Hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế chi nhánh

Bạn đã biết thủ tục đóng mã số thuế chưa? Nếu chưa thì hãy cùng xem ngay những thông tin bổ ích thủ tục đóng mã số thuế nhé!

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại các cơ quan nhà nước. Hôm nay Bách Hóa XANH sẽ hướng dẫn cho bạn thủ tục đóng mã số thuế nhanh, gọn nhất nhé!

1Thủ tục đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế

Đóng mã số thuế [hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế] là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế.

Với các doanh nghiệp muốn giải thể, khi đó trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….

Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế.

2Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo đúng quy định.

Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật. Việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp được quy định tại mục III Công văn 2010/TCT-TVQT 2019 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định về hóa đơn bán hàng.

Hàng quý các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ phải có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Riêng các doanh nghiệp mới thành lập thì phải sử dụng hóa đơn tự in, đặt in.

Bước 2 Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế theo đúng Luật quản lý thuế.

Sau khi doanh nghiệp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho các cơ quan thuế có thẩm quyền. Tiếp đến người nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật quản lý thuế 2019.

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 3 Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế

Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng Pháp luật.

Sau khi hoàn tất quá trình đóng thuế, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế theo đúng khoản 4 điểm a Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính quy định về Hồ sơ đóng mã số thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế phải tùy vào từng đối tượng.

Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác

Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT
  • Giấy chứng nhận đăng đăng ký thuế hoặc các thông báo mã số thuế bản gốc, nếu mất thì phải có các công văn giải trình mất giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Bản sao của các quyết định giải thể, quyết định mở thủ tục phá sản,..
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế [bản gốc]; hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài

Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản thanh lý hợp đồng [nếu có] hoặc văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh

Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế [bản gốc]; hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh [nếu có].

Đối với Doanh nghiệp

  • Hồ sơ của doanh nghiệp để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh như sau. Trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm:
  • Quyết định giải thể;
  • Biên bản họp;
  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Bước 4 Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ giải thể

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đóng mã số thuế thì bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan thuế.

Bước 5 Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ đóng mã số thuế

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ

Sau khi bạn nộp hồ sơ đến cơ quan giải quyết việc đóng mã số thuế thì cơ quan giải quyết thuế sẽ thực hiện các thủ tục nhất định, và công ty bạn cũng phải thực hiện kèm theo các công việc như sau:

  • Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty bạn, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty. Đồng thời chuyển trạng thái của công ty và các đơn vị trực thuộc của công ty về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty.
  • Công ty bạn sẽ có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc.
  • Trường hợp công ty gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo cho công ty bạn, đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Sau khi công ty chấm dứt hoạt động, nếu công ty bạn vẫn tiếp tục hoạt động thì công ty phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới hoặc chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư này. Trường hợp công ty đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.

3Các trường hợp đóng mã số thuế

Các trường hợp và điều kiện đóng mã số thuế.

Đối với doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tổ chức lại doanh nghiệp [chia, tách, sáp nhập, hợp nhất].

Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh

  • Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.
  • Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế [chia, sáp nhập, hợp nhất], chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên một năm và không đăng ký hoạt động trở lại.
  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
  • Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.

Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh

Đối với đơn vị trực thuộc

  • Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.
  • Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân không kinh doanh

Cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây chính là những điều cần lưu ý và thủ tục để đóng mã số thuế cho các đối tượng khác nhau. Nắm rõ những thông tin trên đây để quy trình đóng mã số thuế được diễn ra nhanh chóng nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn.

Đóng mã số thuế cần những thủ tục gì?

Hồ sơ đóng mã số thuế phải tùy vào từng đối tượng. Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT. Giấy chứng nhận đăng đăng ký thuế hoặc các thông báo mã số thuế bản gốc, nếu mất thì phải có các công văn giải trình mất giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Đóng cửa mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế được hiểu là mã số thuế của doanh nghiệp trên chi cục thuế ở trong tình trạng đóng hoặc tạm ngừng. Đây được coi là một trong những thủ tục quan trọng để doanh nghiệp giải thể và không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.

Đóng mã số thuế trong bao lâu?

Người nộp thuế phải hủy mã số thuế cá nhân trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.

Muốn giải thể chi nhánh phải làm sao?

Quy trình giải thể chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm 4 bước sau:.

Bước 1. Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia..

Bước 2. Xin công văn xác nhận không nợ thuế tại Cơ quan hải quan..

Bước 3. Làm thủ tục đóng mã số thuế tại Cơ quan thuế.

Bước 4: Trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan Công an..

Chủ Đề