Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958 -- 1960) là gì

Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục kinh tế và phát triền kinh tế, miền Bắc bắt tay thực hiện 3 năm cải tạo XHCN với nội dung chủ yếu là: xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sx. Thực chất là chuyến biến nền KT nhiều thành phần thành nên KT XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sx [ hai hình thức là KT quốc doanh và KT tập thế ]

Ảnh minh họa: Cải tạo XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1958 – 1960

Chủ trương của Đảng :cải tạo trên tất cả các lĩnh vực của nền KT ,trong đó NNlà khâu chính vì NNhiện đã chiếm một bộ phận rất quan trọng, nông dân LĐ là một lực lượng sx to lớn.

*Cải tạo XHCN trong nông nghiệp

-Chủ trương: Thực hiện hợp tác hoa NN: đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể.

Tiến hành dần từng bước từ thấp đến cao : Đi từ quy mô nhỏ đến quy mô lơn , từ hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao .

Hợp tác hoá trước cơ giới hoá ,song song với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật.

-Nguyên tắc hợp tác hoá :Tự nguyện, cùng có lợi ,quản lý dân chủ.

-Biện pháp :chủ yếu là tuyên truyền ,vân động nhân dân tham gia vào.

-Kết quả: cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã xây dựng được trên 40.000 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 85,8% số hộ nông dân, 78% diện tích canh tác tham gia.

*Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

-Đặc điểm: số lượng tư sản không nhiều, thế lực KT yếu kém, bản chất chính trị non nớt.

-Chủ trương: Nhà nước không tước đoạt, thực hiện phương pháp hoà bình cải tạo với chính sách chuộc lại ,trả dần đối với tư liệu sx của tư sản thông qua việc thiết lập các loại hình KT tư bản Nhà nước [kinh tiêu, đại lý ,gia công, đặt hàng, công tư hợp doanh] để biến họ thành người LĐ.

-Biện pháp: kết hợp sử dụng các biện pháp Giáo dục – Hành chính – KT .

READ:  Những Nguyên Nhân Phát Triển Đặc Biệt Nền Kinh Tế Mỹ

-Kết quả : cuối năm 1960, gần 100% hộ tư sản đã được cải tạo

*Cải tạo đối với thủ CN

-Đặc điểm : số lượng thợ thủ công khá lớn [40 vạn] ,sx kinh doanh đa dạng, phân tán.

-Chủ trương: hợp tác hoá thủ CN [đưa thợ thủ công cá thể vào sx tập thể]

-Biện pháp: Chủ yếu là tuyên truyền vận động. Nhà nước có sự hỗ trợ về vốn ,tư liệu sx và giúp đào tạo cán bộ.

-Kết quả: cuối 1960 có 87,9% số thợ thủ công tham gia vào các hình thức sx tập thể [HTX tiểu thủ CN]

*Cải tạo đối với thương nghiệp nhỏ:

-Đặc điểm: số lượng khá đông [20vạn] ,kinh doanh hết sức đa dạng ,phân tán, có biểu hiện tiêu cực.

-Chủ trương:

Chuyển dần bộ phận lớn những người buôn bán nhỏ sang sx.

Đưa tiểu thương vào các hệ thống thương nghiệp XHCN [HTX mua bán và mậu dịch quốc doanh]

-Kết quả :

Chuyển được 11.000 người sang sx

45,6% số tiểu thương tham gia mạng lưới thương nghịêp địa phương [chủ yếu là các HTX mua bán ], một số được tuyển vào các mậu dịch quốc doanh.

*Đánh giá chung: năm 1960,công cuộc cải tạo XHCN đã được cơ bản hoàn thành, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập phổ biên, nền kinh tế bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể dựa trên nền tảng công hữu XHCN, chế độ bóc lộ người đã căn bản được xóa bỏ , lực lượng sản xuất được giải phóng và đang trên đà phát triền. Giai cấp nông dân tập thể được hình thành, liên minh công nông được củng cố.

*Hạn chế :

-Nội dung cải tạo XHCN được coi đơn giản là thủ tiêu chế độ người bóc lột người và thiết lập chế độ công hữu về TLSX mà không coi trọng đúng mức vấn đề quản lý và phân phối

-Đã có biểu hiện chủ quan nóng vội, chạy theo thành tích, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành kinh tế quốc doanh, trong hợp tác xã đã có nơi vi phạm nguyên tắc tự nguyện khiến cho nông dân chưa thực sự yên tâm sản xuất

READ:  Bạn hiểu gì về bản sắc văn hóa Việt Nam?

-Trong cải tạo XHCN đối với nông nghiệp thương đồng nhất với tập thể hóa với hợp tác hóa mà chưa nhận thức rõ hợp tác hóa được xuất phát từ nhu cầu sản xuất và phân công lao động xã hội

*Bài học kinh nghiệm :

-Kết hợp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là 2 mặt của cách mạng XHCN có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Đó chính là biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX . Tuy nhiên trong quá trình cải tạo XHCN nhiều nơi chúng ta chưa gắn được QHSX với phát triển LLSX nên đã có những tác động xấu đến kết quả cải tạo XHCN

-Cải tạo công thương nghiêọ tư bản tư doanh bằng phương pháp hòa bình đã đạt được những thắng lợi to lớn, hầu hết số tư sản thuộc diện cải tạo đều đã được cải tạo

-Trong quá trình cải tạo chúng ta đã có nhiều biểu hiện chủ quan, nóng vội, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế

Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc [1958 - 1960] là gì?

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM [1954-1965]

   I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ  1954 về Đông Dương .

-Với Hiệp Định Giơ ne vơ 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp có Mỹ giúp .

– Pháp rút quân khỏi Hà Nội ngày 10-10-1954, và rời khỏi miền Bắc 5-1955.

-Chưa  tổ  chức hiệp thương,  tổng tuyển cử  2 miền Nam-BắcViệt Nam để thống nhất đất nước  .

-Pháp rút khỏi miền Nam ,Mỹ nhảy vào đưa  Ngô Đình Diệm  làm tay sai với âm mưu là chia cắt Việt Nam , biến miền

 Nam thành thuộc địa kiểu mới  và căn cứ quân sự của Mỹ .

   II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất. Khôi phục  kinh tế, cải tạo quan hệ  sản xuất  [ 1954-1960].

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất .

Từ năm 1953-1956 miền Bắc tiến hành tiếp  5 đợt cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để “Người cày có ruộng”  .

* Ý nghĩa :giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ , khối liên minh công nông được củng cố , góp phần cho khôi phục kinh tế , hàn gắn vết thương chiến tranh .

                                                               

                                                  Khôi phục ngành nông nghiệp bằng nhiều biện pháp tích cực

2. Khôi  phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh .

 Khôi phục kinh tế : được triển khai trong tất cả các ngành

* Trong nông nghiệp : cuối 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức   trước chiến tranh . Nạn đói ở miền Bắc được giải quyết .

*Công  nghiệp : khôi phục , mở rộng các cơ sở công nghiệp , xây dựng nhà máy mới . Cuối 1957 miền Bắc có  97 nhà máy , xí nghiệp  do nhà nước  quản lý .

* Các ngành thủ công nghiệp nhanh  chóng được  khôi   phục .

* Thương nghiệp : hệ thống mậu dịch quốc doanh  và  hợp tác xã mua bán  đuợc mở rộng, năm 1957 miền Bắc quan hệ mua bán với 27 nước .

* Giao thông vận tải :

– Khôi phục 700 km đường sắt .

– Sửa chữa , làm mới  hàng ngàn  km  đường ô tô.

                                                                      

                                                                                   Sửa chữa đường sắt

*Ý nghĩa của những thành tựu :

– Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi, tạo điều kiện cho kinh tế  phát triển.

– Giải quyết vấn đề xã  hội, nâng cao đời sống nhân dân .

– Củng cố miền Bắc , cổ vũ miền Nam .

3. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế – văn hóa [1958-1960]

a.Cải  tạo xã hội chủ nghĩa  [ 1958-1960]:

Cải tạo XHCN  đối với nông nghiệp , thủ công nghiệp , thương nghiệp  nhỏ , công thương nghiệp tư bản tư doanh,khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp .

* Kết  quả :

– Xóa bỏ chế độ người bóc lột người , thúc đẩy sản xuất phát triển .

-Hợp  tác xã  bảo đảm  vật chất, tinh thần cho bộ phận tham gia chiến đấu .

*Hạn chế : phạm sai lầm “tả khuynh” nóng vội  nên không phát huy  được đầy đủ tính chủ động sáng tạo của quần chúng .

b. Phát triển   kinh tế – văn hóa :

* Kinh tế  quốc doanh  là  trọng tâm  phát triển: 1960 có 172 xí nghiệp do trung ương quản lý , 500 xí nghiệp do địa phương quản lý .

* Văn hóa , y tế ,giáo  dục phát triển: 1960 xóa xong nạn mù chữ ; hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn  chỉnh  và  mở rộng ; miền Bắc có  9 trường đại học .Cơ sở y tế tăng 11 lần  so với năm 1955.

III. MiềnNam  đấu tranh  chống chế độ Mỹ- Diệm .Giữ gìn và phát triển  lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi”[1954-1960].

1.Đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng [ 1954-1960].

* Đấu tranh chính trị 1954:

– Chống Mỹ – Diệm , đòi thi hành HĐ Giơ ne vơ ,bảo vệ hòa bình ,giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

– 8-1954 “phong trào hòa bình” của trí thức, nhân dân Sài gòn , Chợ lớn  đòi thi hành Hiệp Định Giơ ne vơ .

  – 1958-1959:chống khủngbố đàn áp,chống chiến dịch “tố cộng , diệt cộng”, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ , giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

* 1958-1959 chuyển sang dùng bạo lực,đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang .

 

                                    Nhân Dân nổi dậy đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm

2. Phong trào “Đồng khởi” [1959-1960].

a. Hoàn cảnh lịch sử :

– 1957-1959 Mỹ – Diệm  khủng bố  cách mạng , mở rộng chiến dịch tố cộng , diệt cộng , ra đạo luật 10-1959  lê máy chém khắp  miền Nam .

– Hội Nghị Trung  Ương Đảng lần thứ 15 [ đầu 1959]  đã  xác định  con đườngcơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền  bằng lực lượng chính trị  của quần chúng là chủ yếu ,kết  hợp với lực lượng vũ trang nhân dân .

-Phong trào nổi dậy lẻ tẻ như Bắc Ái[ 2-1959] , Trà Bồng  [ 8-1959] …lan rộng khắp miền Nam thàn h cao trào cách mạng như Đồng Khởi  ở Bến Tre .

 

                                             Nhân dân tích cực tham gia phong trào "Đồng Khởi"

b.Diễn biến của cuộc “Đồng Khởi”.

– Ngày 17-1-1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre , nhân dân các xã Định Thụy , Phước Hiệp , Bình Khánh [ Mỏ Cày ] đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bót, diệt ác ôn , giải tán chính quyền ngụy. Phong trào nhanh chóng lan ra toàn tỉnh , phá vỡ bộ máy cai trị của địch ở thôn xã .

– Tại Bến Tre phong trào lan ra  khắp Nam  Bộ, Tây Nguyên , Trung Trung Bộ

c. Kết quả :Phá vỡ bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xa ở Nam Bộ,Tây Nguyên, Trung Trung Bộ .

                                             

                                     Phong trào thành công có ý nghĩa rất lớn trông công cuộc thống nhất đất nước

d. Ý nghĩa :

-Giáng một đòn  nặng vào chính sách thực dân kiểu mới  của Mỹ.

-Làm lung lay  chế độ tay  sai Ngô Đình Diệm .

-Đánh dấu  bước phát triển nhảy vọt  của cách mạng miền Nam  , chuyển cách mạng từ thế  giữ gìn lực lượng sang thế tiến công .

-Từ khí thế đó , ngày 20-12-1960 , Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam  ra đời .

IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI  [1961-1965]

Mùa thu năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tại Thủ đô Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [ 9- 1960]

a. Hoàn  cảnh :

– Đại hội diễn ra tại Hà Nội  từ 5-12 đến  12-9-1960 .

– Giữa  lúc  CMXHCN  ở miền Bắc giành thắng lợi to lớn  trong cải tạo và phát triển kinh tế .

– CMDTDCND  ở miền Nam  có bước tiến nhảy vọt từ “Đồng Khởi”.

b. Nội dung :

+ Miền Bắc  thực hiện  Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa .

+ Miền Nam thực hiện Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân.

+ Mục tiêu nhiệm vụ chung của cả hai miền là  thực hiện hòa bình , thống nhất đất nước

+ Xác định phương hướng ,nhiệm vụ ,mục tiêu của kế hoạch 5 năm  1961-1965.

+ Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch  và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất .

                                                

                                                              Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

2. Miền Bắc thực hiện  kế hoạch  5 năm lần thứ nhất : 1961-1965 .

a. Phương hướng nhiệm vụ :

-Ra sức phát triển công nông nghiệp .

-Đẩy mạnh cải tạo XHCN.

-Củng cố tăng cường  thành phần kinh tế quốc doanh.

-Cải thiện đời sống nhân dân.

– Củng cố quốc phòng

b. Thành tựu

* Công nghiệp : công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1%  tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc .

* Nông nghiệp :phát triển nông , lâm trường quốc doanh ,áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

* Thủ công, thương nghiệp , giao thông vận tải  đều  phát triển  .

* Văn hóa, giáo dục , y tế : phát  triển

* Miền Bắc làm  nhiệm vụ hậu phương  cho miền Nam  cả về vật chất [như vũ khí , đạn dược , thuốc men …] và về  nhân sự [ các đơn vị vũ trang , cán bộ quân sự , chính trị , y tế , giáo dục …]


V.MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT “ CỦA MỸ  [ 1961-1965] .

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam  1961-1965.

Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ  :

“Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm chống lại phong trào cách mạng

– Là chiến tranh xâm lược  thực dân mới của Mỹ ,sử dụng  quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí,  tranh bị kỹ thuật , phương tiện chiến tranh của Mỹ .

–  Gom dân , lập ấp chiến lược, nhằm  đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp , xã, tách nhân dân ra khoi cách mạng , tiến tới nắm dân, bình định miền Nam .

– Tiến hành những cuộc  hành quân càn quét , phá hoại miền Bắc , phong tỏa biên giới , vùng biển để ngăn chặn  sự xâm nhập của  cộng sản vào miền Nam .

2. Quân  dân  miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ .

– Ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam  được thành lập , dưới ngọn cờ của MT DT GP MN VN  quân dân miền Nam  đẩy mạnh đấu tranh bằng ba mũi  tiến công trên cả ba vùng chiến lược .

– Năm 1962 ta đánh bại  nhiều cuộc hành quân của địch vào chiến khu D , căn cứ U Minh, Tây Ninh .

– Ta  phá “bình định”  và phá “ấp chiến lược” của Mỹ-Diệm.

– 2-1-1963 ta thắng trận  Ấp Bắc

– Tại các đô thị , nhân dân miền Nam phản đối chế độ Ngô Đình Diệm:

+ Tăng ni Phật Tử Huế  biểu tình  [8-5-1963].

+ Hòa Thượng Thích Quảng Đức  tự thiêu tại Sài  Gòn [11-6-1963] .

+ 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình [6- 1963]

+ Mỹ Giật dây Dương Văn Minh  đảo chính  lật đổ Diệm -Nhu [11-1963].

+ Ta chiến thắng ở Bình Giã  – Bà Rịa  tiêu diệt nhiều tên địch và làm phá sản Chiến tranh đặc biệt”.


* Ý nghĩa : Tạo  điều kiện  thuận lợi đưa kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi.

                                                                                                                                                                                 _Cao Hồng Huân

Video liên quan

Chủ Đề