Khi nào có điểm đánh giá năng lực 2022

[CLO] Các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP. HCM sẽ đưa ra mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực trước ngày 30/6.

Theo đại diện Ban Đại học [ĐH Quốc gia TP. HCM], trước ngày 30/6, các đơn vị thành viên sẽ đưa ra mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển theo kết quả kỳ thi này, trừ điều kiện tốt nghiệp THPT theo hướng dẫn của quy chế tuyển sinh.

Thí sinh trong kỳ thi Đánh giá năng lực.

Được biết, ĐH Quốc gia đã hoàn tất việc lọc ảo xét tuyển cho các đơn vị thành viên bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022.

Riêng trường ĐH Bách Khoa TP. HCM do phương thức xét tuyển kết hợp nên không công bố kết quả xét tuyển đợt này, mà phải chờ thêm điểm thi tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện xét.

Ngoài ra, trường ĐH Công nghệ thông tin TP. HCM sẽ công bố điểm chuẩn [điểm đủ điều kiện trúng tuyển trừ tốt nghiệp THPT] bằng kỳ thi đánh giá năng lực vào hôm nay [ngày 29/6]. Dự kiến, điểm chuẩn các ngành không chênh lệch nhiều và cao đều ở các ngành. Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM dự kiến công bố kết quả này vào ngày 30/6.

Sau khi công bố điểm chuẩn, các đơn vị thành viên có thông báo yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học trước khi xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các trường chỉ công bố mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển và hướng dẫn thí sinh xác định thứ tự nguyện vọng phù hợp khi tham gia đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Kỳ thi ĐGNL năm 2022 của ĐHQG-HCM thu hút 86 cơ sở giáo dục đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Trong đó, 62 đơn vị sử dụng cùng hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến, với 1.589 ngành học. Sau 2 đợt thi tại 17 tỉnh/thành phố, gần 93.000 thí sinh đã đăng ký 380.000 nguyện vọng.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức - Ảnh: T.HUỲNH

Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt thi, thu hút tổng số hơn 92.000 thí sinh. Các đơn vị trong hệ thống đại học này dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022.

Điểm thi giảm nhưng điểm chuẩn tăng

So với năm ngoái, điểm chuẩn đánh giá năng lực các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay có sự điều chỉnh mạnh ở việc có ngành giảm, một số ngành không thay đổi nhưng cũng có hàng chục ngành điểm tăng. 

Đáng chú ý, lần đầu tiên điểm chuẩn xuất hiện ở mức 1.001 điểm [tổng điểm bài thi 1.200 điểm] ở ngành khoa học máy tính Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM].

Năm 2022, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu cho phương thức đánh giá năng lực. 

Trong đó, ngành khoa học máy tính [chương trình tiên tiến] có điểm chuẩn cao nhất với 1.001 điểm. ThS Trần Vũ, trưởng phòng thông tin - truyền thông nhà trường, cho hay: "Đây là lần đầu tiên trường có ngành xét tuyển đạt ngưỡng điểm chuẩn trên 1.000 điểm. 

Điều này cho thấy sức hút của chương trình này đối với các học sinh ưu tú trên cả nước, vì chỉ có khoảng 80 thí sinh có số điểm từ 1.001 trong cả 2 đợt thi năm nay. Về chênh lệch điểm so với năm 2021, có 9 ngành giảm điểm, 3 ngành không thay đổi, còn lại 14 ngành tăng. 

Việc một số ngành giảm điểm có thể lý giải thông qua phổ điểm đánh giá năng lực năm nay có phần thấp hơn so với các năm trước, đồng thời các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học sự sống thường ít được thí sinh lựa chọn".

Cũng tại trường này, điểm tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành toán học, toán ứng dụng, toán tin [tăng 80 điểm, tương đương 11%], còn lại đều tăng nhẹ từ 10 - 30 điểm. 

Theo các chuyên gia, việc này do kỳ thi đánh giá năng lực năm nay có lượng thí sinh đăng ký đông, nhóm thí sinh được phân loại khá rõ rệt. Đa số các ngành tăng điểm thuộc nhóm điểm chuẩn cao [từ 700 - 900 điểm]. 

Nhìn vào điểm chuẩn năm nay, có thể thấy xu thế thí sinh vẫn lựa chọn số đông theo các khối ngành về toán, máy tính, kỹ thuật, công nghệ khiến cho việc cạnh tranh vào các ngành này càng "khốc liệt".

Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM], điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2022 dao động từ 610 đến 900 điểm. TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Điểm chuẩn năm nay so với năm ngoái một số ngành giảm nhẹ ở nhóm ngành có điểm cao [như ngành truyền thông đa phương tiện, báo chí, tâm lý...], do điểm thi năm nay thấp và trường dành chỉ tiêu nhiều hơn cho phương thức này. 

Tuy nhiên, những ngành có điểm thuộc nhóm giữa và nhóm cuối của năm trước thì điểm năm nay lại tăng, do số lượng thí sinh đăng ký tăng [tổng số nguyện vọng năm nay gần 32.000, tăng gấp đôi so với năm trước]. Số ngành điểm chuẩn tăng nhiều hơn số ngành điểm giảm".

Điểm chuẩn giảm do chỉ tiêu tăng

ThS Nguyễn Hải Trường An, giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM], cho hay năm nay trường này tăng tỉ lệ chỉ tiêu cho phương thức đánh giá năng lực từ tối đa 40% lên khoảng 50% - 60%. 

Ở phương thức này, trường nhận được 29.115 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 55.889 nguyện vọng. Điểm trung bình năm 2022 là 853 [tính theo thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển], trong đó điểm trung bình khối ngành kinh tế là 843 điểm, khối ngành kinh doanh và quản lý là 872 điểm và khối ngành luật là 819 điểm.

"Do phân bổ chỉ tiêu nhiều hơn nên điểm chuẩn một số ngành có giảm hơn năm trước nhưng không nhiều, chỉ vài điểm. 

Trong 48 chương trình đào tạo của trường, có 4 ngành điểm chuẩn trên 900 điểm. Chương trình đào tạo có điểm chuẩn cao nhất năm nay của trường vẫn là kinh doanh quốc tế với mức 928 điểm [năm ngoái 931 điểm]. 

Đối với 2 chương trình đào tạo mới, điểm chuẩn ngành luật thương mại quốc tế chất lượng cao bằng tiếng Anh là 706 điểm và ngành luật và chính sách công là 708 điểm. Cũng như năm ngoái, điểm chuẩn phương thức này năm nay của trường đều trên 700 điểm" - bà An nói.

Ở phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Khoa y [ĐH Quốc gia TP.HCM], điểm chuẩn từ 657 đến 950 điểm, trong đó ngành y khoa chất lượng cao cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất. Hai ngành đào tạo chương trình chuẩn có điểm chuẩn thấp hơn các ngành chất lượng cao là y học cổ truyền [748 điểm] và điều dưỡng [657 điểm]. 

Trong khi điểm chuẩn đánh giá năng lực tại Trường ĐH Quốc tế có mức từ 630 điểm [với 5 ngành] đến 870 điểm [ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng]. Còn Khoa chính trị - hành chính [ĐH Quốc gia TP.HCM] có điểm chuẩn ngành quản lý công là 620 điểm.

Điểm giảm do không tuyển chương trình chất lượng cao

Theo TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM], nhìn chung điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2022 của trường này giảm nhẹ so với năm 2021 [trừ chương trình tiên tiến].

Mức điểm chuẩn năm nay của trường ngành thấp nhất là 800 điểm và cao nhất là 940 điểm. "Điểm chuẩn nhiều ngành thấp hơn năm ngoái do điểm thi năm nay thấp hơn. Bên cạnh đó, năm nay trường không còn tuyển sinh đào tạo chương trình chất lượng cao nên toàn bộ chỉ tiêu đưa vào chương trình chuẩn" - ông Khang nói.

Ngành truyền thông đa phương tiện tiếp tục đứng đầu

Theo TS Phạm Tấn Hạ, năm nay ngành truyền thông đa phương tiện tiếp tục có điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn do có rất nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển ngành này.

"Trong số thí sinh đăng ký vào ngành này, phần lớn đều có điểm thi khá cao. Chỉ cần hạ vài điểm là số thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành tăng lên rất nhiều. Chúng tôi cũng rất tiếc với các thí sinh điểm cao nhưng không trúng tuyển...

Đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực, năm nay trường dành tối đa đến 50% chỉ tiêu. Những ngành có đông thí sinh trường sẽ lấy tối đa số chỉ tiêu này" - ông Hạ cho biết.

Khoa Y ĐH Quốc gia TP.HCM: điểm chuẩn đánh giá năng lực ngành y khoa 950

TRẦN HUỲNH

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM đang sốt ruột chờ kết quả xét tuyển - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sốt ruột vì chậm công bố kết quả xét tuyển

Câu hỏi "Tại sao ĐH Quốc gia TP.HCM lại lùi ngày công bố kết quả tuyển sinh từ 5-6 tới 30-6?" đang được bàn sôi nổi trên mạng xã hội, các nhóm "ôn thi đánh giá năng lực"… Trong khi các trường đều không biết phải trả lời thắc mắc của thí sinh về việc có phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển lại hay không.

Trước đó, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến sẽ công bố kết quả xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 trước ngày 5-6. Tuy nhiên, sau đó lại công bố dự kiến trước ngày 30-6 các đơn vị trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ lọc ảo, xét tuyển chung và công bố kết quả thí sinh trúng tuyển.

Trước sự thay đổi bất ngờ này, nhiều ý kiến cho rằng ngay sau khi có điểm thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM, hệ thống máy tính đã cho ra ngay kết quả tuyển sinh, điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển vì tất cả đã được lập trình từ trước, nhập số liệu vào là ra kết quả xét tuyển ngay…

Hầu hết thí sinh và phụ huynh đều lo lắng, thậm chí thất vọng trước việc lùi thời gian công bố kết quả xét tuyển đánh giá năng lực. 

"Phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực mọi năm được xét tuyển sớm, là lý do tôi tham gia kỳ thi này. Nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa có kết quả xét tuyển khiến tôi không yên tâm được, vì không biết đậu hay rớt", thí sinh Khải Hòa nói.

Mới đây, đại diện Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] trả lời thắc mắc của thí sinh về việc đăng ký nguyện vọng rằng: "Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, chỉ xét bộ nguyện vọng thí sinh sẽ đăng ký trên cổng của bộ nên chỉ công bố một lần ở mọi phương thức xét tuyển…" và "không bắt buộc thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng như đã đăng ký với điểm thi đánh giá năng lực".

Điều này khiến thí sinh hiểu là chỉ có đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT mới có giá trị, còn các nguyện vọng đã đăng ký với điểm thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM coi như bỏ.

Vẫn xét tuyển theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM

Giải thích về việc thay đổi thời gian công bố kết quả xét tuyển phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, TS Dương Tôn Thái Dương - phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết kế hoạch xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực được xây dựng dựa trên lịch trình chung của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 với dự kiến xét tuyển và lọc ảo sau khi có kết quả thi đợt 2.

Tuy nhiên, trong cuộc họp giữa tháng 5-2022, sau khi xem xét rà soát các điều kiện triển khai xét tuyển nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh cũng như triển khai phù hợp với kế hoạch tuyển sinh chung, ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia TP.HCM đã thống nhất điều chỉnh lịch xét tuyển trước ngày 30-6.

"Tất cả các nguyện vọng thí sinh đã đăng ký trên hệ thống đăng ký xét tuyển của ĐH Quốc gia TP.HCM đều sẽ được đưa vào dữ liệu xét tuyển và thực hiện xét tuyển theo đúng quy định và kế hoạch chung của ĐH Quốc gia TP.HCM", ông Dương khẳng định.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc thí sinh đăng ký lại nguyện vọng lên web của Bộ GD-ĐT sẽ khiến điểm chuẩn các ngành biến động rất khó lường. Khi đó có thể xảy ra tình huống thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực [được các trường công bố trước đó] vẫn có thể không được công nhận trúng tuyển.

Về việc này, ông Dương Tôn Thái Dương cho biết thí sinh thực hiện đăng ký các nguyện vọng xét tuyển bằng kết quả thi THPT và xác định thứ tự các nguyện vọng đã dự kiến trúng tuyển vào các trường theo các phương thức xét tuyển sớm trên hệ thống đăng ký của Bộ GD-ĐT. 

Đồng thời sắp xếp thứ tự các nguyện vọng theo nguyên tắc nguyện vọng có thứ tự cao nhất là nguyện vọng thí sinh yêu thích và mong muốn nhập học nhất.

Các trường có trách nhiệm phối hợp để đảm bảo đồng bộ dữ liệu trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Chính thức: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung

TRẦN HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề