Hướng dẫn thay túi hậu môn nhân tạo

Hậu môn nhân tạo là gì?

Hậu môn nhân tạo là một chỗ mở ở ruột non hoặc ruột già trên thành bụng để phân di chuyển trong lòng ruột qua vị trí mở này và thoát ra ngoài vào một túi gắn ở thành bụng.

Vì sao phải đặt hậu môn nhân tạo?

Hậu môn nhân tạo được mở tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người bệnh sau cắt khối u hậu môn hay toàn bộ hậu môn hoặc có bệnh lý rò trực tràng- âm đạo, rò trực tràng- bàng quang, chấn thương.

Người bệnh thường lo lắng, ngại giao tiếp, sợ bị xa lánh vì hậu môn nhân tạo gây bất tiện trong sinh hoạt, vận động và dễ tạo mùi khó chịu. 

Chăm sóc hậu môn nhân tạo

Người bệnh mang một túi chứa đặt trên bụng, quanh miệng hậu môn nhân tạo.

Khí và chất thải sẽ thoát ra túi chứa trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Người bệnh có thể xuất viện sau 2-7 ngày.

Điều dưỡng sẽ tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà:

  • Cách chăm sóc, thay bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo

Trang bị: Gạc mềm, nước muối sinh lý, khăn bông sạch, mềm, khô, túi chứa, xà phòng rửa tay...

  • Cách chọn túi chứa phù hợp
  • Cách đo và dán túi chứa
  • Chăm sóc vùng da xung quanh miệng hậu môn nhân tạo bằng cách sạch da này với nước ấm rồi dùng khăn khô lau nhẹ
  • Hướng dẫn kỹ thuật “thụt tháo” khi bị bón
  • Cách vệ sinh cá nhân khi mang túi

Chế độ ăn uống

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Nhai kỹ thức ăn
  • Ăn điều độ, chậm rãi, ăn thực phẩm giàu muối và kali
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bắt đầu ăn một lượng nhỏ đối với các loại thức ăn có nhiều chất xơ và nên nhai kỹ

Lưu ý: Nếu loại thức ăn nào đó khiến người bệnh khó chịu, tạm ngưng trong vài tuần và thử lại sau.

Xì hơi và mùi là hiện tượng tự nhiên. Nếu lượng hơi thoát ra tăng bất thường , hãy kiểm tra thức ăn

Tăng cường chất lượng sống cho người bệnh

Người mang hậu môn nhân tạo có thể tắm rửa bình thường khi được sự đồng ý của bác sĩ

Nên chọn xà phòng trung tính, không để nước hay xà phòng chảy vào hoặc gây tổn thương hậu môn nhân tạo. Không dùng xà phòng, sữa tắm chất dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da xung quanh vùng da có hậu môn nhân tạo.

Người có mang túi hậu môn nhân tạo có thể:

  • Làm việc
  • Chơi thể thao và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, khiêu vũ…
  • Tránh khuân vác nặng

Túi chứa có thiết kế phẳng, ôm sát cơ thể và có thể được giữ bên trong hoặc bên ngoài trang phục lót mà ít gây chú ý cho người khác.

Lưu ý khi đi du lịch

  • Mang theo đủ lượng túi hậu môn nhân tạo cần dùng và để trong hành lý xách tai để tránh thất lạc
  • Bảo quản túi ở nơi khô, tránh để trong cốp xe hoặc nơi nóng, bí

Cải tiến có ích cho người bệnh:

  • Nhiều loại túi chứa có màng xả khí và lọc mùi với than hoạt tính, tránh hiện tượng túi bị phồng lên khi đầy khí
  • Keo làm đầy khoảng hở xung quanh hậu môn nhân tạo giúp chống rò rỉ túi chứa
  • Bột hút ẩm và chống kích ứng vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo
  • Vòng chống loét hay vòng chống loét lồi tròn

Nên: + Thay hoặc xả túi hậu môn nhân tạo khi phân đầy 2/3 túi

         + Thay túi mỗi 3 -7 ngày, tùy loại túi

Người bệnh cần tránh:

  • Thức ăn cứng,thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Vận động mạnh
  • Nâng các vật nặng quá sức
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Thông báo cho bác sĩ khi có các biến chứng

  • Chảy máu
  • Hậu môn nhân tạo tụt vào trong
  • Viêm loét vùng da quanh hậu môn nhân tạo
  • Sa hậu môn nhân tạo
  • Phát hiện biến chứng khác: Thoát vị, áp xe quanh hậu môn nhân tạo, hẹp lỗ hậu môn nhân tạo, tắc ruột, hoại tử…

Người bệnh nên

  • Tái khám theo lịch hẹn
  • Tìm hiểu kỹ thuật tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ, ít chất béo, nhiều đạm, vitamin và khoáng chấ

Tổng đài chăm sóc khách hàng: 19007123

Email:

Khoa Ngoại Tiêu hóa

Hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn túi hậu môn nhân tạo tốt nhất với đặc điểm HMNT và lối sống của mỗi cá nhân. 

Nhìn chung một hệ thống túi hậu môn nhân tạo tốt nên:

  • An toàn, được kẹp chắc chắn chống rò rỉ trong vòng 3 ngày
  • Có thể khử mùi
  • Bảo vệ vùng da xung quanh HMNT
  • Nằm sát vào da, không cộm lên dưới lớp quần áo
  • Dễ dàng đeo vào và cởi ra
  • Có thể tắm trong khi vẫn đeo túi

Tôi nên chọn túi hậu môn nhân tạo như thế nào cho phù hợp?

Quyết định lựa chọn loại túi HMNT nào tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.

Khi bạn dùng thử hệ thống túi đầu tiên của mình, tốt nhất là nói chuyện với một y tá hoặc một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cần có một người có chuyên môn để có thể giúp bạn bắt đầu với thiết bị này và học cách sử dụng HMNT.

Ngay cả với sự giúp đỡ, bạn có thể phải thử các loại HMNT của các nhãn hiệu khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất với mình.

Có rất nhiều điều để cân nhắc khi quyết định hệ thống túi HMNT nào là tốt nhất cho bạn.

Đặc điểm HMNT của bạn

  • Chiều dài của HMNT,
  • Độ săn chắc và hình dạng bụng,
  • Vị trí của HMNT
  • Sẹo và nếp gấp gần cuống,
  • Chiều cao và cân nặng của bạn

Lối sống của bạn

  • Đối với những người có lối sống năng động, những người thích sự kín đáo và an toàn cao thì những chiếc túi sát da kín hoặc túi cỡ nhỏ sẽ là một lựa chọn tốt. Họ cũng sẽ cần chất kết dính của túi thải có khả năng chống thấm mạnh.
  • Trong những ngày thân mật, túi cỡ nhỏ và túi sát da sẽ phù hợp nhất.
  • Đối với những người có xu hướng ra mồ hôi nhiều, mối lo ngại về mùi có thể cao. Để tránh các tình huống lúng túng, hãy sử dụng túi thải có bộ lọc để khử tất cả các loại mùi, hoặc xịt chất khử mùi.
  • Trẻ em cần sử dụng túi HMNT dành cho trẻ em, được tạo ra để phù hợp cho làn da mỏng manh và lối sống ưa vận động của trẻ. Ngoài ra còn có các loại đế và túi thải dành cho những trường hợp mới phẫu thuật xong.

Bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo [HMNT]

Hiện nay có hai bộ túi HMNT như sau:

  • Bộ túi HMNT một mảnh có cả túi và đế gắn liền với nhau trong cùng một đơn vị. Khi túi được gỡ bỏ, thì cũng phải gỡ cả đế.
  • Bộ túi HMNT hai mảnh gồm có hai phần tách biệt là túi thải và đế. Khi túi được tháo ra, đế vẫn có thể giữ lại.

Việc lựa chọn loại 1 mảnh hay 2 mảnh là tùy vào nhu cầu của người dùng hoặc vị trí của hậu môn nhân tạo. 

Các bộ phận của bộ túi HMNT

Bộ túi HMNT có hai bộ phận là một túi thải để đựng chất thải thoát ra từ HMNT và một đế HMNT để bảo vệ vùng da xung quanh. Bên cạnh hai bộ phận này thì có thể có các vật tư khác như dụng cụ đo đế, kẹp túi, bộ lọc khí.

Một túi thải, được thiết kế để thu thập phân hoặc nước tiểu thải ra từ lỗ mở. Nó thường được làm từ nhựa và được sản xuất với nhiều quy cách khác nhau.

Đế bảo vệ da là thiết bị cố định vào vùng da xung quanh HMNT và để gắn túi thải. Đế được dính vào da nhu động và có một khớp khít xung quanh HMNT để đảm bảo không bị rò rỉ.

Bộ lọc khí: Nếu chất thải có nhiều khí, bạn có thể sử dụng túi thải có bộ lọc khí, giúp thải khí ra ngoài, nhưng ngăn mùi hôi lại, và tránh cho túi bị phồng lên. Bạn không cần phải xả khí. Bộ lọc không bị thấm nước, vì vậy bạn có thể tắm rửa thoải mái khi mang túi. 

Túi và đế hậu môn nhân tạo có nhiều kiểu dáng và kích cỡ. Chúng cũng được làm từ vật liệu và có chi phí khác nhau. Bạn có thể tùy ý lựa chọn loại tốt nhất cho tình trạng và lối sống của bạn.

Các loại túi HMNT

Các loại đế HMNT

Túi có thể xả: túi có một lỗ mở ở một đầu được đóng kín bằng kẹp và có thể dễ dàng mở ra để xả thải.

Loại tự cắt [cut-to-fit]: Người dùng có thể tự cắt đế sao cho phù hợp với hình dạng và kích thước HMNT của mình.

Túi kín: là túi dùng một lần, không thể xả thải ra mà phải được tháo bỏ khi đầy.

Loại cắt sẵn: Đế của túi có một lỗ đã được cắt sẵn để phù hợp với HMNT.

Túi niệu tiết niệu: chỉ dành cho những người đã phẫu thuật tiết niệu. Được trang bị một van để thoát nước tiểu.

Loại có thể tạo khuôn: đế mềm dẻo được thiết kế để tạo khuôn xung quanh và có thể vừa khít với bất cứ hình dạng HMNT nào, do đó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị rò rỉ.

Loại túi mờ: dành cho người dùng muốn tùy ý và không muốn xem bên trong túi.

Loại đế phẳng: Phần đế của bộ túi này nằm phẳng trên HMNT.

Loại túi trong phù hợp với người muốn theo dõi đầu ra, đặc biệt là trong thời gian mới phẫu thuật [ít nhất trong 2 tháng đầu] để có thể theo dõi diễn tiến vết mổ.

Loại đế lồi: bộ túi lồi có phần đế có hình dạng nhô ra ở trung tâm, do đó cho phép túi vừa khít với một HMNT có hình dạng không đều.

Hướng dẫn cách chọn bộ chăm sóc Hậu môn nhân tạo

Tại sao tôi nên lựa chọn bộ túi HMNT một mảnh?

Hệ thống túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh có phần túi thải và đế gắn liền với nhau thành một đơn vị. Hệ thống túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh có các loại và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn từ nhiều sản phẩm có sẵn là không dễ dàng. Điều quan trọng là phải hiểu được cơ thể bạn cũng như các tính năng và đặc điểm khác nhau của từng sản phẩm để lựa chọn cho phù hợp.

Lợi ích bộ túi hậu môn nhân tạo một mảnh là gì?

Nhiều người dùng thích sử dụng bộ túi hậu môn nhân tạo một mảnh vì:

  • Dễ sử dụng và linh hoạt hơn
  • Đeo vào và tháo ra nhanh hơn
  • Ít nhìn thấy dưới quần áo do đó kín đáo và cấu tạo nhỏ gọn hơn
  • Dính vào da chặt chẽ hơn
  • Cảm thấy an toàn hơn mà không có nguy cơ túi bị lỏng ra
  • Chi phí thấp hơn một bộ túi hai mảnh

Nhược điểm của bộ túi HMNT một mảnh là gì?

  • Khi túi thải của bộ túi một mảnh đã đầy và cần phải thay đổi, thì cả túi và đế phải được tháo ra thay vì chỉ cần tháo túi. Tháo bỏ và đeo lại nhiều lần bộ túi một mảnh có thể dẫn đến kích ứng da và loét da.
  • Người dùng nên lưu ý không thay bộ túi một mảnh hàng ngày để tránh nguy cơ bị viêm, loét da.

Ai nên sử dụng bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo một mảnh?

Bộ túi HMNT một mảnh do không có vòng gắn nên rất dễ dàng gấp và duỗi theo thành bụng. Vì vậy thường được dùng trong các trường hợp sau:

  • Nếp nhăn da, nếp gấp ở bụng quá sâu
  • Ở các vị trí co gấp bụng nhiều
  • Thoát vị xung quanh HMNT

Một lợi thế bổ sung của bộ túi HMNT một mảnh là chúng dễ che giấu hơn dưới lớp quần áo vì chúng phẳng hơn và nằm sát vào thành bụng. Do đó, chúng được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị phình hoặc thoát vị gần xương.

Bộ túi 1 mảnh cũng được khuyên dùng cho những người ưa hoạt động và dùng trong các trường hợp vận động mạnh như vận động thể chất vì độ an toàn cao hơn bộ túi hai mảnh.

Tại sao tôi nên lựa chọn bộ túi hậu môn nhân tạo hai mảnh?

Bộ túi hai mảnh gồm hai phần tách rời là túi và phần đế, có sẵn như hai đơn vị riêng biệt. Phần đế phải được cố định vào HMNT trước, sau đó túi thải được gắn vào phần đế dính hoặc phần đế có vành gắn [là vòng khớp nối bằng nhựa]. Bộ túi HMNT 2 mảnh có hai loại:

Bộ túi 2 mảnh đế có vành gắn: Phần túi được gắn/lắp ráp vào phần đế thông qua một vòng khớp nối bằng nhựa. Phần đế túi cố định và dễ sử dụng bởi vì bạn có thể nhìn thấy HMNT ở giữa đế. Bạn có thể dễ dàng thay túi mà không cần phải thay đế.

Bộ túi 2 mảnh đế dính: Phần túi được dính vào đế  bằng một chất kết dính tạo thành một thể thống nhất. Đế rất linh hoạt và nằm sát vào cơ thể so với đế có vành gắn. Bạn có thể dễ dàng thay túi mà không cần phải thay đế.

Lợi ích của bộ túi HMNT hai mảnh là gì?

  • Hệ túi hai mảnh khá linh hoạt, phần đế được tách rời khỏi túi, do đó có thể dễ dàng tháo túi ra rồi lại gắn lại thường xuyên mà không cần tháo phần đế ra. Phần đế không cần phải tháo bỏ hàng ngày, do đó giúp bảo vệ da khỏi bị kích ứng liên tục.
  • Bởi vì hai bộ phận có thể mua riêng lẻ, người dùng có nhiều lựa chọn đối với cả phần túi và phần đế. Ưu điểm của hệ thống này là bạn có thể chọn nhiều loại túi có kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của mình. 
  • Hơn nữa, phần đế chỉ cần thay 2-4 ngày/lần. Điều này bảo vệ da khỏi kích ứng liên tục. Nếu bạn có một làn da nhạy cảm và mỏng manh, thì một bộ túi hai mảnh sẽ thuận tiện vì chỉ cần tháo túi ra để làm trống. Trong khi với bộ túi một mảnh, toàn bộ túi phải được tháo bỏ có nghĩa là có ma sát liên tục với da, dễ gây kích ứng da
  • Thay đổi túi nhanh chóng và dễ dàng. Một túi mới có thể được gắn vào và túi cũ được gỡ bỏ nhanh chóng và dễ dàng. Điều này là hoàn hảo để vận động, tiệc tùng, hoặc bất cứ khi nào bạn vắng nhà. Nếu bạn cần phải tháo túi ra thường xuyên vì túi nhanh đầy, thì một bộ túi hai mảnh sẽ thuận tiện hơn vì chỉ có thể tháo túi ra, để ráo nước và sau đó gắn lại.

Nhược điểm của bộ túi HMNT hai mảnh là gì?

  • Bộ túi hai mảnh có giá cao hơn một bộ túi một mảnh
  • Bộ túi hai mảnh khó giữ kín đáo. Nó cồng kềnh dưới lớp quần áo và có thể nhìn thấy nếu mặc quần áo bó sát.
  • Ít cảm giác an toàn hơn: Vì bộ túi hai mảnh có các bộ phận riêng biệt, người đeo luôn lo lắng túi thoát vị ra khỏi đế và do đó, có ít cảm giác an toàn hơn.
  • Và nếu bị rò rỉ và chất thải lắng xuống phía sau đế thì người dùng khó có thể phát hiện ra ngay lập tức. Họ sẽ chỉ có thể phát hiện ra khi thay đế. Điều này làm tăng nguy cơ kích ứng da và nhiễm trùng.

Ai nên sử dụng bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo hai mảnh?

Nếu bạn có một làn da nhạy cảm và mỏng manh, thì một bộ túi hai mảnh sẽ thuận tiện vì chỉ cần tháo túi ra để xả thải. Trong khi với bộ túi một mảnh, toàn bộ túi phải được tháo bỏ có nghĩa là có ma sát liên tục với da, dễ gây kích ứng da.

Nếu có nhiều chất thải và bạn cần phải tháo túi ra thường xuyên, thì một bộ túi hai mảnh sẽ thuận tiện hơn vì chỉ có thể tháo túi ra, để ráo nước và sau đó gắn lại.

>> Xem thêm Hướng dẫn sử dụng bộ túi hậu môn nhân tạo đúng cách

Cách chọn loại đế bằng và đế lồi như thế nào?

Thông thường, trước tiên bệnh nhân sẽ dùng loại đế bằng hoặc loại một mảnh trong việc chăm sóc HMNT sau phẫu thuật

Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải dùng đế lồi, đó là:

  • HMNT quá bằng phẳng hoặc bị thụt vào trong, bị nghiêng hoặc bít đầu.
  • Vùng da xung quanh HMNT không được bằng phẳng như da nhăn do cơ thành bụng nhão, có sẹo, có nếp nhăn.
  • Hoặc khi bạn sử dụng đế bằng bị thất bại như dễ bị rò rỉ, thời gian sử dụng ngắn.

Chú ý:

Nếu đế lồi có tạo áp lực âm thì không được dùng trong các trường hợp sau:

  • Ngay sau khi phẫu thuật
  • Thoát vị xung quanh HMNT
  • Tăng tuần hoàn bàng hệ
  • Da xung quanh HMNT đang bị nhiễm xạ
  • Thành bụng quá cứng
  • Nếp nhăn da, nếp gấp ở bụng quá sâu

Cách chọn các sản phẩm hỗ trợ như thế nào?

Bên cạnh bộ túi, có một số các sản phẩm giúp giảm bớt và hỗ trợ hoạt động của bộ túi hiệu quả và an toàn hơn.

Sản phẩm dược sỹ gợi ý

#1 Vòng chống loét

Vòng chống loét được sử dụng trên vùng da bị tổn thương, tùy vào kích thước vùng da bị tổn thương và hình dạng HMNT để chọn loại và ích thước vòng. Thời gian sử dụng trung bình 3-5 ngày, tối đa là 7 ngày.

Vòng chống loét bằng sử dụng cho HMNT có hình dạng phẳng

Vòng chống loét lồi tròn được dùng cho những HMNT bị thụt vào trong có hình tròn

Vòng chống loét lồi ô-van ược dùng cho những HMNT bị thụt vào trong có hình ô-van. 

Trong các trường hợp bệnh nhân không thể dùng đế lồi có áp lực âm, thì có thể tạo ra đế lồi không có áp lực, bằng cách dùng vòng chống loét lồi tròn hay ô-van dán lên đế bằng.

#2 Bột hút ẩm - chống loét

Bột được dùng để hút ẩm trên vùng da bị tổn thương, giúp làm khô và giữ độ pH như da.

Cách dùng: rắc bột vào nơi có vùng da bị tổn thương, phủi sạch lớp bột dư thừa, sau đó dán đế vào. Ngưng sử dụng khi da đã lành.

#3 Kem chống rò rỉ

Là chất bột nhão, không phải là keo dán. Thường được sử dụng xung quanh HMNT để tránh rò rỉ. Hoặc sử dụng để lấp đầy những khoảng trống, kẽ hở trên da. 

Cách dùng: cho một vòng kem xung quanh rìa trong của đế bảo vệ, chờ 1-2 phút để chất cồn trong kem bay hơi, sau đó dán vào HMNT. Lưu ý: chất cồn trong kem có thể gây cảm giác nóng rát tại các vùng da bị tổn thương.

#4 Đai đeo HMNT [dây nịt]

Đai đeo có thể làm tăng thời gian sử dụng đế dán, tạo cảm giác chắc chắn, tự tin, an toàn khi vận động.

Ngoài ra đai đeo còn làm tăng tạo áp lực của đế lồi.

Cách dùng: đai nên được đeo ngang bằng với HMNT và đeo vừa khít.

>> Xem thêm Hướng dẫn sử dụng bộ túi hậu môn nhân tạo đúng cách

Mua bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo trực tuyến ở đâu?

Tại ChinhAn.Net, chúng tôi cung cấp một loạt các sản phẩm và phụ kiện HMNT như các loại bộ túi MNT một mảnh và hai mảnh, đai đeo HMNT, bột làm đầy, bột hút ẩm-chống loét, dung dịch bôi trơn khử mùi, kẹp túi, vv từ nhà sản xuất hàng đầu như Coloplast, Convatec, Hollister, v.v.

Hãy xem và chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. 

Video liên quan

Chủ Đề