Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhà nước

Phần mềm Quản lý tài sản [MISA QLTS] giúp

Thực hiện các nghiệp vụ: Mua sắm tập trung, đề nghị trang cấp, ghi tăng, thay đổi thông tin, đánh giá lại, khấu hao, hao mòn, điều chuyển, ghi giảm, kiểm kê, bảo dưỡng tài sản,…

Hướng dẫn chế độ quản lý và tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách mới của Nhà nước

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14.

Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Thông tư số 144/2017/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý và tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Những lợi ích mà MISA QLTS đem lại là gì?

  • Công nghệ hiện đại,
    làm việc mọi lúc, mọi nơi

    Được xây dựng theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay – Công nghệ điện toán đám mây, cho phép người dùng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị [máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại,…] qua Internet.

  • Khách hàng không phải đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị. Ngoài ra khách hàng cũng không phải trả chi phí nâng cấp, bảo trì sản phẩm, ngoài khoản phí dịch vụ phần mềm trả theo thời gian sử dụng.

  • Mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị chủ quản và đơn vị

    sử dụng tài sản

    Phần mềm quản lý, lưu trữ dữ liệu tài sản tập trung, giúp cho việc khai thác, cập nhật dữ liệu nhanh chóng, đơn giản, đồng bộ, đạt hiệu quả cao ở đơn vị các cấp có cùng triển khai chương trình.

  • Thương hiệu MISA với hơn 25 năm kinh nghiệm và

    250.000 khách hàng

    Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, cung cấp các phần mềm, MISA đã đạt nhiều thành tích, giải thưởng minh chứng cho chất lượng sản phẩm MISA. Hiện trên cả nước có hơn 250.000 khách hàng đang sử dụng hiệu quả các sản phẩm của MISA.

Theo dự thảo, Phần mềm Quản lý tài sản công [TSC] là phần mềm do Bộ Tài chính xây dựng nhằm ứng dụng dịch vụ tài chính công trực tuyến hỗ trợ Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện: Tin học hóa quá trình báo cáo kê khai TSC tại cơ quan tổ chức, đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước; theo dõi tình hình biến động [tăng, giảm, thay đổi thông tin] về TSC tại các đơn vị; kết xuất báo cáo về TSC; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị… để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC.

Dự thảo cũng quy định cụ thể việc duyệt dữ liệu tài sản trên phần mềm. Theo đó, đối với các tài sản là đất, nhà, xe ô tô, tài sản cố định khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, cán bộ quản trị phần mềm có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu dữ liệu giữa báo cáo kê khai TSC và dữ liệu đã nhập vào phần mềm để thực hiện duyệt dữ liệu.

Đối với tài sản cố định khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản [ngoài đất, nhà, xe ô tô], tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân sau khi cán bộ sử dụng phần mềm nhập liệu thành công thì mọi thông tin về tài sản là số liệu chính thức, không thực hiện duyệt dữ liệu đối với các tài sản này.

Về việc kết nối vào Phần mềm, dự thảo nêu rõ: Các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu kết nối Cơ sở dữ liệu về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý vào Phần mềm Quản lý TSC phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính trên cơ sở văn bản đề nghị của bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh.

Dữ liệu về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được kết nối vào phần mềm là tài sản đã được duyệt. Các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của dữ liệu kết nối.

Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng quy định việc khai thác, sử dụng thông tin trong phần mềm. Theo đó, việc khai thác, sử dụng thông tin trong phần mềm thực hiện theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Bộ Tài chính được khai thác, sử dụng thông tin về TSC tại cơ quan, tổ chức đơn vị; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong phạm vi cả nước trong phần mềm.

Các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị được phân cấp nhập liệu có quyền khai thác, sử dụng thông tin về TSC tại cơ quan, tổ chức đơn vị; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý trong phần mềm.

Thông tin khai thác từ phần mềm được sử dụng để: Phục vụ công tác lập kế hoạch [ngắn hạn, dài hạn], công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo, phân tích dự báo của Chính phủ, của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng TSC, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý [thu hồi, bán, chuyển nhượng, điều chuyển, thanh lý, tiêu huỷ] TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương


Video liên quan

Chủ Đề