Khi nhậu về các anh thường gọi tên cô nào năm 2024

Khi say anh Được thường đi lang thang quanh khu phố, sau đó chui rúc vào một góc tối để ngủ. Có khi anh gửi tin nhắn mùi mẫn đến bất kỳ ai trong danh bạ điện thoại của mình.

Mỗi lần tỉnh dậy sau cơn say anh thường thấy mình đang nằm trong một "hóc bò tó" nào đó. "Có khi là xó bếp, cũng có lúc bụi tre, gốc chuối. Điều lạ lùng là tôi không thể nhớ được mình đã đi đến đó bằng cách nào". Người đàn ông 37 tuổi ở Biên Hòa, Đồng Nai, thú nhận cảm thấy xấu hổ khi nghe hàng xóm phản ánh về những hành động kỳ quặc của mình nhưng quả thật lúc xỉn anh không hề ý thức được điều đó.

Chị Huệ, vợ anh Được là người phải thường xuyên chứng kiến cảnh chồng say xỉn đi lòng vòng quanh khu xóm, hôm nào về nhà thì tè bậy vào bất kỳ chỗ nào kể cả lò nướng bánh, máy giặt hay thậm chí tủ quần áo. Chị thở dài: "Lấy nhau bao nhiêu năm là bằng ấy thời gian tôi xấu hổ về cái tật của chồng. Có khi anh ấy lấy điện thoại nhắn tin tình cảm mùi mẫn cho nhiều người, trong đó có cả đàn ông khiến họ bực bội nên gọi điện chửi". Mới đây một hàng xóm còn sang mắng vốn vì anh Được đã chui vào chuồng heo nhà bà ngủ cả đêm.

Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.

Nhiều lần khóc hết nước mắt vì thói xấu của ông chồng nát rượu, chị Thuận [Vũng Tàu] từng định đâm đơn ly hôn nhưng sau đó anh năn nỉ và một phần vì con cái nên lại thôi. Hôm Mùng một Tết, chồng chị đi nhậu tân niên ở nhà người thân về nồng nặc mùi rượu liền lấy búa đập vỡ đồ đạc từ máy giặt, tivi, tủ lạnh đến nồi cơm điện.

"Bình thường anh ấy tử tế, thương vợ thương con nhưng hễ rượu bia vào là trở thành một người khác. Mỗi lần say xỉn, anh ấy bảo rất thích nghe tiếng đồ đạc vỡ nên mới đập mọi thứ, tôi can ngăn thì bị chửi thậm tệ", bà mẹ 33 tuổi trải lòng.

Trong một buổi trò chuyện với các chuyên gia tâm lý tại TP HCM, chị Kim Thu [quận Bình Thạnh] chia sẻ, chồng chị không bao giờ đánh đập vợ con nhưng lại có những thói quen lạ kỳ sau khi uống rượu. Thường khi ngà ngà say, anh trở nên yếu đuối, ngượng ngùng, hay mắc cỡ và thích được âu yếm như con gái.

Thỉnh thoảng chồng chị Thu còn nhạy cảm tới nỗi khóc nức nở nếu thấy ai đó tỏ vẻ không ưa mình. Ban đầu, bà mẹ một con thấy buồn cười, sau nhiều lần liên tiếp chị đâm ra lo lắng. "Chính ông xã cũng không tin khi nghe tôi kể. Mãi đến khi tôi lấy điện thoại quay phim đưa cho xem, anh ấy mới tá hỏa. Bản thân chồng tôi cũng lo sợ một ngày nào bạn bè hay người quen nhìn thấy cảnh anh mất tự chủ như thế", chị bộc bạch và nhờ các chuyên gia tư vấn giúp.

Cũng trong buổi trò chuyện này, một người đàn ông kể rằng: “Tôi thường la hét và rên rỉ sau khi uống bia. Lúc tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm dưới gầm giường mà không hiểu tại sao”.

Công tác tại một bệnh viện tâm thần ở Đồng Nai, bác sĩ Thanh Tùng từng gặp nhiều trường hợp vợ đưa chồng đến khám vì những triệu chứng kỳ quặc khi uống say rượu. Chẳng hạn như nói chuyện một mình trước gương, trở nên nhạy cảm và hay khóc, đập phá đồ đặc vì thích nghe "âm thanh vui tai" ấy...

Ông nhớ lại trường hợp một anh chàng khoảng 40 tuổi tự đi đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám bệnh tè bậy vào tủ quần áo mỗi khi say xỉn. "Anh ta bảo mỗi lần nhậu xỉn về đến nhà rất mót tiểu. Rõ ràng anh ấy nhớ là mở cửa nhà vệ sinh để tiểu vào đó, nhưng thực ra lại là cái tủ. Kết quả là hơn nửa tủ quần áo của gia đình ướt sũng".

Có trường hợp một bà vợ phàn nàn rằng chồng khi say thường đập phá đồ đạc rồi chui vào gầm giường nằm ngủ. Hễ ai gọi ra thì khóc lóc sợ hãi như một đứa trẻ bị đánh đòn. Bác sĩ Tùng giải thích rằng, khi một người uống rượu hoặc bia quá nhiều, chất cồn sẽ tác động vào trung khu thần kinh, khiến não khó điều chỉnh về suy nghĩ và hành vi. Những hành vi bất thường trên của quý ông có thể bắt nguồn từ những lo lắng, căng thẳng thường ngày, hoặc cũng có thể do các chấn thương tâm lý và những biến động tiêu cực trong đời sống tinh thần.

"Nhiều lúc, rối loạn nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây ra những hành vi kỳ lạ, khác thường. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không xuất phát từ bệnh án trước đó thì cần được nghiên cứu điều trị thích hợp”, ông nói.

Cũng theo bác sĩ Tùng, thông thường các triệu chứng kỳ lạ xảy ra khi một người nào đó uống quá nhiều rượu bia và có thói quen say xỉn. Sau khi tỉnh táo trở lại, đa phần họ không thể nhớ những hành động của mình. Một số nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân có thể là do cơ thể thiếu vitamin B1 hoặc ảnh hưởng kéo dài của bia rượu. Nghiêm trọng hơn, cồn trong bia rượu còn ảnh hưởng đến các vùng trọng yếu của não, khiến các chức năng điều hành bị tê liệt và suy thoái, dẫn đến chứng đãng trí hoặc mất trí lâu dài.

"Cách tốt nhất để phòng ngừa và làm chủ hành vi là uống bia rượu có chừng mực. Không nên vui quá đà mà mất kiểm soát dẫn đến những hậu quả đáng tiếc", bác sĩ nhắn nhủ.

Nhậu hay còn gọi là nhậu nhẹt, đánh chén, uống rượu, là hoạt động ăn uống và giao tiếp của xã hội có liên quan đến rượu, bia hoặc nước ngọt, thức uống có cồn khác. Đây là hoạt động sống trải rộng khắp mọi nơi trên thế giới và diễn ra từ xưa tới nay trong lịch sử nhân loại, thách thức sự khác biệt về văn hóa của các dân tộc trên thế giới.

Nhậu tới bến thường xuyên có thể dẫn tới tổn thương não bộ. Một lượng lớn glutamate được giải phóng và kích thích não bộ trong quá trình uống tới bến có thể hủy hoại các tế bào nơ-ron thần kinh. Mỗi lần uống tới bến đều gây tổn thương và nhậu tới bến thường xuyên sẽ gây hậu quả tích tụ. Não bộ thanh thiếu niên tỏ ra là nhạy cảm với các tổn thương này, với một số bằng chứng cho thấy tổn thương với 10 hoặc 11 cốc mỗi lần uống tới bến và một hoặc hai lần nhậu tẹt ga mỗi tháng.

Các định nghĩa khác trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các nước nói tiếng Anh thì binge drinking, tức uống tới bến hay uống tẹt ga, là việc hấp thụ đồ uống có cồn với ý định trở nên say do uống số lượng nhiều trong một thời gian ngắn, định nghĩa này cũng khác với các định nghĩa trong nhiều nền văn hóa trên thế giới một cách đáng kể.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân nhậu bao gồm việc con người [thường là nam] chủ động tìm kiếm những cơn say thông qua đồ uống. Các lý do khác bao gồm là hành động hỗ trợ cho một hành động chính cụ thể khác nào đó của xã hội như vai trò thúc đẩy việc giao tiếp mà nổi bật nhất giúp thông hiểu, hợp tác. Chẳng hạn liên quan ký kết hợp đồng làm ăn. Nhậu theo một cách hạn chế có thể góp phần thúc đẩy sự nghiệp một người đàn ông trong cuộc sống xã hội hiện nay.

Nguyên nhân của nhậu bao gồm người uống có nhiều tâm sự, vui, buồn, thậm chí chỉ là thói quen.

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Nhậu gồm nhiều thành phần cấu thành, thành phần cơ bản nhất là các loại thức uống có cồn như rượu, bia,...Cùng những yếu tố khác có thể có hoặc không như các đối tác cùng tham gia, những người được gọi là "bạn nhậu". Các thành phần khác kèm theo là thức ăn, được gọi là mồi, mặc dù không phải yếu tố quan trọng nhất nhưng liên quan nhiều đến vấn đề sức khỏe.

Nhậu không nhất thiết phải có nhiều hơn hai người, mặc dù nhậu hàm nghĩa sự quy tụ của một nhóm người. Một người vẫn có thể ngồi nhậu một mình.

Tầm quan trọng của hoạt động nhậu còn ở chỗ chọn lựa địa điểm. Nên cần không gian thoáng mát, thoải mái và sạch sẽ. Thời gian nhậu tốt nhất là sau khi kết thúc công việc. Đối với một số người thường nhậu thì họ không còn quan tâm thời gian, bất kể lúc nào họ muốn thì sẽ uống.

Rượu, bia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bài chi tiết: Danh sách các loại rượu
  • Bài chi tiết: Danh sách các thương hiệu bia

Chọn rượu chọn bia thường phù hợp với khả năng tài chính và sở thích của mỗi cá nhân và thống nhất cả nhóm nhậu. Người giàu thường mua các loại rượu hạng sang đắc tiền để mời bạn bè. Việc mời uống các chai rượu đắt tiền cũng thể hiện sự trân trọng và đẳng cấp khác biệt. Nhiều người có sở thích uống loại rượu, bia này mà không thích uống loại rượu, bia kia.

Mồi[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chọn mồi liên quan sức khỏe và sự thưởng thức khiến thưởng thức rượu bia được ngon hơn. Nhậu bia nên uống và ăn mồi khô. Nhậu rượu thì ăn lẩu sẽ hợp hơn. Mồi nhậu chu đáo tránh sơ sài cũng giúp tránh việc buồn nôn và tránh các bệnh như đau dạ dày.

Bạn nhậu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhậu thường diễn ra với người cùng trong một cơ quan, là đồng nghiệp với nhau, để trao đổi công việc, chia sẻ kinh nghiệm và để được giúp đỡ. Khi nhậu không dựa vào lợi ích mà thiên về tình cảm người nhậu thường chọn tri kỷ, là bạn bè lâu năm, có thể hiểu nhau. Đôi khi hoạt động nhậu gắn liền với các hình thức tiệc khác nhau, bạn nhậu thường là những người xa lạ, hoặc lần đầu gặp gỡ và được giới thiệu, việc nhậu đơn thuần chỉ là hoạt động xã giao.

Các cách nhậu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cụng ly, kiểu "Hồn ai nấy giữ": mỗi người một chai bia ướp lạnh, một chai bia cùng một tẩy [ly đá], hoặc một ly rượu dùng riêng, uống theo cách này hợp vệ sinh và công bằng. Quá đông người thì việc nhậu thường chọn cách này. Điểm nhấn là cùng lúc nâng ly [chai] hét vang "1, 2, 3 dô".
    • Mạnh ai nấy uống: tức là uống "Hồn ai nấy giữ" không cần cụng ly, chẳng hạn trong lúc Karaoke.
  • "Đối qua đối lại": người rót một ly rồi mời người mình muốn uống, mỗi người một nửa ly, cách uống này tình nghĩa hơn nhưng một người dễ thành mục tiêu bị ép rượu bởi cả nhóm nhậu. Tình cảm cách này ở chỗ, có thể uống thay hoặc uống rước. Uống cách này người ta cũng có tính lượt uống để có sự công bằng.
  • Xoay vòng: là hình thức uống công bằng dễ kiểm soát khi có quá nhiều người. Chỉ cần 1 ly là đủ, vừa công bằng vừa không bỏ sót.
  • Chơi trò uống rượu: như oẳn tù tì chẳng hạn, hay gọi là "phạt rượu" khi thua một trò chơi nào đó.
  • "Nhậu online": là cách nhậu đối với bạn bè ở xa, các bên chỉ cần mở máy tính hay điện thoại lên để có thể nhìn thấy người bên kia và cùng nâng ly.
  • Uống rượu một mình. Thường từ "nhậu" không dùng để chỉ riêng một người.

Nhậu bị chi phối bởi xu hướng chọn quán, liên quan sự hấp dẫn của thực đơn mà quán nhậu đó có. Ngoài ra còn bị chi phối bởi yếu tố tiền bạc và việc thích nhậu với người nào.

Ở miền Bắc Việt Nam, người nhậu thường uống rượu khá nhanh, uống bia cũng nhanh để tránh bia rượu lạt. Ở miền Nam Việt Nam thì cuộc nhậu kéo dài hơn vì trọng tâm người miền Nam thích hàn huyên chuyện trò nhiều hơn, thậm chí một chầu nhậu có thể kéo dài cả nửa ngày. Vì vậy, nhiều người tuy tửu lượng mạnh nhưng uống theo cách "dầm dề" thường rất xỉn và ngã gục.

Nhậu qua các hình thức Tiệc[sửa | sửa mã nguồn]

Một buổi gặp mặt nhậu bia

Nhậu là từ được dùng phổ biến hơn chỉ việc uống rượu nhưng thường là chỉ việc uống rượu không có mục đích cụ thể. Từ "Tiệc rượu" sử dụng với hàm nghĩa khác hơn, đó là nhậu gắn liền việc diễn ra các dịp đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, đám ma, đám đầy tháng, đám thôi nôi, sinh nhật, kỉ niệm, ra mắt, gặp mặt, hội ngộ, tất niên, chia tay, ký kết hợp đồng,...Một đám tiệc sẽ có người tổ chức, bao gồm địa điểm và thậm chí chi phí. Diễn ra ở tư gia hoặc nhà hàng.

Còn nhậu theo cách ngẫu hứng người tổ chức thường được gọi là "chủ xị", nếu không bao cấp thì người này sẽ đứng vai trò gom tiền hùn hạp. Mời đám tiệc thường thì dùng thiệp mời, đối với nhậu ngẫu hứng thường chỉ cần gặp mặt nói đôi lời hoặc nhấn nút gọi điện thoại tập hợp nhiều người. Nhóm nhậu thông qua thảo luận nhóm để tìm địa điểm, thời gian, thống nhất lựa quán, chọn mồi, chuẩn bị bia rượu.

Giai đoạn chính của nhậu thường là kéo dài nhất của quá trình nhậu. Đó là ngồi uống, cụng ly, nói chuyện, tâm sự hàn huyên, điều này có thể kéo dài hàng giờ.

Hệ quả trong và sau nhậu[sửa | sửa mã nguồn]

Một chàng trai nằm gục sau một lần nhậu tới bến

Tích cực[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhậu có tác động tích cực về mặt tâm lý, làm phấn chấn và tinh thần tốt hơn.
  • Giải tỏa những áp lực cuộc sống khi mạnh dạn nói ra những điều trong lúc tỉnh chỉ biết kìm nén trong lòng.
  • Đem đến sự thông hiểu giữa nhiều người với nhau, làm hòa, tha thứ giữa các anh em, láng giềng sau các xung đột vì mọi người dễ rộng lượng bỏ qua hơn khi người họ vui.
  • Giúp các hợp đồng làm ăn được trôi chảy, ký kết nhanh, đem đến lợi ích cho các đối tác doanh nghiệp.
  • Các hội nghị lớn diễn ra ở các nước luôn có tiệc sau hội nghị. Mời rượu thể hiện sự trân trọng, khách tới nhà không trà cũng nước, quý hơn đó là mời tiệc rượu.
  • Nhậu là một phần của nhiều nghi lễ, đám tiệc,...như cưới hỏi.

Tiêu cực[sửa | sửa mã nguồn]

Nhậu có khía cạnh tiêu cực, đó là vấn nạn của gia đình và xã hội, người nhậu say thường tiếp tục các cuộc chơi bời, một số trong đó không lành mạnh:

  • Đánh nhau: Rượu bia tạo nên cơn say kích động tính khí nóng nảy, dễ dàng dẫn đến đánh nhau làm bị thương thậm chí mất mạng bạn nhậu và người xung quanh.
  • Đánh bạc: cũng như các loại hình cá cược hơn thua khác.
  • Gái mại dâm: việc tiêu cực này rất dễ dính các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Không lo làm ăn: nhậu nhiều không lo làm ăn khiến công việc bê tha trễ nải, làm sa sút sự nghiệp, mất thu nhập.
  • Bạo hành gia đình: nhiều người chồng say xỉn về nhà thì đánh đập vợ con, nên nhậu làm tan nát gia đình. Đây là nguyên nhân chiếm phần lớn lý do gia đình bất hạnh, đổ vỡ.
  • Bệnh: bệnh phổ biến là bệnh đau dạ dày, bệnh gan do rượu, ung thư, đái tháo đường, tim mạch,...Nhậu cũng có liên quan đến tai biến mạch máu não và đột tử. Nhậu làm tăng khả năng tai biến mạch máu não gấp 10 lần.
  • Tai nạn giao thông. Năm 2016, chỉ 7 ngày đầu năm [29 đến 5 Tết] đã có gần 30.000 trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông.
  • Tự sát: nhậu và nghiện rượu là một yếu tố có thể dẫn tới tự sát.

Khác biệt giới tính[sửa | sửa mã nguồn]

Nữ giới bị nhiễm độc cồn nhanh hơn nam giới, và lượng cồn trong máu cũng cao hơn. Sự khác nhau này tồn tại ngay cả khi người ta xét một người nữ có cùng trọng lượng cơ thể và tiêu thụ cùng một lượng cồn như một người nam. Do những khác biệt này, nữ sinh đại học có xu hướng hứng chịu hậu quả của việc uống rượu say trước các nam sinh ngang tuổi.

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Với các nguy cơ tổn thương không thể cứu chữa, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, nhiều hành động cần thiết đã được đưa ra. Một số bằng chứng cho thấy các biện pháp can thiệp như kiểm tra sức khỏe và phong cách sống, đào tạo kỹ năng tâm lý,... có thể giúp làm giảm tần suất nhậu.

Chủ Đề