Huyện Tân Hồng Tỉnh Đồng Tháp có bao nhiêu xã

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ  Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của Huyện Tân Hồng. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

1. Giới thiệu về huyện Tân Hồng

Vị trí địa lý

Huyện Tân Hồng có vị trí địa lý:

  • Phía đông tiếp giáp với tỉnh Long An
  • Phía tây tiếp giáp với thành phố Hồng Ngự
  • Phía nam tiếp giáp với huyện Tam Nông
  • Phía bắc tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia.

Diện tích, dân số

Huyện Tân Hồng có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 311 km² và dân số khoảng 75.456 người [2019], trong đố thành thị có 9.003 người [12%], nông thôn có 66.453 người [88%]. Mật độ dân số đạt khoảng 243 người/km².

Địa hình

Địa hình của huyện Tân Hồng chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, với độ cao trung bình chỉ khoảng 1-2 mét so với mực nước biển. Vùng đất này có tính chất phù sa, đất mềm, rất thích hợp cho nông nghiệp. Trong địa hình huyện Tân Hồng, có một số dòng kênh và sông nhỏ chảy qua, góp phần tạo nên hệ thống đường thủy thuận tiện cho giao thông và phát triển kinh tế.

Kinh tế 

Kinh tế của huyện Tân Hồng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các sản phẩm chính bao gồm lúa, cây mía, cây lạc, đậu phụng và các loại rau củ quả.

Ngoài ra, huyện Tân Hồng cũng có một số khu công nghiệp nhỏ, với các ngành sản xuất chính là chế biến thực phẩm, may mặc, điện tử, cơ khí và gỗ.

Tuy nhiên, kinh tế của huyện Tân Hồng vẫn còn nhiều hạn chế và đang trong quá trình phát triển. Các cơ quan chức năng địa phương đang nỗ lực để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

2. Bản đồ hành chính huyện Tân Hồng

Huyện Tân Hồng có 9 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 8 xã.

  • Thị trấn Sa Rài [huyện lỵ], Xã An Phước, Xã Bình Phú, Xã Tân Công Chí, Xã Tân Hộ Cơ, Xã Tân Phước, Xã Tân Thành A, Xã Tân Thành B, Xã Thông Bình.

Bản đồ hành chính huyện Tân Hồng

3. Bản đồ giao thông huyện Tân Hồng

Bản đồ giao thông huyện Tân Hồng

Quy hoạch giao thông huyện Tân Hồng

Quy hoạch giao thông đường thủy, gồm có các kênh: Phía Bắc giáp Biên giới Campuchia có sông Sở Hạ, phía Tây có Kinh Thống Nhất [giáp ranh huyện Hồng Ngự], phía Nam có Kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng, Phía đông có Kinh Cái Cái; ngoài ra còn có các kênh như Kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Sa Rài tạo thành hệ thống giao thông thủy thuận tiên cho việc giao lưu và phát triển kinh tế với các Huyện phía Nam của tỉnh và với các huyện Tân Hưng, Vĩnh hưng, Mộc Hóa của tỉnh Long An.

Quy hoạch giao thông đường bộ, gồm có các tuyến đường: Quốc lộ 30 [điểm đầu tại xã An Thái Trung thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, đi qua các huyện Cao Lãnh, TP Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, huyện Hồng Ngự và kết thúc tại cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà; ĐT 842, ĐT843… Hệ thống giao thông nông thôn của huyện khá hoàn chỉnh. Nếu từ Tân Hồng đi TP Hồ Chí Minh, bạn sẽ đi theo đường ĐT 842, đi qua huyện Tân Hưng thuộc tỉnh Long An, sau đó theo Quốc lộ 62, bạn sẽ đi qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh rồi đến Thành phố Tân An, ra Quốc lộ N1, tiến thẳng đi TP Hồ Chí Minh, với toàn bộ quãng đường dài 180Km, nếu đi theo Quốc lộ 30, quãng đường phải đi là 230km.

4. Bản đồ vệ tinh huyện Tân Hồng

Bản đồ vệ tinh huyện Tân Hồng

5. Bản đồ quy hoạch huyện Tân Hồng

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 29/12/2022, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 336/QĐ-UBND và các biểu kèm theo về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Tên gọi Tân Hồng gợi chúng ta nhớ 9 năm kháng chiến chống Pháp. Hồng Ngự [bao gồm Tân Hồng] ghép với Tân Châu thành huyện Tân Hồng, thuộc tỉnh Long Châu Sa được thành lập vào tháng 6 năm 1951.

Huyện Tân Hồng hiện nay, tương đương với vùng 4 [vùng Tứ Tân] tức vùng sâu Đồng Tháp Mười, vùng biên giới phía bắc của huyện Hồng Ngự cũ, dân cư thưa thớt. Đất đai bị nhiễm phèn nặng, thích hợp cho phát triển cây lúa mùa nổi, đồng cỏ tự nhiên và một phần cây công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày. Giao thông chủ yếu bằng đường thủy, mạng lưới giáo dục, y tế rất eo hẹp; đời sống kinh tế- văn hóa của nhân dân còn thấp .

Năm 1989 huyện Tân Hồng chính thức được thành lập, tách ra từ huyện Hồng Ngự. Với 5 xã: Tân Công Chí, Tân Hộ Cơ, Thông Bình, Tân Thành, An Phước; 5 nông trường quốc doanh và một phần phía Đông xã Bình Thạnh… điều chỉnh thành 8 xã và một thị trấn: Tân Công Chí, Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình, Tân Thành A, Tân Thành B, An Phước, Tân Phước và thị trấn Sa Rài.

Diện tích tự nhiên 311km2 [diện tích canh tác 25.345 ha], dân số 80.832 người. Mật độ 260 người/km2

– Đông giáp tỉnh Long An

– Tây giáp huyện Hồng Ngự [kinh Thống Nhất]

– Nam giáp huyện Tam Nông.

– Bắc giáp Campuchia với đường biên giới chung 19 km.

Đây là vùng tiếp giáp giữa hai loại đất phù sa cổ và phù sa mới. Thế đết thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Trong đó có nhiều giồng cao xuất hiện với độ cao từ 3,5 – 4,3m.

Có thể gọi Tân Hồng là xứ gò. Huyện lỵ đóng ngay trên gò Sa Rài, một gò lớn và trở thành tên chung trong vùng. Gò nổng liền khoảnh phân bố hai chuỗi đông, tây kinh Sa Rài [bưng Sa Rài cũ] chạy suốt từ sông Sở Hạ xuống kinh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng. Nếu chận hai đầu bưng Sa Rài sẽ trở thành hồ chứa nước, còn lại rải rác các gò ở phía nam sông Sở Hạ.

 Tân Hồng vừa là huyện biên giới vừa là huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười: cư dân tại chỗ đa số nghèo vì qua nhiều thời kỳ chiến tranh. Tập quán làm ăn nhàn rỗi từ lâu đời [cây lúa sạ và con cá thiên nhiên], dẫn đến thiếu kinh nghiệm làm lúa 2 vụ.

Các tuyến kinh mới cư dân thưa thớt, thiếu lao động. Hầu hết dân các nơi đến sản xuất vào thời vụ rồi về, chỉ còn số dân nghèo cất chòi, trại lập nghiệp. Nền sản xuất chưa ổn định và hình thành 3 vùng :

– Đất chuyển vụ vừa xong,

– Đất phèn còn hoang hóa,

– Đất phù sa cổ.

Nguồn thu ngân sách chính là thuế nông nghiệp [trước 1989, các xã vùng này còn phải bao cấp]. Cơ sở vật chất không đáng kể, chủ yếu có thủy lợi tạo nguồn. Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng.

Từ khi tách huyện [1989], Tân Hồng đã chú ý đến các mặt then chốt:

– Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 8,63%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 5,24 triệu đồng [gấp 1,41 lần so với năm 2000].

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực I xuống còn 59%/năm; khu vực II tăng lên 3,31%/năm; khu vực III tăng lên 14,1%/năm.Thế mạnh của huyện là cây lúa, từ đó huyện tập trung lãnh chỉ đạo khai hoang, phục hóa, chuyển vụ, tăng vụ; có chủ trương thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dịch vụ làm đường nước nội đồng, cung ứng vật tư, làm bờ bao… đã có tác động tích cực  đến việc phát triển sản xuất. Cụ thể: Diện tích gieo trồng hàng năm tăng bình quân 3.000 – 4.000 ha; chuyển xong 6.000 ha lúa sóc – lúa mùa [1993]; khai hoang 2.100 ha và phục hóa 2.500 ha [1995]. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2005 là 47.510 ha [tăng 4.200ha so với năm 2000], đáng chú ý là diện tích lúa 3 vụ và diện tích lúa chất lượng cao tăng lên; sản lượng đạt 280.013 tấn, nâng lương thực bình quân đầu người lên 3464kg.

– Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 1200 ha [năm1995 chỉ có trên 100 ha], bao gồm mè, bắp lai, dưa hấu, kiệu, mía, nấm rơm… chủ yếu là rau muống lấy hạt, khoai lang và các loại đậu.

– Chăn nuôi: Trâu, bò, heo, gà, vịt, tôm đăng quầng… Đàn trâu chựng lại do đồng cỏ bị thu hẹp và cơ giới đang thay thế dần. Gần đây cá bè, cá hầm [bống tượng, cá lóc]… phát triển mạnh. Cụ thể, trâu: 546 con, bò: 10.000 con [gấp 10 lần năm 2000], heo: 40.000 con [gấp 2,6 lần năm 2000], thuỷ sản: 8.272 tấn [gần gấp 2 lần năm 2000].

 – Việc trồng cây tập trung ở biên giới được chú ý và có kết quả, nhưng diện tích còn ít. Những năm lũ liên tiếp [1991,1994,1995,1996 và 2000] làm thiệt hại trên 60% [phải trồng lại]. Đến năm 2005 có 40 ha rừng tập trung và.11 triệu cây phân tán ở tuyến lộ, tuyến kinh.

– Tiểu thủ công nghiệp: có 605 cơ sở [tăng 112 cơ sở so với năm 2000], giải quyết việc làm cho 1.520 lao động. Một số ngành nghề truyền thống được khôi phục như: nghề làm khô, mắm, bánh đa, mộc gia dụng… Đồng thời, một số nghề mới được hình thành: dệt chiếu, đan thảm lục bình, thắt võng, thêu rua…

 – Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Đổi mới bộ mặt nông thôn và bộ mặt biên giới quốc gia như đào kinh kết hợp với giao thông và gắn liền với bố trí cư dân, kéo điện, phát triển thông tin liên lạc. Nhiều công trình quan trọng như: hoàn thành 29 cụm, tuyến dân cư [đã bố trí được 5.304 hộ/5.525 nền, đạt 96% kế hoạch];dự án sông Sở Hạ, cửa khẩu Dinh Bà; dự án kinh tế-quốc phòng; kiên cố hoá trường, lớp, giao thông nông thôn…Có 7/9 xã đi lại bằng xe 4 bánh trong mùa khô, xe 2 bánh đi đến các xã, ấp. Với 8/9 xã có lưới điện quốc gia kéo đến phục vụ cho việc sản xuất và sinh hoạt. Thông tin bảo đảm liên lạc từ huyện đến xã và phát triển ra hộ dân [đạt 5,25 máy/1000 dân].

– Thương mại-dịch vụ: Khởi đầu, chủ yếu là phát triển cửa hàng ăn uống, dịch vụ văn hóa…, nay theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân, đồng thời có tính đến việc trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu biên giới quốc gia. Vì vậy, cửa khẩu Dinh Bà được khai thông: các chợ trung tâm huyện, xã được nâng cấp. Đến nay có 3.695 cơ sở kinh doanh [tăng 1.949 cơ sở so với năm 2000].

– Các thành phần kinh tế hợp tác, tổ hợp tác sản xuất tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Toàn huyện có 18 HTX, 183 tổ HTSX, 7 trang trại chăn nuôi và sản xuất lúa.

– Về văn hóa-xã hội:

+ Giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư xây dựng mới [209 phòng học], đắp đường vào trường học nên mùa lũ năm 2004 không có học sinh nghỉ học. Hàng năm, huy động trẻ em vào lớp 1 đạt trên 97%, vào lớp 6 đạt 95% ; tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt từ 67,5% [riêng năm học 2004-2005, đạt 41,27%]; đạt chỉ tiêu xét tuyển vào trung học cơ sở. Tân Hồng được tỉnh công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và duy trì hàng năm; có 2 xã được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và 2 trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được duy trì, chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt, 100% trạm y tế có bác sĩ phục vụ. Đã đưa vào sử dụng thuyền y tế, máy siêu âm, X quang và có nhiều y cụ khác trị giá hàng tỷ đồng.. Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bảo vệ trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ  2,13%[1995] xuống còn 1,18% [2005] và tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 20%.

– Các hoạt động văn hoá-văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phong phú, hình thành nhiều mô hình vui chơi giải trí lành mạnh, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần nhân dân. Năm 2005, có 14% số người tham gia thể dục thường xuyên và có trên 5% số hộ gia đình thể thao. Hàng năm, có trên 80% số hộ và 90%    công sở được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hoá.

 Các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao… rất sôi nổi. Tuy vậy, nhìn chung đời sống văn hóa nông thôn còn thấp, nếp sống văn hóa chuyển biến chậm.

– Chính sách xã hội: Từ năm 2001- 2005, cất được 279 căn nhà tình nghĩa, 559 căn nhà tình thương, xoá 1.976 căn nhà tạm bợ. Tỉ lệ hộ nghèo từ 22,37% [2000] xuống còn 3,05% [2005] và có 3 xã thoát nghèo.

Dạy nghề phổ thông cho hơn 1.800 người, giải quyết việc làm cho 1.500 lượt người, xuất khẩu lao động 292 người, đi lao động ngoài huyện trên 1000 lượt người/ năm.

Toàn huyện có trên 80,5% số hộ sử dụng nước sạch và 92,37% số hộ sử dụng nước sinh hoạt.

Từ đặc điểm tự nhiên và bài học lịch sử để lại, Tân Hồng biết kết hợp các mặt: văn hóa-xã hội, kinh tế-quốc phòng…để trở thành huyện mạnh toàn diện ở tuyến đầu của tỉnh Đồng Tháp.

– Huyện có một số nhân vật – di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh:

Trong kháng chiến chống Mỹ có anh hùng Nguyễn Văn Bảnh [xã Tân Thành A].

Xã Tân Hộ Cơ [được thành lập năm 1947] ghép từ chữ Tân Hộ [khu vực dân cư mới] và tên của ông Nguyễn Văn Cơ [người có công mộ dân khai phá đất vùng này].

Xã Tân Công Chí ghép từ chữ Tân [tên đầu của xã gốc Tân Hộ Cơ] ghép với  tên hai chiến sỹ cách mạng trong chống Mỹ là Sáu Tấn Công và Huỳnh Văn Chí [tên thật là Trí]  Tân Hồng có khá nhiều di tích lịch sử và danh thắng, có di tích mang ý nghĩa nhiều mặt. Những nơi tiêu biểu như: Gò Tàu, gò Công-Ét, gò Tám Ấu [với Phước Hưng Tự], gò Chùa [với Phước Thiên Tự], Thủ cũ Thông Bình, miếu Thiên Địa Hội [xã Thông Bình], miếu Ông Cả Huy [xã Tân Thành A], Giồng Thị Đam, sông Sở Hạ, rạch Cái Cỏ, bào Dông, cầu 72 nhịp, v.v…

Tỉnh Đồng Tháp có bao nhiêu xã?

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã.

Thị xã Hồng Ngự có bao nhiêu xã?

Huyện Hồng Ngự gồm thị trấn Hồng Ngự và 15 xã Tân Hội, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Long Thuận, An Bình A, An Bình B, Bình Thạnh, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiền, Long Khánh A, Long Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B.

Tỉnh Đồng Tháp có bao nhiêu huyện?

Đồng Tháp với 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự [mới thành lập vào ngày 30/4/2009] và các huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.

Đồng Tháp có bao nhiêu phương?

Tỉnh Đồng Tháp có 144 đơn vị hành chính, bao gồm 119 Xã, 8 Thị trấn, 17 Phường.

Chủ Đề