Bà chằng là gì

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa bà chằng. Ý nghĩa của từ bà chằng theo Tự điển Phật học như sau:

bà chằng có nghĩa là:

Ogress.

Trên đây là ý nghĩa của từ bà chằng trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

ba bả ba Ba ải bá âm ba ba

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "bà chằng", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ bà chằng, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ bà chằng trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Chằng còn ai!

2. Lưng mẹ là một mảng chằng chịt những dây thần kinh, lúc bà quyết định đun nước pha trà.

3. Dây chằng tim ổn.

4. Tôi chằng tước đoạt ai cả!

5. Dây chằng talofibular trước là một trong những dây chằng thường gặp nhất trong loại bong gân này.

6. Khi điều này xảy ra, dây chằng giữa, hoặc cơ delta, dây chằng, bị kéo căng quá nhiều.

7. Chằng có lí do gì cả.

8. Chằng có hấp dẫn tí nào đâu.

9. " Anh ta " bị tổn thương dây chằng.

10. Anh chằng bao giờ rảnh rỗi cả

11. ngươi chằng thắng gì ngoài thời gian

12. nhưng giờ chằng ai lấy được nó.

13. Hắn ta chằng trò chuyện với ai.

14. Đơn giản nó chằng phải mối đe dọa.

15. Đối với phần dây chằng không ổn định đó, chúng tôi đã đặt dây chằng hiến tặng để giúp ổn định đầu gối.

16. Chằng phải đã có một đại biểu sao?

17. Chúng ta chằng biết gì về gã này.

18. Những con sông và hồ chằng chịt trong nước.

19. 10 Dù dân nó chằng chịt như gai góc,

20. Chính tôi đã chọn loại dây chằng đỡ vai.

21. Chằng bao lâu họ bắt đầu cảm thấy chán.

22. Đến nỗi cũng chằng có ngọn cỏ nào nữa

23. không, chẳng qua là dây chằng cột sống của anh

24. Lần cuối cùng đây, chằng có cái gì gọi là...

25. Và anh chằng bao giờ lo sợ về điều gì.

Đọc khoảng: 2 phút

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn [Thạch Sanh chém chằn tinh]. Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc họ rắn, và nhiều nơi vẽ minh hoạ chằn tinh thành mãng xà. Tuy nhiên Nam Bộ có câu “chằn ăn trăn quấn”, hàm ý rõ ràng “chằn” khác hẳn họ với “trăn” dù cùng là thú dữ. Vậy “chằn” là con gì?

Về vấn đề này, học giả An Chi đã đưa ra ba giả thuyết, tất cả đều khẳng định “chằn” đúng ra phải là con cọp. Trong đó thuyết phục nhất là cách giải thích “chằn” vốn là biến âm của “dần”, tức con giáp thứ ba để chỉ cọp.

Việc biến âm từ “ân” sang “ăn thực ra rất phổ biến trong tiếng Việt, như:

Hận [oán giận] → hằn [thù hằn] Thân [thân mình] → thăn [thịt thăn]

Trấn [đè ép, canh giữ] → chắn [che chắn], chặn [chặn họng]

Cũng thế, “dần” biến âm thành “dằn”. Chữ này đã xuất hiện trong “dữ dằn”, tức “dữ như dằn” hay “dữ như cọp”. Việc xây dựng từ theo cấu trúc “A như B” thành “A B” rất dễ thấy, như “đỏ hoét” là “đỏ như hoét” [“hoét” là âm xưa của “huyết”, tức máu], “trắng toát” là “trắng như toát” [“toát” là âm xưa của “tuyết”]…
Trở lại với “dằn”, ta thấy trong tiếng Việt còn có một sự biến âm dễ thấy nữa là “d” thành “ch”. Đơn cử như:

Xem thêm: Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Dằng dịt → Chằng chịt Doãi ra → Choãi ra

Dẩu môi→ Chẩu môi

Tương tự thế, “dằn” đã biến âm thành “chằn”. Tóm lại, “chằn” có nghĩa là “cọp” theo cách biến đổi “dần” → “dằn” → “chằn”.

Còn “bà chằn” thì sao? Nếu để ý, ta thấy từ này chủ yếu dùng rộng rãi trong miền Nam, người miền Bắc bắt đầu sử dụng là do sự giao thoa sau này. Giả thuyết hợp ý nhất là “bà chằn” bắt nguồn từ tiếng Mã Lai machan [matjan] có nghĩa là con cọp. Người Việt đang có chữ “chằn” chỉ cọp, khi khai khẩn Đàng Trong lại gặp thêm người Mã Lai với từ “machan” có âm na ná, thì Việt Hoá thành “bà chằn”. Từ “m” đổi thành “b” cũng có một vài trường hợp khác, như người Nam Bộ xưa thường gọi “Mã Lai” là “Bà Lai”.

Như thế, “bà chằn” cũng chỉ có nghĩa là con cọp mà thôi. Sau này do hiểu sai mà nhiều tài liệu đã giải thích thành “quái vật hình đàn bà”, và cách cắt nghĩa này được lưu hành rộng rãi đến ngày nay.

ANH PHÓ trả lời: Bạn Lê Ngọc thân mến,

Theo tôi, có lẽ cả bạn và báo đều không hoàn toàn đúng hẳn. Vì báo nói “bà Chằn” với ý một người đàn bà lớn tuổi tên Chằn thì sai rõ rồi; còn bạn nói “con bà chằn” để nói một loại sinh vật nhỏ giống như con đỉa, ở trên ruộng, bụng dẹp, mình có cạnh, khi bò để lại trên đất một vết nhờn lấp lánh. “Bà chằn lửa” là con bà chằn có miệng màu đỏ, thấy dễ sợ hơn con bà chằn thường! Nhưng ở đây cũng không có nghĩa đó.

Chữ “bà chằn” [có khi viết là “bà chằng”] chỉ người đàn bà hung dữ, xấu xí và khi nói “bà chằn lửa” cũng có ý nghĩa đó, để chỉ hạng đàn bà cực kỳ hung dữ, độc ác, hình dáng, mặt mũi dễ sợ.

Còn từ “hạn bà chằn” là từ dân gian cũng đã được chính thức dùng trong ngành khoa học khí tượng thủy văn, để chỉ sự hạn hán xảy ra trong mùa mưa, không có mưa trong nhiều ngày và cái nắng lại gay gắt hơn, nên gọi là “hạn bà chằn” [Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Huỳnh Công Tín, NXB Khoa học Xã hội, 2007, trang 575]. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “hạn bà chằn [còn gọi là hạn lệ, hạn bông tranh] là cách gọi dân gian của các đợt khô hạn ngắn xảy ra vào mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002 cũng giải thích: “Hạn bà chằng là đợt hạn trong mùa mưa ở đồng bằng Cửu Long [tháng 5-11]. Do ảnh hưởng của cao áp Thái Bình Dương, thường xuất hiện vào tháng 8, gió đông nam lấn tới đẩy lùi gió tây mang hơi nước, gây các đợt hạn [liên tục có trên năm hay trên bảy ngày không mưa]. Hạn bà chằng không gây tác hại nhiều cho nông nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt. Nhưng hạn bà chằng có lợi cho lúa hè thu sớm, gặt và phơi thóc hay cho vụ màu thứ nhất ở miền Đông Nam Bộ, thu hoạch vụ màu đầu tiên và làm đất ngay để trồng vụ màu hai, cây phát triển khi mưa trở lại. Một cơ cấu cây trồng hợp lý, điều kiện thủy lợi được cải thiện, cho phép lợi dụng hạn bà chằng tại một số địa phương ở Nam Bộ” [Tập 2, trang 209].

Tóm lại theo tôi, “bà chằn” thì có nhiều nghĩa nhưng nói “hạn bà chằng [hay chằn]” thì chỉ có ý nghĩa và viết như trên mà thôi.

Thân chào bạn.

Mọi ý kiến trao đổi và thư hỏi về chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay do Anh Phó phụ trách, xin bạn đọc vui lòng gửi về:

Chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay, Báo Pháp Luật TP.HCM

34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM

Fax: 39914663;

E-mail: ,

[Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 170]

Video liên quan

Chủ Đề