Hướng dẫn sử dụng vốn sự nghiệp năm 2024

Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 [sau đây viết tắt là Chương trình];

Đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này;

Đối với các hoạt động, dự án thuộc Chương trình có lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác được áp dụng quy định tại Thông tư này theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP [trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này]. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương để cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg , Quyết định số 880/QĐ-TTg , Điều 12 và Điều 13 Mục II Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg;

Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình.

Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương tối đa bằng 40 triệu đồng/hộ gia đình đối với xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ gia đình đối với sửa chữa nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 02/2022/QĐ-TTg.

Theo đó, Căn cứ danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thanh toán như sau:

Thứ nhất, đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở.

Thứ hai, đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; 30% còn lại giải ngân sau khi hộ gia đình hoàn thnahf công trình sửa chữa nhà ở.

Ông Đỗ Hồng Long [Quảng Ngãi] công tác tại Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương như sau:

Về cấp vốn hỗ trợ cho các đơn vị: UBND huyện quyết định đầu tư 1 nhà xe của Bệnh viện đa khoa huyện; Chủ đầu tư là Bệnh viện Đa khoa huyện; UBND huyện phê duyệt đầu tư khoảng 100 triệu đồng; Bệnh viện đa khoa huyện mở mã số dự án đầu tư tại Sở Tài chính. Hiện nay UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành với số tiền 99,4 triệu đồng. Bệnh viện Đa khoa huyện là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế tỉnh quản lý từ kinh phí đến biên chế con người.

Ông Long hỏi, Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện cấp vốn thanh toán cho công trình này như thế nào?

Về cấp vốn sự nghiệp giáo dục có tính chất đầu tư: UBND huyện trích nguồn vốn sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2016 để đầu tư thêm một số hạng mục của Trường Mầm non nhằm hoàn thiện để đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 gồm xây nhà bếp ăn, khu thể chất… tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng [vốn này trích từ tổng vốn sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2016 là 120 tỷ đồng]. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện. Công trình thực hiện đầy đủ quy định như phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Đấu thầu; Phiếu giá; Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành với tổng giá trị 2,364 triệu đồng.

Vậy, Công trình này có phải mở mã số dự án đầu tư không? Do đây là vốn sự nghiệp giáo dục có tính chất đầu tư. Nếu mở hoặc không mở mã số dự án đầu tư thì văn bản nào quy định? Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp vốn cho công trình này như thế nào? Cấp vốn qua mã số dự án đầu tư công trình hay cấp bằng dự toán cho Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện?

Về vấn đề này, Kho bạc Nhà nước có ý kiến như sau:

Theo nội dung ông Long nêu, dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cấp huyện thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên việc thực hiện, quản lý, thanh toán vốn đầu tư cho dự án thực hiện theo quy định tại các Thông tư nêu trên.

Dự án nguồn vốn sự nghiệp không được cấp mã quan hệ ngân sách

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã đơn vị có quan hệ ngân sách thì dự án đầu tư [dự án] được cấp mã quan hệ ngân sách là các dự án nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn đối ứng cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] được Nhà nước giao hàng năm. Kế hoạch vốn đầu tư bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư.

Dự án ông Long nêu thuộc nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nên không phải các dự án đầu tư nằm trong kế hoạch vốn đầu tư, không thuộc đối tượng cấp mã quan hệ ngân sách.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 của Bộ Tài chính quy định: "Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định tại Khoản 1.1 Điều này là các Khoản chi từ nguồn kinh phí thường xuyên, kinh phí sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng Mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định".

Như vậy, nguồn kinh phí sự nghiệp có tính chất đầu tư được cấp trong dự toán chi thường xuyên chung của Trường mầm non, không giao riêng dự toán cho các đơn vị khác thực hiện. Việc UBND huyện giao cho Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện làm chủ đầu tư đối với dự án có nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thì cần xem xét cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định

Chủ Đề