Không bệnh mà uống thuốc có sao không

Tại sao phải uống thuốc đúng giờ?

Khi gặp những tai biến do dùng thuốc, nhiều người hay có thói quen đổ lỗi do thuốc kém chất lượng hoặc dùng sai thuốc, ít ai nghĩ đến chuyện đã uống thuốc không đúng giờ giấc. Ngay cả khi có chỉ định của bác sĩ hoặc được dược sĩ chỉ dẫn cách uống thì nhiều người cũng không mấy bận tâm đến việc phải uống thuốc theo giờ. Chính từ đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị và tạo điều kiện cho các tai biến do thuốc gia tăng.

Một thuốc khi đưa vào cơ thể, hiệu lực của nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do tính dung nạp của cơ thể đối với thuốc và sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể, đưa đến tác dụng. Tính dung nạp thuốc được hiểu là sức chịu đựng của cơ thể đối với thuốc. Nếu cơ thể dung nạp tốt thì thuốc phát huy hết tác dụng điều trị. Nếu cơ thể không dung nạp thuốc tốt thì tác dụng của thuốc sẽ kém và các tác dụng không mong muốn sẽ nhiều hơn, thậm chí có thể gây độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tính dung nạp thuốc của cơ thể cũng biến đổi theo chu kỳ tương ứng với chu kỳ sinh học trong cơ thể. Vì vậy, tương ứng với mỗi chu kỳ sinh học, mỗi loại thuốc nên được uống theo một thời điểm phù hợp để phát huy hiệu quả tốt nhất. Dùng thuốc đúng lúc tác dụng sẽ tốt nhất. Trái lại, dùng không đúng thì không những không làm khỏi bệnh mà có khi có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể.

Hướng dẫn thời điểm dùng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi.           Ảnh: TM

Về sự chuyển hóa thuốc, qua nghiên cứu người ta nhận thấy sự chuyển hóa thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau mà có sự thay đổi theo chu kỳ hàng ngày. lý do là sự chuyển hóa thuốc tùy thuộc vào hoạt động của các enzym, gọi là enzym chuyển hóa thuốc. Bản thân các enzym hoạt động theo chu kỳ và cả hệ nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến điều hòa các enzym cũng hoạt động theo chu kỳ. Nhiều thuốc nếu được cơ thể chuyển hóa nhanh, tác dụng sẽ mạnh nhưng ngắn. Còn chuyển hóa quá chậm, tác dụng sẽ yếu và kéo dài. Không kể có trường hợp thuốc chuyển hóa chậm có thể tích luỹ lại trong cơ thể gây ngộ độc.

Như vậy, rõ ràng là tác dụng của thuốc còn tùy thuộc vào yếu tố thời gian đưa thuốc vào cơ thể. Do khí huyết trong cơ thể vận động theo một quy luật nhất định nên uống thuốc đúng lúc mới phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, sự tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc đôi lúc giữa thuốc và thức ăn cũng có thể nâng cao hoặc làm giảm tác dụng của thuốc, gây nên những hậu quả có khi rất nghiêm trọng. Dùng thuốc đúng lúc thì tác dụng sẽ tốt nhất. Dùng thuốc không đúng lúc không những không làm khỏi bệnh mà có khi có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể.

Uống thuốc đúng lúc mới hiệu quả

Dưới đây là một số lưu ý [có tính khái quát] về thời điểm uống thuốc nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Các thuốc uống trước khi ăn

Thuốc chữa chứng acid trào ngược và ợ nóng: Thông thường các thuốc này sẽ tạo lớp màng phủ lên niêm mạc dạ dày. Để các loại thuốc này phát huy tối đa hiệu quả và giúp dạ dày dễ chịu, nên uống trước khi ăn 20-30 phút.

Loại thuốc cầm tiêu chảy: Uống trước bữa ăn sẽ giúp rút ngắn thời gian thuốc đi vào ruột và duy trì nồng độ cao của thuốc trong cơ thể.

Thuốc chống loãng xương: Phần lớn các thuốc này được bác sĩ khuyến khích uống vào buổi sáng, trước khi ăn.

Thuốc paracetamol, thuốc trợ tim digoxin: Nên uống trước khi ăn bởi nếu uống sau, chất xơ trong thức ăn sẽ hạn chế khả năng hấp thụ những loại thuốc này.

Các thuốc uống sau bữa ăn

Đó là các loại thuốc có tính chất gây kích ứng đường tiêu hóa như aspirin, thuốc chống viêm, giảm đau, sắt... Sau khi bị thức ăn pha loãng ra, sự kích thích của những loại thuốc này với niêm mạc dạ dày sẽ giảm bớt.

Thuốc hỗ trợ tiêu hóa như pepsin, amylase... khi được hòa trộn vào thức ăn sẽ phát huy hiệu quả điều trị lớn nhất.

Uống sau bữa ăn tối

Có rất nhiều loại thuốc cần phải được uống 2 lần/ngày. Liều thứ nhất có thể uống thời điểm bất kỳ vào bữa sáng hoặc trưa. Liều thứ hai sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi uống sau bữa ăn tối. Đặc biệt như loại thuốc hạ cholesterol cần uống sau bữa ăn tối vì gan sản xuất phần lớn các cholesterol trong khi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, nếu dùng thuốc điều chỉnh cholesterol sau khi ăn tối sẽ giúp gan điều tiết và duy trì nồng độ cholesterol phù hợp trong máu.

Các lưu ý khác về thời điểm dùng thuốc

Thuốc hạ huyết áp: Nên uống vào sáng sớm vì đây là lúc huyết áp có trị số thấp nhất trong ngày. Thời điểm này chỉ nên dùng một lượng nhỏ thuốc hạ áp để tránh tình trạng tụt nhanh huyết áp. Sau bữa cơm tối [trước và sau 19 giờ], huyết áp có trị số cao nhất trong ngày. Đây là thời điểm cần uống thuốc hạ huyết áp nhất.

Thuốc chống hen: Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ vì từ 0 giờ đến 2 giờ là khoảng thời gian người bệnh hen dễ mẫn cảm nhất với những phản ứng của acetyl choline và histamin, dẫn tới co thắt phế quản. Việc uống thuốc chống hen trước khi đi ngủ sẽ giúp đề phòng và giảm nhẹ cơn hen xảy ra.

Thuốc giảm đau: Uống lúc 11-12 giờ là tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể nhạy với cảm giác đau nhất trong ngày.

Thuốc kháng histamin: Uống vào buổi sáng. Thực nghiệm đã chứng minh rằng cùng một lượng thuốc, nếu uống lúc 7 giờ thì kết quả điều trị sẽ kéo dài trong 15-17 giờ, nếu uống lúc 19 giờ thì hiệu quả điều trị chỉ duy trì được 6-8 giờ.

Thuốc nội tiết tố cũng nên uống một lần vào buổi sáng, tốt nhất là lúc 6-8 giờ. Đối với những người cần uống nội tiết tố dài ngày, dùng thuốc một lần lúc sáng sớm sẽ khiến tác dụng phụ [nếu có] nhẹ đi rất nhiều so với uống 2-3 lần trong ngày.


Thuốc dùng để điều trị bệnh, tất nhiên chỉ nên sử dụng khi có bệnh, dưới sự chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, nó luôn là con dao hai lưỡi. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên sử dụng, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với cả bệnh Covid-19 cũng vậy, khi  không có triệu chứng các bác sĩ khuyến cáo không cần sử dụng thuốc.

Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, số bệnh nhân mắc Covid 19 không triệu chứng và nhẹ chiếm khoảng 80% tổng số ca mắc. Với những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, các bác sĩ khuyến cáo không cần phải dùng thuốc điều trị, tuy nhiên họ cần phải tuân thủ chặt chẽ qui định tự cách ly ở khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với người xung quanh, sát khuẩn hàng ngày và đảm bảo kết nối thường xuyên với nhân viên y tế để được theo dõi hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, và chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc thiết yếu.

Dưới đây là một số loại thuốc thiết yếu mà F0 không triệu chứng tự theo dõi tại nhà cần chuẩn bị sẵn:

Đầu tiên là thuốc hạ sốt. Loại thuốc phổ biến là paracetamol, có nhiều chế phẩm khác nhau và tiện dụng. Đây là loại thuốc không thể thiếu ngay cả khi không phải là F0, trong tủ thuốc gia đình cũng cần phải dự phòng.

Trong trường hợp bị sốt cần dùng đến, bạn cần lưu ý đến liều lượng sử dụng cho phép, và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, liều lượng uống paracetamol được tính theo số cân nặng của mỗi người. 10-15g/kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg sẽ uống được 1 viên 500mg. Và uống mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, một ngày uống tối đa 5 lần. Nếu uống quá liều, thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, dẫn đến suy gan, ngộ độc, điều trị rất khó khăn và có nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, trong nhà luôn cần có nước súc họng bằng dung dịch pha sẵn, hoặc nước muối sinh lý. Bạn cần kiên trì súc họng khoảng 3-5 lần mỗi ngày.

Một loại thuốc nữa mà F0 cần phải chuẩn bị sẵn sàng đó là thuốc kháng viêm và chống đông. Riêng với loại thuốc này cần được sự chỉ dẫn sử dụng kỹ càng từ bác sĩ. Thuốc kháng viêm và chống đông chỉ dùng khi có biểu hiệu suy hô hấp.

Tức là khi nhịp thở của bạn trên 25 lần trên phút, là bạn đang có nguy cơ khó thở, tức ngực, khó nói. Đó là những triệu chứng của suy hô hấp.

Nếu có thể bạn nên trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo nồng độ oxy chính xác. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu ta chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp. Để sử dụng máy này, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và không nên sơn móng tay, vì nếu cặp sai, hay sơn móng thì tín hiệu không đúng, cho kết quả SpO2 bị hạ dù không thiếu oxy.

Khi đo được có biểu hiện suy hô hấp, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng thuốc chống viêm, chống đông, đồng thời kết nối ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời. Lưu ý là loại thuốc này chỉ giúp bạn cầm cự trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến trợ giúp.

Các thuốc chống viêm thường dùng là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolone, dexamethasone,… Khi cần bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc chống đông có 3 loại với hàm lượng khác nhau, trong thuốc đã ghi rất rõ hàm lượng bao nhiêu. Ví dụ rivaroxaban, apixaban, dabigatran. Để tìm hiểu rõ thông tin về thuốc, ngoài việc hỏi rõ bác sĩ, bạn  có thể tìm kiếm thêm mạng internet, có thể đọc được tên và hàm lượng, liều dùng. Thông thường thì trong các gói thuốc cũng đã ghi rất rõ hàm lượng, liều lượng, cách dùng như thế nào, chỉ cần ta tuân thủ đúng theo hướng dẫn là có thể đảm bảo an toàn trong dùng thuốc.

Video liên quan

Chủ Đề