắc liên quan đến vị trí công việc và các chính sách, quy chế của các doanh nghiệp. Cuối cùng, hãy cho ứng viên của mình biết rằng lúc nào họ có thể nhận được kết quả của buổi phỏng vấn này, không quên gửi lời cảm ơn họ vì đã đến phỏng vấn nhé!

3.4. Bổ sung bài Test nếu cần thiết

Bài Test nhằm kiểm tra một cách gián tiếp năng lực và trình độ của ứng viên cũng là một phương pháp hay cho các nhà tuyển dụng. Có những vị trí công việc mà ngoài phỏng vấn trực tiếp ra, bạn còn phải chuẩn bị những bài Test kết hợp, chẳng hạn như các vị trí: biên tập viên, phiên dịch, thiết kế web,...

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

Xem thêm : Học ngôn ngữ Anh ra làm gì Cơ hội để hội nhập quốc tế rộng mở

4. Thực hiện quy trình đánh giá năng lực ứng viên

Trên thực tế, không phải buổi phỏng vấn nào cũng phản ánh được mức độ chính xác về kết quả. Bởi xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, đó có thể là thiện cảm cá nhân, là phạm vi tuyển dụng,... mà đôi khi ứng viên bạn chọn cuối cùng chỉ là ứng cử viên sáng nhất trong danh sách các ứng viên đến phỏng vấn, nhưng không có nghĩa họ đã thực sự tiềm năng và phù hợp nhất với vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Chính vì vậy, một quy trình đánh giá năng lực ứng viên cần thiết phải được nhà tuyển dụng xây dựng, bởi nó sẽ khiến sự lựa chọn của bạn không bị bó hẹp và giới hạn, mang lại kết quả khách quan hơn, chính xác hơn.

Quy trình đánh giá năng lực ứng viên phải xây dựng theo hệ thống, bao gồm đầy đủ những yếu tố mà ứng viên đã thể hiện, những yếu tố mà bạn cần có cho vị trí đang tuyển, đối chiếu linh hoạt chúng với nhau để cho ra kết quả cuối cùng chính xác nhất. Rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên trải qua 1 tháng hay 2 tháng thử việc để có thể đánh giá chính xác nhất về năng lực của ứng viên. Khi bạn tìm việc kế toán bán hàng, tìm việc kế toán dự án... chắc chắn đều biết yêu cầu về thời gian thử việc.

Xem thêm : Giảng viên là gì? Làm sao để trở thành giảng viên?

5. Những mẹo để cuộc phỏng vấn không trở nên nhàm chán

Tham khảo những mẹo nhỏ sau đây để cuộc phỏng vấn của bạn thành công nhất có thể:

+ Hãy nghiên cứu thật kỹ CV xin việc của ứng viên trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu.

+ Không nên tỏ ra thái độ lạnh lùng với ứng viên. Hãy thân thiện và thể hiện sự nhiệt tình.

+ Chuẩn bị các công cụ để ghi chép những việc bạn cảm nhận là mấu chốt trong cuộc phỏng vấn.

+ Đừng nói quá nhiều, hãy biết đâu là điểm dừng để lắng nghe mong muốn của ứng viên.

Tóm lại, mọi doanh nghiệp cần có một bộ phận nhân sự am hiểu thành thạo các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng thì mới có thể thành công chiêu mộ được các nhân tài về phục vụ và cống hiến cho mình. Kỹ năng này cũng như kinh nghiệm vậy, nó cần được trải qua nhiều lần luyện tập, thực hành, trải nghiệm và rút ra được những bài học quý giá cho những lần sau. Nắm vững và nghiêm túc trong hành trình xây dựng bản thảo cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa nhân sự đa sắc màu cho các doanh nghiệp. Timviec365.net chúc bạn đọc sở hữu được những nhân tố hữu dụng nhất trong tương lai không xa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề