Khoảng cách giữa các thế hệ là gì

Từ "thế hệ" thường dùng để chỉ sự đo lường thời gian một khoảng 30 năm, khoảng thời gian một người cần có để đạt được sự chín chắn, ở tuổi mà như luật thông thường, đứa con đầu sanh ra. Khoảng cách biệt lớn gĩữa một hay nhiều thế hệ thường được nói đến là 'biệt thế hệ'.

Có thể cho rằng người từ những thế hệ khác nhau nên có sự khác biệt về đường lối suy nghĩ, thái độ, cách sống và giá trị, cho nên không đồng ý với nhau về hầu hết mọi vấn đề. Do sự khác biệt về tu?i tác, nhóm người già giữ quan điểm ngược lại đường lối của thế hệ trẻ. Những sự dị biệt trong quan điểm phát xuất và dẫn đến sự hiểu nhầm trong gia đình.

Truyền thống cổ hủ, tập tục không hợp thời và thái độ bè phái của người già thường mâu thuẫn với những khát vọng của người trẻ. Thế hệ trẻ của thanh niên tạo nên để đứng trước ngã ba đường vào lúc quan trọng trong tuổi còn trẻ thiếu kinh nghiệm. Tự nhiên họ chống lại sự can thiệp của người già và không chịu khuất phục dưới cách đối xử kẻ cả bề trên.

Một số người già không chịu nổi quan điểm hiện đại, lối sống của thế hệ trẻ. Các cụ muốn các con phải theo các tập tục xưa và truyền thống cha ông. Thay vì áp dụng thái độ như vậy, các cụ nên cho con cái sống phù hợp với thời đại nếu những hoạt động này vô hại, và đem lợi ích tiến bộ. Các cụ nên nhớ lại khi xưa cha mẹ các cụ cũng phản đối một số cung cách đối xử thịnh hành vào thời các cụ còn trẻ. Chẳng hạn vào thập niên 60 thanh niên bắt chước những người [ca hát] Beatles và Hyppies được xem là khó coi. Những người trẻ này lớn lên và cũng đến lượt bị choáng váng bởi những đứa con bắt chước "lưu manh" và "bỉ ổi".

Sự cách biệt về quan niệm giữa những bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ là nguyên nhân thường gây mâu thuẫn trong phạm vi gia đình ngày nay. Điều đó không có nghĩa là bậc cha mẹ e sợ trong việc cố vấn và hướng dẫn con cái nếu chúng đi lạc đường do một số giá trị sai lầm.

Nhưng khi giáo dục chúng, bậc cha mẹ nên theo nguyên tắc ngăn ngừa tốt hơn là trừng phạt. Cha mẹ cũng nên giảng giải cho con cái tại sao lại không chấp nhận hay tại sao lại chấp nhận một số giá trị. Chúng ta hiểu cái mà ta gọi 'giá trị Phương Đông' rất tốt nhưng chỉ khi chúng thích hợp cho nhu cầu hiện đại và có thể áp dụng thích ứng với tình trạng hiện nay.

Thiếu hiểu biết giữa cha mẹ và con cái hiện nay là nguyên nhân làm cha mẹ và con cái cách xa nhau. Nên tạo nhiều cơ hội hơn nữa giúp cho con cái trưởng thành và làm chúng tự có ý thức trao đổi tâm sự với cha mẹ.

Lời yêu cầu tha thiết của một thanh thiếu niên là muốn cha mẹ hiểu khó khăn của nó, thường là điển hình trong nhiều gia đình ngày nay:

"Tôi đã ở với cha mẹ tôi gần 20 năm . Tôi thương yêu cha mẹ tôi, nhưng cũng có những vấn đề với cha mẹ tôi. Có những sự hiểu nhầm giữa ba người [tôi và cha mẹ], và các khó khăn hình như càng ngày càng gia tăng.

Những khó khăn ấy bắt nguồn từ những hành động của tôi mà cha mẹ tôi không hiểu. Cha mẹ tôi hình như không biết lý do đằng sau những điều tôi nói và làm. Tôi đã cố gắng sửa chữa và làm dịu đi những nỗi bất bình giữa cha mẹ và tôi, nhưng không kết quả.

Cha mẹ tôi lúc nào cũng bên cạnh tôi khi tôi còn nhỏ, bất cứ lúc nào tôi cần được an ủi. Cho nên tôi nghĩ không cần cha mẹ bảo tôi làm gì và tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi là những người tuyệt diệu nhất trên thế giới này.

Quan niệm về mọi chuyện của tôi bắt đầu khác biệt với cha mẹ tôi, nhưng tôi giữ im lặng vì e ngại bị họ trừng phạt. Những khó khăn sinh khi tôi đủ khôn lớn để nói lên ý kiến của tôi.

Bây giờ tôi nói lại cha mẹ tôi, không phải là tôi chống lại mà đó là vì cho chính tôi. Tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi biết nhưng tôi đã có thể tự lo cho mình. Tôi sẽ yêu cầu giúp đõ khi cần thiết, nhưng chuyện tôi muốn lưu ý đến lời khuyên của cha mẹ tôi lại là một vấn đề khác.

Cha mẹ tôi vẫn coi tôi như một đứa bé, một em bé cần sự giám sát thường xuyên. Tôi cảm nhận cha mẹ tôi săn sóc tôi, nhưng các người cũng phải để cho tôi tự do và không bóp nghẹt tôi. ông bà chẳng bao giờ nghe tôi nói gì, và bảo tôi không hiểu ông bà. Ông bà cũng xâm phạm tự do cá nhân của tôi và không hiểu tôi. Vì lúc nào ông bà cũng canh chừng tôi, tôi không còn có tự do để thăm viếng bạn tôi hay làm việc gì mà tôi thích làm.

Cha mẹ tôi lúc nào cũng hỏi tôi tại sao làm cái này hay cái kia nhưng không bao giờ nghe những lý do của tôi vì ông bà chẳng bao giờ muốn nói chuyện với tôi. Đương nhiên tôi phải tìm đến bạn tôi, và như thế làm cho cha mẹ tôi ngạc nhiên.

Tôi không muốn làm đau buồn cha mẹ tôi bằng cách không nghe ông bà, nhưng việc ấy phải do cả hai bên cùng xây dựng. Làm sao tôi có thể nghe lời khuyên nơi ông bà khi ông bà không lưu ý gì đến sự kiện đúng? Tôi còn trẻ, làm sao tôi có thể học hỏi được nếu tôi không có cơ hội?

Những khó khăn mà tôi phải chịu đựng do nơi cha mẹ và tôi. ông bà chỉ chỉ huy tôi và không cho tôi cơ hội để đặt câu hỏi với ông bà. Trong tình trạng gia đình ngột ngạt không thể chịu được, ai là người đáng trách cứ nếu tôi đi tìm sự khuây khỏa ngoài gia đình với bạn bè bao che tôi và say mê vào những hoạt động không lành mạnh? Tôi có được lựa chọn không?

Cha mẹ tôi có thể hiểu tôi hơn nếu bỏ thì giờ để nói chuyện với tôi và hiểu quan điểm của tôi. Cha mẹ và tôi phải cùng nhau giải quyết vấn đề để có một mái ấm gia đình."

Sự xuất hiện của thế hệ 1950 là một hiện tượng không hiểu nổi đối với những người cao tuổi thời bấy giờ nay không còn mấy huyền bí so với thời ấy khi có những thay đổi lớn lao trong văn minh thế giới. Rồi, người ta nói đến 'sự cách biệt giũa thế hệ', một hiện tượng mới. Người trẻ không còn phải suốt đời làm việc cực nhọc sau khi rời khỏi ghế nhà trường, mà có thì giờ rảnh rỗi, tiền bạc để tiêu sài. Một văn hóa bao quát hình thành xung quanh chúng.

Sự bất lực của người cao tuổi để hiểu biết giới trẻ, niềm tin của giới trẻ là tuổi thanh xuân trường cửu, sự không chấp nhận cái chết- những điều ấy hiện hữu trong tất cả xã hội con người ở mọi thời đại.

Sự cách biệt giữa thế hệ, với những bi kịch, các vai anh hùng và kẻ không phục thiện đã trở nên rắc rối và phức tạp. Ở Phương Tây, nay người ta đã chấp nhận là thường tình hầu hết mọi người có rất ít quan hệ xã hội ngoài người đồng tuế. Sự khởi đầu tốt lành hay ít nhất vô hại, nhưng nay những yếu tố nuôi dưỡng những dị biệt giữa các thế hệ bây giờ trở nên đen tối và đe dọa hơn, do đó, khoảng cách đang phát triển thành 'vực thẳm ngăn cách'.

Khó khăn chính nhiều xã hội Tây Phương gặp phải - như Đức, Anh Quốc, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha, là dân số không tự bổ xung, cho nên người già trở thành một gánh nặng ngày nay.

Một phần của phong trào muốn tách ly, và ý thức về bản thân của thế hệ trẻ ở thập niên 1950 và 1960, tượng trựng sự khinh khi đối với người già, ít nhất cũng là loại bỏ trí tuệ, kinh nghiệm, một sự thoái hóa trong tương quan truyền thống giữa trẻ và già.

Những sự hiểu lầm ấp ủ, những bức tường ngăn cách giữa già và trẻ đưa đến kết quả tạo thành nhiều mâu thuẫn sâu xa trong tương lai. Đương nhiên sự xúc phạm của trẻ con với người già đã là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Những việc xẩy ra như vậy, sẽ chắc chắn tăng trưởng theo thời gian, vì người già sống lâu nhờ các phép lạ khoa học kỹ thuật, bởi thuốc men thần hiệu, bởi tất cả các máy móc làm tuổi thọ gia tăng theo. Tuy nhiên phẩm chất về đời sống không được cải tiến theo đà gia tăng dân số, cho nên khó khăn phát sinh.

Không khó khăn cũng đoán trước được những hình thái trả đũa thù hận sẽ xẩy ra khi giới trẻ nhân thức được họ sẽ phải lo cho phần "thặng dư" của dân số mà họ coi như vô dụng, thải hồi, người bệnh, người không sinh lợi và người tàn tật. Đó là gánh nặng càng ngày càng gia tăng mà xã hội miễn cưỡng phải gánh vác. Cho nên ta có thể tưởng tượng những lý luận ủng hộ cho cái chết không đau đớn cho những người tuổi quá cao đang ngày càng được đồng tình và người ta cũng ngày càng chấp nhận phương pháp này. Vấn đề nhân khẩu học trước đây nhằm vào số trẻ em quá nhiều ở thế giới thứ ba, nay đã chuyển sang những người già không muốn chết trong thế giới phát triển. Người già đã nói họ sống quá lâu. Họ cần sự giúp đỡ để nhường chỗ cho thế hệ kế tiếp. Có thể nối nhịp cầu người Già với người Trẻ bằng sự yêu thương và hiểu biết!

Khoảng cách thế hệ [tiếng Anh: Generation Gap] là những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khái niệm

Khoảng cách thế hệ trong tiếng Anh là Generation Gap.

Khoảng cách thế hệ là những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếu được thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.       

Đặc điểm Khoảng cách thế hệ 

Khoảng cách thế hệ là một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.

Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.   

Khoảng cách thế hệ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình. 

Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.     

Lịch sử của Khoảng cách thế hệ

Thuật ngữ "khoảng cách thế hệ" được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1960. Trong thời gian đó, thế hệ trẻ trong giai đoạn này thường được gọi là thế hệ baby boomers.   

Thế hệ baby boomers có một sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và suy nghĩ so với thế hệ cha mẹ của họ.   

Các nhà xã hội học sử dụng các danh pháp để chỉ các phân khúc thế hệ khác nhau. 

Những cá nhân sinh từ năm 1982 đến 2002, phần lớn thuộc thế hệ millennials, được gọi là những người "sống trong công nghệ", vì lực lượng này đã và đang sống với sự tiến bộ công nghệ kĩ thuật số trong suốt cuộc đời của họ, và đây là tất cả những gì họ từng biết.  

Ngược lại, các thành viên thuộc thế hệ lớn tuổi hơn, được gọi là "người nhập cư công nghệ", thì có xu hướng ít thoải mái hơn với việc sử dụng công nghệ. 

Do sự tồn tại của các khoảng cách thế hệ, các công ty công nghệ thường luôn tiếp thị các sản phẩm khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng thuộc các thế hệ khác nhau.  

Các phân loại Thế hệ hiện nay

Các thế hệ hiện vẫn còn sống được chia thành 4 nhóm chính. 

Mỗi thế hệ đều có những đặc điểm riêng liên quan đến tiếng nói, mức độ ảnh hưởng từ công nghệ, thái độ tại nơi làm việc, ý thức chung và cách sống. Sự khác biệt này được gọi là khoảng cách thế hệ.  

 - Thế hệ truyền thống 

Là những người sống sót sau cuộc Đại suy thoái. Nhóm này có chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đồng đội và nhất quán. 

Thế hệ truyền thống có xu hướng tuân theo các qui tắc và tôn trọng các qui định pháp lí. Tại Mỹ, họ là lực lượng giúp định hình nước Mỹ thành một cường quốc kinh tế và quân sự. 

- Thế hệ Baby Boomer 

Thế hệ này chứng kiến sự gia tăng bình đẳng xã hội và kinh tế. Tại Mỹ, thê hệ này trưởng thành khi Mỹ bắt đầu chia tách bởi những quan điểm khác nhau về chính trị, chiến tranh và công bằng xã hội. 

Baby Boomers đã tham gia vào nhiều dấu mốc thay đội xã hội lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trong những năm 1960 và 1970, với Phong trào Dân quyền và Phong trào Phụ nữ.   

 - Thế hệ X 

Sinh ra từ năm 1965 đến năm 1980, thế hệ X lớn lên với nhiều công nghệ mới nổi và sự bất ổn trong thể chế và chính trị. 

Lực lượng này chứng kiến những sự kiện bất ổn chính trị nhưng cũng tiếp đón những bước tiến trong công nghệ rất lớn. 

Trong thế hệ này, máy in rô-nê-ô được phát triển thành máy photocopy tốc độ cao, máy fax trở nên ít phổ biến hơn do sự ra đời của email. Các máy tính toán nặng nề được thay thế bằng các loại máy tính cầm tay và máy tính thu nhỏ với tốc độ xử lí tương đương.   

 - Thế hệ Millennial

Ra đời từ năm 1980 đến 1994, thế hệ millennials từ khi chào đời đã luôn bao quanh bởi các dịch vụ truyền hình cáp, máy nhắn tin, máy trả lời, máy tính xách tay và trò chơi video.  

Millennials thường gọi là "thế hệ đang trưởng thành", nghĩa là khi trong độ tuổi từ 18 đến 25, dù họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhưng họ vẫn chưa đạt được sự tự lập hoàn toàn.  

[Theo Investopedia]

Lê Thảo

Video liên quan

Chủ Đề