Khó khăn trong quản lý thuốc thú y

KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THÚ Y

Bất cập giết mổ, thú y

- Theo Cục Thú y [Bộ NN&PTNT], hiện cả nước có 456 cơ sở giết mổ động vật tập trung, trong đó hơn 99% cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 95,6% cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; Hơn 22.700 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, trong đó có 35% cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 15,5% cơ sở đủ điều kiện thú y, an toàn thực phẩm.

- Về lĩnh vực buôn bán thuốc thú y, cả nước hiện có hơn 17.700 cửa hàng, đại lý. Các cửa hàng, đại lý đều đảm bảo về yêu cầu cơ sở vật chất, trong đó có 93,6% cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

- Cục Thú y cũng cho biết, thời gian qua nhìn chung về kiểm soát giết mổ động vật tại các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho việc kiểm soát giết mổ đạt hiệu quả chưa cao. Hoạt động giết mổ còn diễn ra tự phát, các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ còn nhiều, trong khi chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức về quản lý giám sát. Chủ yếu giao cho lực lượng thú y cơ sở đảm nhiệm thực hiện nên công tác kiểm soát giết mổ còn gặp nhiều khó khăn.

- Các địa phương vẫn còn tình trạng vi phạm trong buôn bán thuốc thú y, đặc biệt là vi phạm về chất lượng sản phẩm thuốc thú y, ghi nhãn sản phẩm không đúng với nội dung đã đăng ký; Buôn bán thuốc thú y nhập lậu, thuốc cấm sử dụng không có trong danh mục được phép lưu hành.

- Riêng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở NN&PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin: Hiện, toàn tỉnh có 38 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tỉnh đã quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2025 tầm nhìn 2030 với 28 cơ sở, hiện đã triển khai xây dựng được 16 cơ sở. Toàn tỉnh có 141 cửa hàng, cơ sở buôn bán thuốc thú y, vaccine thú y, thuốc thú y thủy sản, cơ sở điều trị chó, mèo. Thời gian qua, ngành chức năng vẫn phát hiện và xử phạt trường hợp vi phạm mua bán thuốc thú y có hàm lượng vượt mức cho phép ghi trên nhãn sản phẩm…

Kiện toàn và nâng cao

- Ông Ðỗ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Việc tìm kiếm, kêu gọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo đúng quy hoạch trên địa bàn tỉnh hiện gặp nhiều khó khăn. Các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại các huyện. Do đó, cần có chính sách để tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích, thu hút các tập thể và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch.

Còn theo Cục Thú y, Chính phủ cần có các cơ chế khuyến khích đầu tư hạ tầng về cơ sở giết mổ tập trung; Ban hành chính sách ưu đãi về thuế, vốn, đất đai… Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có cơ chế đặc thù cho ngành thú y trong việc thực hiện hợp đồng lao động phục vụ cho công tác kiểm soát giết mổ và chi trả tiền công, tiền lương từ nguồn thu phí, lệ phí… Ðồng thời, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống thú y cơ sở. Có như vậy, công tác kiểm soát quản lý hoạt động giết mổ ở các địa phương mới hiệu quả và chất lượng.

- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Ðức Tiến nhấn mạnh: Trong những năm qua, các địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các chuỗi chăn nuôi, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm động vật. Tuy nhiên, về quản lý buôn bán thuốc thú y vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như thiếu nguồn nhân lực, hạ tầng giết mổ tập trung, công tác thanh kiểm tra buôn bán thuốc thú y còn thiếu đồng bộ, không thống nhất… Ðể hoàn thiện hệ thống thú y, nhiều tỉnh, thành đã triển khai nhưng một số địa phương vẫn còn đang chờ đợi, cần phải sớm hoàn thiện việc này vừa để chống dịch, vừa để kiểm soát giết mổ. Ðồng thời tỷ lệ giết mổ cần phải được tăng cường hơn để đảm bảo được nguồn an toàn thực phẩm, cùng với việc phòng chống dịch bệnh và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vận chuyển, giết mổ chế biến và bày bán… tất cả công đoạn cần phải kiểm soát một cách đồng bộ thì mới có nguồn thực phẩm an toàn. Ðến nay, các địa phương cần phải thực hiện đồng bộ, quyết tâm hơn ở công đoạn kiểm soát giết mổ và bày bán.

- Về quản lý buôn bán thuốc thú y, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng, cơ sở thuốc thú y; Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc, vaccine lưu hành trên địa bàn quản lý…

- Còn về đội ngũ cán bộ thú y, hiện tỉnh nào cũng thiếu và thiếu nghiêm trọng nên Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu Chính phủ để làm sao số lượng viên chức, công chức tham gia lĩnh vực thú y kiểm soát đảm bảo được đúng yêu cầu. Ðồng thời, cần phải có cơ chế cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sơ chế chế biến, giết mổ theo quy mô công nghiệp. Ðó là những điều kiện cơ bản cần phải triển khai trong thời gian tới.

Nguồn: Người Chăn Nuôi

#Vemedim

#Bannhanchannuoi

2018-01-25 10:41:07

Do quy mô chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ nên việc người dân tự ý mua thuốc thú y về chữa bệnh cho gia súc, gia cầm vẫn diễn ra khá phổ biến.

Trong khi đó, các cơ sở, cửa hàng kinh doanh, buôn bán thuốc thú y vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Điều này đã làm tăng nguy cơ người dân sử dụng trúng thuốc giả, thuốc kém chất lượng…

Toàn tỉnh hiện có trên 1,1 triệu con gia súc và gần 10 triệu gia cầm, mỗi năm, các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi ở Đắk Lắk phải sử dụng một lượng lớn thuốc thú y, hóa chất, vắc xin… Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trên địa bàn tỉnh hiện có 176 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, 60 công ty thuốc thú y, thủy sản; 10.222 loại thuốc thú y. Nhiều năm nay, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở trong việc thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật khi kinh doanh, buôn bán thuốc thú y; không buôn bán chất cấm, chất tạo nạc cho người chăn nuôi luôn được Chi cục quan tâm đẩy mạnh. Ngoài ra, Chi cục thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá phân loại các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y. Các lĩnh vực thanh kiểm tra tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, hóa chất, chế phẩm sinh học và đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ các danh mục thuốc, giấy đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh của các cửa hàng…

Tiêm vắc xin cho gà ở một trang trại nuôi gà lấy trứng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Theo đó, trong năm 2017, Chi cục đã kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y tại 167 cơ sở, trong đó có 158 cơ sở đạt yêu cầu và 9 cơ sở không đạt yêu cầu, sau đó tái kiểm tra 9 cơ sở này thì đều đạt yêu cầu theo quy định để kinh doanh thuốc thú y. Ngoài ra, Chi cục cũng đã thanh, kiểm tra tại 21 cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố [Ea Kar, Cư M’gar, Krông Pắc, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Bông, M’Đrắk, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột], lấy 25 mẫu thuốc để gửi đi kiểm tra chất lượng. Trong đó, phát hiện có 9 mẫu của 6 cơ sở kinh doanh vi phạm do có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép ±10% so với hàm lượng ghi trên nhãn. Chi cục đã có quyết định thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu các cửa hàng buôn bán thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thủy sản; các công ty sản xuất, kinh doanh, buôn bán các sản phẩm thú y trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi toàn bộ số thuốc trên và báo cáo kết quả về Chi cục.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, trong năm 2017, đơn vị đã tổ chức đánh giá, phân loại được 131 cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. Kết quả, có 22 cơ sở xếp loại A, 109 cơ sở xếp loại B, đồng thời cấp 86 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.

Mặc dù công tác quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn đã được quan tâm, tuy nhiên việc xử lý mới dừng ở xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, công tác quản lý kinh doanh thuốc thú y vẫn đang gặp nhiều khó khăn do danh mục thuốc thú y nằm trong danh mục cho phép sử dụng quá lớn; địa bàn rộng, các cửa hàng kinh doanh thuốc phân bố rải rác ở khắp các địa phương nên việc giám sát, theo dõi và phân tích mẫu gặp nhiều trở ngại. Trong khi đó, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên đoàn thanh tra, kiểm tra vừa làm nhiệm vụ, vừa tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y. Đơn cử như tại huyện Ea Kar hiện có 37 cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y. Để tăng cường công tác quản lý, hằng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đều kết hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức kiểm tra và xếp loại các cơ sở nêu trên. Trong năm 2017, qua các đợt kiểm tra không phát hiện thuốc cấm, thuốc giả hoặc kém chất lượng; lỗi vi phạm chủ yếu ở khâu sắp xếp hàng hóa, ghi chép sổ sách. Do đó, các cơ sở đều đủ điều kiện kinh doanh và đều xếp loại B. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, lực lượng thanh tra mỏng, Trạm Chăn nuôi và Thú y thì chỉ có viên chức nên không đủ tiêu chuẩn để giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra.

Người dân mua thuốc thú y ở trên địa bàn huyện Ea Kar.

Thực tế cho thấy, việc siết chặt công tác quản lý thuốc thú y là điều cần thiết trong hoạt động chăn nuôi hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn rất cần sự nỗ lực từ người chăn nuôi, nhà sản xuất - kinh doanh thuốc thú y và các ngành chức năng liên quan... Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Minh Thuận

Theo báo ĐăkLăk ngày 22/1/2018

Video liên quan

Chủ Đề