Không gian kiến trúc là gì

Kỹ thuật côngnghệ tiên tiến vì sự tiến bộ của điều kiện vật chất, vì hiệu quả kinh tế xã hội điều kiện cho sự giao lưu và hoà nhập văn minh trong khu vực và trên toàn thế giới [xem chương 3].

Văn hoá- nghệ thuật vìcái đẹp cho riêng từng công trình và toàn tổng thể, vì mộitrường sống nhân văn vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc địa phương, bản sắc dân tộc

Pháp lý vì hiệu quả kinh tế xã hội, vì kế hoạch phát triển kinh tế nhịp nhàng và ổn định, bảo đảm yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng có hiệu quả cao theo đúng định hướng [xem chương 1]

4.1. CƠ SỞ CÔNG NĂNG

Công năng kiến trúc trước tiên đòi hỏi sự thích dụng cho hoạt động của con người. Hoạt động của con người lại vô cùng phong phú và đa dạng [ăn, ở, giải trí, sản xuất, hưởng thụv.v..]. Một không gian kiến trúc được tạo ra phải thích ứng tiện dụng cho các hoạt động dự kiến sẽ xảy ra trong nội thất cũng như ngoại thất công trình. Yêu cầu thích dụng chỉ đáp ứng tốt khi kiến trúc sư có kiến thức đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến không gian kiến trúc. Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến các yếu tố đó.

4.1.1. Khái niệm về không gian kiến trúc

Con người sống giữa lòng thiên nhiên trong không gian rộng lớn được gọi là môi trường sống [môi sinh] nhưng chỉ những không gian được tạo lập có bàn tay can thiệp của con người, do sự sáng tạo của kiến trúc sư mới gọi là không gian kiến trúc. Với một công trình hay quần thể công trình, không gian kiến trúc có thể là những không gian kín, nửa kín [nội thất] hay thoáng hở [ngoại thất], [hình 1.4.3,1.4.4] gồm có không gian cận cảnh [ngoại thất sát kề công trình], [hình 1.4.4, 1.4.5] không gian viễn cảnh [ngoại thất ngoài tầm ảnh hưởng của công năng nhưng có đóng góp cho cảnh quan khu vực]. Không gian kiến trúc vì thế phải có yêu cầu chức năng, có tính mục đích [vì một công năng cu thể liên quan đến một hoặc nhiều hoạt động của con người].

Các không gian nội thất kín thường được tạo nên nhờ kẹt cấu bao che [tường, cửa, sàn, mái] ở cả sáu mặt giới hạn, tạo nên hình khối kiến trúc, các không gian nội thất hở [nửa kín] thường có một vài mặt che được giải phóng hay che chắn không gian không hoàn toàn như các hiên, lôgia, sân trời có giàn hoa, các mái che, quán nghỉ lộng gió..,. Các không gian hở thường là các sân thoáng nội tâm [sân trong], những khoảng trống giữa các công trình, những không gian ước lệ, ảo hay ẩn dụ được giới hạn bởi chủ thểkiến trúc hay một biểu tượng [quanh một đài kỷ niệm, một hòn đá thiêng, một cột mốcmột vũng nước, một mảng tường có ý nghĩa]. Gọi là không gian hở nhưng không phải là vô hạn. Giới hạn của nó thường là tầm ảnh hưởng của công năng, do sức biểu hiện nghệthuật của kiến trúc quyết định, phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn và trường mắt [tiu trường] của người quan sát nó, người sử dụng nó [hình 1.4.1, 1.4.2]. Trong kiến trúc không gian thường đi liền với hình khối, vì thế kiến trúc được gọi là nghệ thuật tổ chức 1 Không gian hình khối, tổ chức môi trường sống cho con người. Trong kiến trúc quy 1 hoạch mọi không gian sống đều gọi chung ;ỉặ hình khối: khối lấp đầy là nhà cửa công trình và khối bị khoét rỗng làđường phố, quảng trường v.v; Không gian kiến 1 trúc nội thất được phân loại thành:

Không gian chính: phục vụ các yêu cầu chính của công năng như các phòng ở [ngủ, sinh hoạt chung] trong nhà ở, các phòng làm việc [văn phòng, phòng khán giả, lớp học, giảng đường, V.V. ..] trong nhà công cộng, các gian xưởng trong nhà máy.

Không gian phụ: là các không giàn phục Cho các không gian chính, là các bộ phận sử dụng hỗtrợ các công năng chính[bếp và khu vệ sinh trong nhàở, các phòng kho, hoá trang trong sân khấu nhàhát, cácphòng chuẩn bị, kho. giáo cụ trực quan cạnh lớp học và giảng đườngcác khối vệ sinh công cộng v.v.. trongnhà công cộng.

Không gian giao thông: như tiền sảnh, cầu thang, hành lang v.v..

Việa lựa chọn kích thước thích hợp chọ từngloạikhông gian kiến trúc phải căn cứ trên kích thước con người và kích thước trang bị phục vụ họạt động công năng cùng dây chuyền sử dụng [quá trình sống] diễn ra trong không gianđó.

Sự bố trí thiết bị và đường đi khi nấu ăn trong bếp 1:1 11 bếp ga hoặc bếp điện; 2- tủ đồ dùng nhà bếp; 3- chậu rửa

4- bàn làm bếp; 5- tủ lạnh; 6-ghế đẩu

Hình 1.4.6. Hoạt động con người và không gian kiến trúc.

Video liên quan

Chủ Đề